Bạn muốn đưa thương hiệu trở nên gần gũi và phổ biến hơn với người dùng thông qua website hoặc blog. Trước hết, bạn cần chuẩn bị một giao diện thật đẹp và nội dung lôi cuốn để tiếp cận khách hàng. Để làm được điều đó, hãy cùng On Digitals tham khảo cách SEO website WordPress sao cho đúng và hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
WordPress được biết đến là phần mềm mã nguồn mở miễn phí trực tuyến. Chúng được viết bởi ngôn ngữ PHP và MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu chính yếu.
Bên cạnh đó, WordPress còn sử dụng hệ thống quản lý CMS để kiểm soát chất lượng nội dung, giúp tạo lập website và viết các bài blog. Hiện nay, CMS này là hệ thống đơn giản và mạnh nhất.
Ngày nay, nhiều trang web và blog nổi tiếng trên thị trường đã và đang sử dụng phần mềm này như Mashable, The New York Times, Quartz, TechCrunch,... Sau đây là một số ưu điểm vượt trội của WordPress như:
Để bắt đầu việc thiết lập cơ bản cho website WordPress, bạn cần nắm rõ một số yếu tố để đảm bảo trang web của mình đã đạt đủ điều kiện. Từ đó, quá trình tối ưu hóa tiếp theo sẽ được thuận lợi hơn.
Trong thiết lập cơ bản để tiến hành tối ưu hóa website theo chuẩn SEO, bạn cần chú ý các đường dẫn được gọi là URL. Khi website sở hữu URL tốt, dễ nhớ, thân thiện với người dùng, lúc này khả năng trang web lên Top trên Google cũng sẽ tăng cao.
Vậy trong các đường dẫn này, bạn cần chú ý những gì? Tham khảo các điều kiện chuẩn của URL:
Một URL chuẩn cho bài viết SEO sẽ có dạng:
“domain (tên miền)/danh-muc-chinh/danh-muc-phu/tu-khoa-chinh.html”
Với một đường dẫn chuẩn như vậy thì Google bot sẽ dễ dàng đọc hơn. Mặt khác, người dùng sẽ hiểu họ đang vào website nào, hạng mục gì và họ sẽ đọc nội dung gì. Chúng tạo nên sự mạch lạc, rõ ràng và giúp cho thứ hạng của website tăng trưởng một cách tốt nhất.
Bất kể bạn sử dụng mã nguồn nào, khi thiết lập website bạn cần xác định cấu trúc tên miền sẽ có www hay không có www. Ví dụ tên miền có www: www.ondigitals.com; còn tên miền không có www: ondigitals.com.
Theo Google, sử dụng tên miền có www hay không có www đều không ảnh hưởng đến SEO. Điều này phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Nhưng bạn cần lưu ý một điều là hãy tuân theo cấu trúc miền mà bạn đã chọn ban đầu.
Sử dụng tên miền chứa HTTP hoặc HTTPs cũng tương tự như sử dụng tên miền có chứa www hay không www. Bạn nên chú ý điều này không chỉ với SEO website WordPress mà còn với các mã nguồn khác.
HTTP là cụm từ viết tắt của Hypertext Transfer Protocol. Chúng được hiểu là giao thức truyền tải siêu văn bản. Còn HTTPs (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức truyền tải siêu văn bản và đảm bảo tính an toàn cao. Nhưng so sánh trong hai giao thức này thì HTTPs được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn bởi những ưu điểm vượt trội của nó.
Việc sử dụng giao thức HTTPs làm cho việc trao đổi thông tin giữa máy khách và máy chủ thêm tính bảo mật. Chúng không thể đọc được đối với bên thứ ba nhờ vào quá trình mã hóa.
Điều này giúp người dùng bảo vệ thông tin cá nhân như: mật khẩu, số thẻ tín dụng,... hoặc các hoạt động trên trang web.
Lừa đảo là hành vi cho phép bất kỳ máy chủ nào cũng có thể mạo danh máy chủ của bạn để lấy thông tin người dùng.
Khi sử dụng giao thức HTTPs, trình duyệt của máy khách phải xác minh chứng chỉ SSL của máy chủ trước khi mã hóa dữ liệu. Điều này giúp thực hiện trao đổi giữa máy khách và máy chủ. Ngoài ra, chứng chỉ TSL/SSL hỗ trợ trang web được xác minh là chủ sở hữu ban đầu.
