Google Tag Manager là một công cụ của Google và được sử dụng rộng rãi dành cho những người làm chiến dịch quảng cáo. Việc sử dụng công cụ này giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi được hiệu suất của website. Từ đó, đưa ra các chiến lược tiếp thị tối ưu và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
Google Tag Manager là công cụ giúp cập nhật và quản lý các thẻ trong website một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Với phương pháp thủ công, khi muốn cài mã của các thẻ tối ưu chuyển đổi, Google Analytics, Google Ads, Facebook Pixel,… thì bạn phải trực tiếp can thiệp vào mã nguồn của website. Việc này sẽ khá khó khăn với những người yếu về technical và có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho trang web.
Lúc này, Google Tag Manager sẽ đóng vai trò như một bên trung gian giúp bạn cài đặt các thẻ cần theo dõi vào trang web mà không cần can thiệp vào mã nguồn.
Google Tag Manager đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý website, các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp:
Ứng dụng Google Tag Manager giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường được hiệu suất hoạt động của website. Theo dõi và đưa ra các chỉ số, chiến dịch tiếp thị một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.
Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng trên website:
Sử dụng thẻ Google Analytic sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến dịch marketing một cách tối ưu. Từ đó, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu.
Thẻ Google AdWords và Facebook Pixel hỗ trợ tăng tỷ lệ chuyển đổi và hỗ trợ Remarketing.
Google Optimize là công cụ giúp các quản trị website thực hiện công việc tối ưu hóa website của doanh nghiệp để tăng tính trải nghiệm của người dùng và gia tăng chuyển đổi.
Google Tag Manager hỗ trợ phân tích người dùng để đưa ra những cải thiện về nội dung trên cửa hàng online chất lượng hơn.
Google Tag Manager sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ các thông tin của người dùng khi họ truy cập vào website.
Bên cạnh những lợi ích về tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp, Google Tag Manager còn có sức ảnh hưởng lớn đến SEO Marketing.
Với thẻ Google Tag Manager, doanh nghiệp sẽ theo dõi và phân tích được hành vi người dùng. Từ đó, thực hiện tối ưu hóa các nội dung trên website như hình ảnh, các element, content, các CTR – Call to action chất lượng hơn. Nhờ vào đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được các chỉ số như thời gian trên trang, tỷ lệ thoát,…
Nhờ vào Google Tag Manager, bạn có thể code các mã chạy Automation. Với những mã chạy này sẽ giúp xây dựng các schema cho bài viết được tối ưu và tiết kiệm thời gian hơn. Bên cạnh đó, Google Tag Manager giúp nén mã code lại để giúp website tải trang nhanh và mượt mà hơn.
Dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Google Tag Manager:
Các bạn truy cập vào đường link “https://tagmanager.google.com”, sau đó nhấn chọn Create Account để tạo tài khoản Google Tag Manager.
Tại phần Add a New Account:
Tick chuột vào ô chấp nhận các điều khoản của Google Tag Manager ở dưới cùng, sau đó nhấn chọn Yes trên cùng góc phải màn hình.
Sau khi chấp nhận điều khoản, giao diện sẽ hiển thị ra 2 đoạn code và hướng dẫn như hình. Để tránh rủi ro cho website, hãy nhờ bộ phần IT hoặc người quản trị website chèn 2 đoạn mã code này vào website.
Có thể gắn 2 đoạn mã code như hướng dẫn trên với điều kiện website có sẵn chỗ để gắn đoạn code đó. Nếu không, bạn cần nhờ IT chèn code vào website.
Lưu ý khi gắn code tracking: Cần gắn đoạn code đầu vào vị trí trên cùng của thẻ <head> và cũng tương tự gắn đoạn code thứ 2 ở vị trí cao nhất của thẻ <body>. Sau khi gắn, cần check lại để kiểm tra code và website của bạn đã hoạt động bình thường.
