Keyword Stuffing được hầu hết các SEOer ứng dụng trong quá trình SEO website. Tuy nhiên, kỹ thuật này hiện nay không còn được ưa chuộng như trước. Nếu không biết cách tối ưu, bạn sẽ dễ bị Google “dòm ngó”. Vậy Keyword Stuffing là gì? Có những cách nào để tránh nhồi nhét từ khóa trong bài viết? On Digitals sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây.
Keyword stuffing hay còn gọi là nhồi nhét từ khoá. Đây là kỹ thuật SEO chèn một lượng từ khóa nhất định vào nội dung bài viết, các thẻ meta. Tác vụ này hỗ trợ tăng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.
Ở thời điểm trước, Keyword Stuffing được áp dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay nó không giúp ích gì cho việc tối ưu hóa SEO nữa.
Một số đặc điểm để bạn có thể nhận biết Keyword Stuffing:
Keyword Stuffing đem lại trải nghiệm xấu cho người dùng trên trang. Đồng thời làm giảm Time Onsite và tăng tỷ lệ Bounce Rate. Nhồi nhét từ khóa chia làm 2 loại: Keyword Stuffing hữu hình và Keyword Stuffing vô hình.
Keyword Stuffing hữu hình là nhồi nhét từ khóa hoặc tình trạng chèn liên kết dày đặc ở trên đoạn văn bản hay các nơi trên website. Với hình thức này, trang web dễ gây ấn tượng xấu cho người dùng bởi bài viết nhồi nhét quá nhiều từ khóa, gây nhàm chán. Hãy cố gắng kiểm soát mật độ từ khóa trong khoảng từ 2 - 3%.
Ví dụ: Một trang web xác định từ khóa chính là “kho xưởng tại Hà Nội” nên đã viết một đoạn nội dung như sau:
“Chúng tôi hiện đang cho thuê kho xưởng tại Hà Nội. Tùy theo yêu cầu của khách, chúng tôi sẽ lựa chọn kho xưởng tại Hà Nội phù hợp. Kho xưởng tại Hà Nội của chúng tôi đạt tiêu chuẩn quốc tế với khung thép và hệ thống PCCC tự động. Nếu bạn cần một mặt bằng để sản xuất tại Hà Nội, hãy tìm đến chúng tôi.”
Có thể thấy, mật độ từ khóa “kho xưởng tại Hà Nội” được lặp đi lặp lại trong đoạn văn trên gây khó chịu bởi sự lạm dụng quá đà. Việc này cũng khiến Google đánh lỗi spam từ khóa và sẽ có hình thức xử phạt tương ứng.
Keyword Stuffing vô hình là việc nhồi nhét từ khóa nằm ở bên trong các đoạn mã code hoặc sử dụng màu chữ trùng với màu nền của website. Hình thức này người đọc không nhìn thấy nhưng Google vẫn có thể đọc được chúng.
Một số trang web cố tình ẩn đi các đoạn văn bản nhồi nhét từ khóa để tránh gây ảnh hưởng đến trải nghiệm trên trang của người dùng. Ngoài ra, các website có thể spam từ khóa vào các mã HTML như thẻ alt, thẻ meta,...
Sau các ví dụ trên, bạn có thể thấy Keyword Stuffing là một chiến thuật không tốt cho trang web. Dưới đây là các tác hại mà nó mang lại:.
Làm thế nào để tránh Keyword Stuffing và chèn từ khóa hiệu quả? Dưới đây là một số cách để tránh nhồi nhét từ khóa mà bạn có thể tham khảo.
Cách đầu tiên là viết nội dung tự nhiên và truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách chính xác nhất. Hãy đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu, chia sẻ thông tin cho người đọc.
Sử dụng từ đồng nghĩa để hạn chế tình trạng lặp từ khóa. Bạn nên chọn các từ đồng nghĩa chính xác và phù hợp với nội dung bài viết. Việc thêm các từ đồng nghĩa vừa giúp nâng cao chất lượng bài viết, vừa xếp hạng tốt cho các từ khóa đó.
Long-tail Keywords là từ những từ khóa mở rộng có thêm phần mô tả phía sau. Cho nên nó được đánh giá là cụ thể hơn nhiều so với từ khóa chính. Sử dụng từ khóa dài giúp người dùng biết thêm chi tiết thông tin của sản phẩm trước khi thực hiện mua hàng.
Việc này làm giảm tình trạng nhồi nhét từ khóa. Thêm vào đó là giúp tăng độ thiện cảm của người dùng với trang web.
Cải thiện độ dài bài viết là phương pháp được nhiều người đang sử dụng để giảm thiểu tình trạng nhồi nhét từ khóa. Một bài viết vừa phải, chuyên sâu, cung cấp đầy đủ thông tin sẽ cải thiện tỷ lệ thoát trang một cách hiệu quả. Đồng thời, bài viết dài hơn giúp việc dàn trải bố trí từ khóa cũng đơn giản hơn.
Để giúp Google xếp hạng cho một từ khóa cụ thể thì bạn nên tập trung tối ưu hóa cho từ khóa thay vì cố tình lạm dụng nó. Theo như Google giải thích: “Tập trung vào việc tạo nội dung hữu ích, giàu thông tin, sử dụng từ khóa một cách thích hợp và phù hợp ngữ cảnh.”
Một trang web hay nội dung bài viết cần xoay quanh từ khóa chính để khai thác và phân tích sâu hơn nhằm tạo ra giá trị cho người đọc. Tuy nhiên, bạn cần xem xét tính cạnh tranh và mức độ phổ biến của từ khóa. Điều này ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web. Bạn có thể tham khảo một số công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, Keyword.io,...
Hãy tạo nội dung từ 300 từ trở lên dù trang web thuộc trang tin tức hay dịch vụ. Số lượng chữ sẽ phụ thuộc vào yếu tố Search Intent.
Một bài viết có số từ đáp ứng đúng ý định người dùng sẽ hỗ trợ quá trình xếp hạng từ khóa một cách hiệu quả hơn. Google sẽ ưu tiên cho bài của bạn khi người dùng tìm kiếm về chủ đề đó. Bởi chúng cung cấp cho người dùng những thông tin giá trị.
Trong quá trình thực hiện nội dung, hãy dàn trải đều các từ khóa mục tiêu vào bài sao cho tự nhiên với dòng chảy chung của văn bản. Mật độ từ khóa nên dưới 2% để tránh tình trạng nhồi nhét. Ngoài ra, có thể sử dụng plugin Yoast SEO hoặc Rank Math để kiểm tra.
Phương pháp này giúp bạn hạn chế Keyword Stuffing, hỗ trợ cho Google hiểu chuyên sâu nội dung mà bài viết muốn truyền đạt. Bạn có thể thay thế nó bằng các từ khóa phụ, từ đồng nghĩa hoặc các biến thể khác của từ khóa chính.
Bạn có thể sử dụng các phần sau đây để đặt từ khóa:
Trong quá trình tối ưu SEO, việc tránh Keyword Stuffing là điều cần thiết. Vì vậy, cần sử dụng từ khóa một cách khéo léo để tạo văn phong tự nhiên nhất cho bài viết của bạn.
Truy cập vào website của On Digitals nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin về SEO, Digital Marketing. Hoặc liên hệ với chúng tôi trong trường hợp bạn đang cần giải pháp Marketing cho doanh nghiệp.