Thông thường, khi truy cập vào các website thông qua giao thức HTTP, trình duyệt sẽ gửi cảnh báo về tính không an toàn của các website này.
Khi cảm thấy không an toàn với các trang web họ đang truy cập, người dùng có xu hướng ngừng sử dụng các trang web đó. Vì vậy, việc sử dụng giao thức HTTPs ngày càng trở nên quan trọng.
Từ năm 2014, Google đã thông báo sẽ cải thiện thứ hạng kết quả tìm kiếm cho những ai sử dụng giao thức này. Điều này có nghĩa là các trang web sử dụng giao thức HTTP có lợi thế cạnh tranh thấp hơn so với trang web dùng giao thức HTTPs.
Tối ưu tiêu đề và mô tả giúp bài viết của bạn có thứ hạng tốt trên Google và thu hút nhiều lượt click. Tuy nhiên, bài viết của bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, dễ đọc và dễ xem. Công cụ bạn dùng để đặt tiêu đề và mô tả là Yoast SEO Premium.
Sau khi cài đặt công cụ, bạn hãy truy cập vào SEO. Tiếp đến chọn “Titles & Metas”, cuối cùng nhấn vào “Home” (trang chủ). Tiếp theo, ứng với mỗi phần bạn hãy viết tiêu đề và mô tả cho chúng.
Làm thế nào để xây dựng một website chuẩn SEO từ WordPress? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều người dùng khi làm SEO. Những cách tối ưu sau đây sẽ hỗ trợ bạn công đoạn này.
Trong thuật ngữ SEO, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ Managed WordPress Hosting (viết tắt là MWP). Đây là hosting được quản lý bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về WordPress và cả hệ thống Hosting.
Khi lựa chọn cho website một hosting tốt, bạn sẽ được hỗ trợ tất cả các vấn đề về kỹ thuật liên quan đến WordPress. Có thể kể đến như tối ưu hóa SEO, tốc độ tải trang, tăng cường bảo mật,...
Không những vậy, chúng còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian và không mất quá nhiều chi phí thuê nhân sự.
Khi nói đến SEO website, bạn không bắt buộc phải chọn theme chuẩn SEO. Tuy nhiên, một giao diện chuẩn SEO sẽ đơn giản hóa quá trình SEO của bạn, bởi:
Để chọn theme tối ưu cho SEO, bạn nên chọn những theme đảm bảo các tiêu chí cần thiết dưới đây:
Một số plugin phổ biến được sử dụng khi thực hiện SEO website WordPress như: Yoast SEO, SEO Ultimate, SEO Pressor, Rank Math,... Trong đó, Yoast SEO là phần mềm nổi bật nhất.
Các ích lợi mà Yoast SEO mang lại cho website có thể nhắc đến như:
XML sitemaps được biết đến với một sơ đồ trang web có phần đuôi được định dạng là “.xml”. Chúng có công dụng thống kê danh sách của một website được thiết kế để phục vụ cho quá trình thu thập dữ liệu và cho người sử dụng.
Khi bạn tạo XML sitemaps và gửi (submit) lên Google thông qua phần mềm Google Search Console (GSC). Điều này sẽ giúp Google bot dễ dàng nhận diện được nội dung mới trên trang web. Từ đó thúc đẩy quá trình cập nhật thông tin nhanh hơn.
Trang lưu trữ được tạo bằng plugin góp phần giúp cho Google bot tìm kiếm và xác định nội dung trên website một cách tiện lợi hơn. Bạn có thể hiểu rằng, việc lưu trữ này như là một sitemap dành riêng cho người đọc.
Trong trang lưu trữ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các bài viết được liệt kê theo từng Tags, chuyên mục và Categories mà chúng đang có. Nhờ vào sự sắp xếp này mà người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về website của bạn.
Tốc độ tải trang luôn là yếu tố cần được tối ưu hàng đầu đối với các website khi thực hiện SEO. Theo Google, tốc độ tải trang cũng là một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên bảng kết quả tìm kiếm.