Để thuận thiện trong việc kiểm tra các mã code theo dõi được gắn vào website, bạn hãy sử dụng extension có tên Tag Assistant (by Google). Bạn có thể tìm kiếm trên cửa hàng trực tuyến Chrome hoặc truy cập vào liên kết này.
Có 2 cách để kiểm tra mã code Google Tag Manager được gắn vào website có đang hoạt động hay chưa:
Cách 1: Kiểm tra bằng Tag Assistant (by Google)
Sau khi cài đặt thành công tiện ích này, bạn truy cập vào website sau đó nhấn vào tiện ích, tại đây sẽ hiển thị tất cả loại mã code có tên Google Tag Manager.
Lưu ý:
Khi một tài khoản Google Tag Manager chưa thêm các biến hoặc thẻ tối ưu, thẻ theo dõi thì nút biểu tượng sẽ hiển thị màu vàng. Còn nếu đã được thêm nút sẽ trở thành màu xanh lá.
Cách 2: Kiểm tra bằng cách xem Preview từ Tag Manager
Đầu tiên, cần mở Tab Manager và tab website, nhấn vào Preview ở góc phải phía trên màn hình. Sau đó, tải lại website sẽ thấy hiển thị phần Preview phía dưới của trang web.
Sau khi hoàn tất việc đăng ký tài khoản Google Tag Manager cho website, tiếp theo là cách triển khai cài đặt một số công cụ tích hợp với Google Tag Manager.
Bước 1: Truy cập vào Google Analytics, sau đó vào Quản trị > Chọn thuộc tính > Cài đặt thuộc tính để lấy ID theo dõi.
Bước 2: Tạo biến để cài đặt Google Analytics
Đăng nhập vào Google Tag Manager, tại menu bạn chọn Biến > Mới. Tại đây bạn click vào Cấu hình biến rồi chọn Cài đặt Google Analytics.
Tại ô ID theo dõi, bạn dán ID vừa lấy được ở Google Analytics và đặt tên cho biến, sau đó nhấn vào Lưu.
Bước 3: Tạo thẻ để kích hoạt Google Analytics
Tại menu bên trái, bạn chọn Thẻ > Mới. Tại ô Cấu hình thẻ, bạn click vào chọn thẻ Google Analytics – Universal Analytics. Trong thẻ này, bạn cần cài đặt như sau:
Tiếp theo, tại ô Trình kích hoạt, bạn click vào chọn All Page, đặt tên cho thẻ và ấn Lưu.
Bước 4: Sau khi hoàn thành tất cả các thiết lập. Tại góc phải của màn hình, bạn click vào Gửi > Xuất bản > Tiếp tục để hoàn tất việc cài đặt Google Analytics.
Bước 1: Lấy mã ID chuyển đổi trên Google Ads
Đầu tiên, bạn truy cập vào Google Ads, vào Công cụ cài đặt > Trình quản lý đối tượng. Trong Trình quản lý đối tượng, bạn vào mục Nguồn đối tượng và nhấp vào THIẾT LẬP THẺ của Thẻ Google Ads.
Tại mục THIẾT LẬP THẺ, bạn cần cài đặt như sau:
Bước 2: Cài đặt thẻ Google Remarketing
Đăng nhập vào tài khoản Google Tag Manager > Thẻ > Mới. Tại đây bạn cần cấu hình như sau:
Bước 3: Sau khi hoàn thành tất cả các thiết lập trên, nhấn chọn Gửi > Xuất Bản > Tiếp tục để xuất bản. Để đảm bảo thẻ đang được hoạt động bình thường, hãy sử dụng tiện ích Tag Assistant (By Google) để tiến hành kiểm tra.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Tag Manager, vào mục Biến > Định cấu hình.
Bước 2: Tick chọn vào tất cả mục của phần Số nhấp chuột và phần Cuộn.
Bước 3: Vào phần Trình kích hoạt > Mới, tại đây bạn đặt tên là “Click Hotline”.
