Trong thời đại số ngày nay, cách mà chúng ta mua sắm hàng hóa cũng dần thay đổi. Người dân ngày càng có xu hướng mua sắm online, đặc biệt là đặt hàng thông qua các buổi livestream. Do đó, để cạnh tranh và thu hút khách hàng thì kịch bản livestream cần cần phải thật hấp dẫn, chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Hãy cùng On Digitals tìm hiểu cách xây dựng một kịch bản hấp dẫn cho buổi livestream bán hàng.
Lên kịch bản trước cho một buổi livestream bán hàng sẽ giúp mang lại hiệu quả cho buổi livestream. Dưới đây là một số lợi ích của việc lên kịch bản livestream trước khi bắt đầu phát sóng:
Tuy nhiên, việc lên kịch bản livestream không có nghĩa là mất đi sự linh hoạt. Kịch bản chỉ đóng vai trò là một bộ khung cơ bản để định hình. Lúc phát sóng, bạn vẫn có thể thay đổi linh hoạt theo tình huống và phản hồi của khán giả.
Một kịch bản livestream chỉn chu cần bắt đầu từ việc xác định đúng chủ đề và mục đích. Sau đó, nghĩ ra ý tưởng mở đầu thật ấn tượng, tiếp theo là phần nội dung chất lượng và sau cùng là đúc kết.
Đầu tiên, hãy xác định chủ đề chính mà bạn muốn tập trung trong buổi livestream bán hàng. Đây có thể là một sản phẩm cụ thể mà bạn muốn quảng cáo, một loạt sản phẩm có liên quan, hoặc một chủ đề rộng hơn liên quan đến ngành hàng của bạn.
Sau khi xác định chủ đề, hãy đặt mục tiêu rõ ràng cho buổi Livestream. Ví dụ như là tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu, tương tác và kết nối với khách hàng, hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Mục tiêu này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung và chiến lược phù hợp trong quá trình chuẩn bị.
Lời mở đầu của bạn rất quan trọng để thu hút sự chú ý và gây tò mò cho khán giả. Hãy sử dụng một câu nói ngắn gọn, câu chuyện hấp dẫn, hoặc một thông điệp thú vị.
Hãy giới thiệu bản thân và công ty của bạn một cách chuyên nghiệp. Sau đó, cung cấp một cái nhìn tổng quan về nội dung sẽ được trình diễn trong buổi Livestream, và tạo sự kỳ vọng cho khán giả về những gì họ sẽ nhận được.
Bạn cần phân chia buổi Livestream thành các phần chính để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và có cấu trúc. Bạn có thể tham khảo dàn ý kịch bản livestream sau:
Cuối cùng, hãy tạo một tóm tắt ngắn gọn cho buổi phát sóng để tạo nên ấn tượng tốt gửi thông điệp cuối cùng đến khán giả. Phần tóm tắt nên tập trung vào những điểm quan trọng đã được đề cập trong buổi Livestream, nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm và kêu gọi hành động (chẳng hạn như mua sản phẩm, tham gia chương trình khuyến mãi, hoặc chia sẻ thông tin với bạn bè).
Khi tiến hành buổi livestream, một số mẹo thực tế có thể được áp dụng để tạo ra sự hấp dẫn, làm nổi bật nội dung và thu hút khán giả
Dùng chính người đại diện của sản phẩm để livestream bán hàng sẽ gây thu hút (thậm chí hơn hẳn so với các KOL). Người đại diện thường là nhân viên của công ty hoặc chủ sở hữu sản phẩm. Do đó, khách hàng có xu hướng tin tưởng và đánh giá cao hơn sự chân thực và tính chính xác của thông tin từ một người đại diện có kiến thức chuyên môn và trực tiếp liên quan đến sản phẩm.
Người đại diện có thể truyền đạt thông tin chi tiết và chuyên sâu. Qua đó, họ giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng tự tin hơn bởi họ chính là người đóng góp vào quy trình làm ra sản phẩm.