Việc một website có tốc độ tải trang chậm sẽ làm trì trệ trải nghiệm của người dùng, từ đó tỷ lệ thoát ngày càng cao. Điều này làm cho website bị Google đánh giá thấp và giảm thứ hạng trên SERPs. Trái lại, Google bot sẽ đánh giá tốt và xếp thứ hạng cao cho những website có tốc độ truy cập trang nhanh.
Tốc độ tải trang phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một số cách để làm tăng tốc độ tải trang mà bạn có thể lựa chọn như:
Tối ưu SEO Onpage mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Đồng thời còn giúp Google bot đọc hiểu nội dung trên trang web một cách dễ dàng hơn.
Khi tiến hành tối ưu SEO Onpage, bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:
Google Search Console còn được biết đến là Webmaster Tools. Đây là một công cụ do Google tạo nên và quản lý. Các chức năng chính của Google Search Console bao gồm:
Để cài đặt Google Search Console cho website, bạn cần:
Làm web WordPress thôi là chưa đủ, bạn nên xây dựng nội dung trên trang web theo yếu tố chuẩn SEO. Việc này giúp nâng cao, duy trì thứ hạng website.
Cụ thể các công việc bạn cần làm như sau:
Vậy thế nào là một bài viết chuẩn SEO? Điều đó được thể hiện qua một số khía cạnh sau đây.
Tối ưu bài viết SEO trên website WordPress không phải là một điều dễ dàng. Do đó, để đơn giản hóa việc này, bạn cần nắm rõ 4 phương pháp cơ bản.
Mỗi dàn ý đều có phần xác định các từ khóa chính và từ khóa phụ cho bài viết. Trước hết, bạn cần phân biệt đâu là từ khóa chính và đâu là từ khóa phụ để phân phối các từ khóa sao cho hợp lý.
Trong đó, từ khóa chính được ưu tiên sử dụng và dàn trải đều ở các thẻ Heading của bài viết. Mặt khác, từ khóa phụ sẽ xuất hiện với tần suất ít hơn.
Tiếp theo, bạn cần chú ý đến các tiêu chí SEO cho bài viết. Bởi dựa vào mật độ của các tiêu chí này mà Google sẽ quyết định đánh giá thứ hạng của bài viết. Từ đó xếp thứ hạng cho website. Các tiêu chí SEO cần được lưu ý bao gồm:
Liên kết nội bộ (Internal Link) tức là các đường dẫn từ bài này đến bài kia có trong cùng một website.
Liên kết ngoài (External Link) là các liên kết dùng để trỏ đến một website khác có cùng nội dung liên quan đến bài đang viết.
Theo nghiên cứu về SEO, mỗi bài viết cần có ít nhất 2 liên kết nội bộ và 1 liên kết ngoài để đảm bảo bài viết được tối ưu hóa theo chuẩn SEO.
Backlink được hiểu là một đường dẫn từ website vệ tinh trỏ đến website mà bạn đang muốn thực hiện SEO. Thông thường, các backlink sẽ được đặt theo dạng Anchor Text trong các nội dung. Khi người dùng click vào thì chúng sẽ dẫn đến website vệ tinh của người làm SEO.
Để xây dựng hệ thống backlink tốt cho website, bạn cần đặt các backlink vào trang web có thứ hạng cao và trong cùng lĩnh vực mà bạn đang hướng đến.
Bên cạnh đó, các backlink đặt ở trang chủ sẽ được đánh giá cao hơn so với các trang nhỏ lẻ. Đồng thời, bên nên chọn vị trí đặt backlink sao cho phù hợp và để ở các trang web có độ tin cậy cao.
Như vậy, website của bạn đã sở hữu một hệ thống backlink vững chắc, góp phần làm tăng khả năng tối ưu hóa SEO cho bài viết.
Bài viết trên cung cấp các thông tin hữu ích về cách SEO website WordPress hiện nay. Các danh mục định nghĩa, cách xây dựng website/bài viết theo chuẩn SEO và những thiết lập cơ bản của chúng sẽ giúp bạn SEO web WordPress một cách tốt nhất.
Để tìm hiểu thêm các thông tin về dịch vụ SEO, hãy truy cập vào website của On Digitals hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn cụ thể nhất.