Bước 4: Ở phần Cấu hình trình kích hoạt, chọn Tất cả yếu tố ở phần Nhấp chuột. Tiếp theo, bạn tick vào Một số nhấp chuột và cấu hình 3 ô bên dưới:
Bước 5: Sau khi tạo trình kích hoạt, cần tạo thẻ cho nó tại mục Thẻ của Google Analytic.
Tương tự như Tracking Event: Click Hotline và Button, tại phần trình kích hoạt, chọn Chiều sâu cuộn trong phần Tương tác của người dùng. Sau đó đặt tên trình kích hoạt.
Tại đây, hãy tick vào Chiều sâu cuộn dọc, nhập tỷ lệ phần trăm cần đo và tick chọn Một số trang.
Bên dưới cùng sẽ gồm 3 ô để bạn cấu hình. Thứ tự lần lượt của 3 ô sẽ là:
“Page URL + chứa + Link URL trang web cần đo”
Sau khi hoàn tất cài đặt và xuất bản, hãy truy cập vào Google Analytics để tạo thẻ cho trình kích hoạt này. Nên đo lường đa dạng về tỷ lệ cuộn trang như 10%, 40 – 50% và 90% để có được cách nhìn tổng quan hơn người dùng ở lại như thế nào trên website
Có thể kiểm tra xem Tracking Event của mình đã hoạt động bằng cách truy cập vào lại website, bấm vào hotline hoặc cuộn trang rồi dùng Tag Assistant kiểm tra.
Hạn chế của Google Tag Manager
Bên cạnh những lợi ích mang lại, công cụ này có một vài hạn chế nhất định như:
Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp về Google Tag Manager trong quá trình bạn sử dụng công cụ này.
Ngoài các sản phẩm của Google, Google Tag Manager còn hoạt động tốt với nhiều nền tảng và công cụ khác nhau, bạn có thể gắn code để sử dụng các thẻ như Hotjar, Facebook Pixel, Twitter Universal Tag,…
Hiện tại, Google Tag Manager có 2 gói là Miễn Phí và Trả Phí cho gói Tag Manager 360. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà đưa lựa chọn 1 trong 2 gói sao cho phù hợp. Đối với một doanh nghiệp lớn, có thể cân nhắc sử dụng Tag Manager 360 để sử dụng được đầy đủ tất cả các tính năng.
Để sử dụng Google Tag Manager bạn không cần phải biết về code. Khi thiết lập các thông tin trên Google Tag Manager thì Google sẽ cung cấp cho bạn các đoạn mã để chèn trực tiếp vào website. Tuy nhiên, nếu có hiểu biết cơ bản về code thì sẽ giúp bạn thao tác dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.
Sử dụng công cụ này sẽ làm chậm đi tốc độ tải trang của website. Tuy nhiên, với các lợi ích mà Google Tag Manager mang lại là lớn hơn so với nhược điểm này. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng các plugin để tăng tốc độ tải của website.
Không những không ảnh hưởng tới hiệu quả SEO của website mà còn giúp ích rất nhiều cho các chiến dịch SEO.
Tag Assistant báo màu vàng có 2 trường hợp xảy ra:
Google Tag Manager thu thập thông tin qua các dịch vụ sử dụng, các thẻ được triển khai. Google sử dụng dữ liệu người dùng để duy trì và cải thiện dịch vụ. Họ sẽ không chia sẻ dữ liệu của người dùng với bất cứ sản phẩm nào khi không có sự cho phép của bạn như trong mô tả của các chính sách bảo mật.
Hi vọng với kiến thức về Google Tag Manager mà On Digitals cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm, cách tạo tài khoản và thiết lập các thẻ. Nếu bạn vẫn còn các thắc mắc và cần được tư vấn về việc xây dựng các chiến dịch cho cửa hàng online, hãy liên hệ ngay với On Digitals.