Trong buổi livestream, giới thiệu sản phẩm một cách chi tiết và hấp dẫn là rất quan trọng. Bạn nên tập trung vào những đặc điểm nổi bật, tính năng và lợi ích của sản phẩm. Sử dụng các ví dụ, demo hoặc testimonial để minh họa cách sử dụng và giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
Để thu hút khán giả và tạo sự hứng thú tham gia vào buổi Livestream, bạn có thể sử dụng các phương pháp “câu view” như:
Chọn một phông nền phù hợp và tạo điểm nhấn cho sản phẩm trong buổi Livestream là một yếu tố quan trọng để tạo ra không gian hấp dẫn và chuyên nghiệp.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để tạo ra một không gian rõ ràng và sáng. Đảm bảo rằng ánh sáng không quá chói mắt hoặc quá tối để khán giả có thể nhìn rõ sản phẩm và người đại diện.
Màu sắc có thể tạo cảm xúc và tạo sự kết nối với khán giả. Hãy chọn màu sắc tương phản hoặc tương đồng tùy thuộc vào mục đích và thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Các vật phẩm trang trí như cây cảnh, bức tranh, bàn trang điểm, hoặc trang trí theo chủ đề sẽ giúp tạo ra một không gian hấp dẫn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo đồ trang trí không gây mất tập trung khỏi sản phẩm và người đại diện.
Đây là một cách câu view hiệu quả để tăng lượt xem và thu hút khán giả. Khi khán giả biết rằng có ưu đãi đặc biệt và khuyến mãi hấp dẫn trong buổi Livestream, họ sẽ có động lực để tham gia và xem hết buổi phát sóng.
Bằng các ưu đãi hấp dẫn, bạn tạo ra một động lực mua hàng cho khán giả và tăng tỷ lệ bán hàng của mình. Bẹn cần đảm bảo rằng ưu đãi và khuyến mãi phù hợp với sản phẩm và thương hiệu của bạn, mang lại giá trị thực sự cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ tin cậy.
Quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu và hiểu rõ về sản phẩm của mình trước khi tiến hành buổi livestream. Điều này giúp bạn truyền tải thông tin chính xác, tạo sự tin cậy và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.
Thông báo trước thời gian livestream sẽ giúp tăng lượt quan tâm và xem buổi Livestream của bạn. Khi bạn thông báo trước cho khán giả, họ sẽ biết được và có thể dành thời gian để tham gia vào buổi Livestream của bạn. Điều này tạo ra sự kỳ vọng và tò mò từ phía khán giả và nhiều khả năng họ sẽ bỏ thời gian riêng để xem buổi Livestream của bạn.
Sau đây là một số câu hỏi thường được quan tâm khi lên kịch bản livestream.
Để lên kịch bản Livestream hiệu quả và thu hút cần bảo đảm các yếu tố: xác định mục tiêu, nắm vững nội dung, lên kịch bản chi tiết, tạo sự tương tác với người xem và kêu gọi hành động khi kết thúc buổi phát sóng. Đừng quên sử dụng các phương tiện mạng xã hội để tối ưu việc tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, trong suốt buổi livestream, bạn cần luôn thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp.
Có, các câu nói hay có thể tạo điểm nhấn và làm nội dung trở nên hấp dẫn hơn. Những câu nói này sẽ tạo sự kết nối với khán giả, gợi lên sự tò mò, tạo ấn tượng cũng như truyền tải thông điệp chính một cách súc tích.
Tuy nhiên, hãy sử dụng câu nói hay một cách phù hợp để tránh làm mất tập trung và giữ được sự tự nhiên trong buổi Livestream của bạn.
Trên thực tế, việc viết kịch bản Livestream không chỉ là một bước chuẩn bị tất yếu mà còn là công đoạn quyết định đến sự thành công hay thất bại khi quảng bá sản phẩm. Trong bài viết này, On Digitals đã hướng dẫn bạn qua quá trình lên kịch bản Livestream một cách chi tiết.
Hãy sử dụng những hướng dẫn và mẹo đã được chia sẻ ở trên để truyền tải thông điệp của bạn một cách chuyên nghiệp và tạo sự kết nối đặc biệt với khán giả. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ sản xuất – quay video của On Digitals để quảng cáo sản phẩm một cách chuyên nghiệp và thu hút.