Nắm rõ cách sử dụng Google Keyword Planner giúp nội dung quảng bá tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu với chi phí tối ưu. Vậy Google Keyword Planner là gì và vận hành như thế nào? On Digitals sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Google Keyword Planner (hay Google Keyword Tool) là một trong những công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google. Công cụ này hỗ trợ người dùng nghiên cứu và lập kế hoạch từ khóa.
Cụ thể, hiểu được cách sử dụng Google Keyword Planner, bạn sẽ kiểm tra được tần suất tìm kiếm và mức độ cạnh tranh của các từ khóa thuộc nhiều lĩnh vực. Từ đó, bạn có thể chọn lọc những từ khóa tốt. Và xác định mức chi phí phù hợp nhất với chiến dịch của mình.
Google Keyword Planner là “trợ thủ” miễn phí nhưng vô cùng hữu dụng của người dùng trong quá trình nghiên cứu và chọn lựa từ khóa. Đây là bước quan trọng quyết định chiến dịch quảng cáo của bạn có tiếp cận tốt tới khách hàng hay không.
Tuy công cụ Google Keywords Planner free, nhưng lại hữu ích trong quá trình lên kế hoạch quảng cáo, giúp tiết kiệm chi phí. Công cụ này là sự kết hợp của Google Adwords Keyword Tool và Traffic Estimator Tools.
Bạn có thể khám phá các từ khóa mới, xác định lượng tìm kiếm mỗi tháng và mức độ cạnh tranh. Đồng thời nhận thông tin dự báo kết quả các các chỉ số trên. Nhờ vậy, kế hoạch quảng cáo của bạn sẽ đi đúng hướng theo thị hiếu người dùng.
Khi bạn điền một hoặc nhiều từ khóa liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp, Google Adwords Keyword Planner sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin tổng quát.
Bao gồm từ khóa liên quan, số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng, thay đổi trong ba tháng và cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó là mức độ cạnh tranh, tỷ lệ hiển thị quảng cáo và giá thầu đầu trang.
Bảng kết quả tổng này, bạn có thể được tải về máy để nghiên cứu và quyết định từ khóa cho chiến dịch.
Ngoài từ khóa bạn cung cấp và có nhu cầu tìm hiểu, Google Keyword Planner sẽ đưa ra các ý tưởng từ khóa liên quan. Đặc biệt là những từ được nhiều người quan tâm trên Google hiện tại.
Bên cạnh đó, Google còn giúp mở rộng thông tin tìm kiếm với những gợi ý nên thêm vào từ khóa bạn nhập. Việc này nhằm xác định đối tượng khách hàng cụ thể hơn cho chiến dịch.
Ví dụ khi bạn nhập “marketing” - một từ khóa khá chung chung, Google Ad Keyword Planner sẽ gợi ý điều chỉnh từ khóa thêm như digital marketing, content marketing, email marketing,...
Một trong những thông tin hữu ích nhất mà Google Keywords Planner cung cấp cho người dùng là số lượt tìm kiếm hàng tháng cho các từ khóa.
Bạn có thể so sánh độ “hot” của chúng tại từng khu vực nhất định. Đồng thời xác định sự thay đổi trong nhu cầu tìm kiếm khách hàng tháng trước hoặc cùng kỳ năm trước.
Nhờ vậy, bạn có thể chọn từ khóa tối ưu nhất và dự đoán xu hướng khách hàng trong thời gian tới.
Với thông tin giá thầu đầu trang trong phạm vi mức giá thấp và cao cho từng từ khóa, Adword Google Keyword Planner giúp bạn xác định chi phí và cân nhắc ngân sách cho chiến dịch.
Từ khóa càng có mức độ cạnh tranh cao thì giá thầu càng đắt. Ngoài ra, Google sẽ dự đoán lượt truy cập, số lần hiển thị của từ khóa và bạn phải chi trả bao nhiêu cho kết quả đó.
Không phải ai cũng hiểu cách sử dụng Google Keyword Planner và tối ưu được nhiều tính năng đa dạng công cụ phức tạp này. On Digitals sẽ hướng dẫn chi tiết các bước nghiên cứu và tìm kiếm từ khóa với Google Keyword Planner.
Google Keyword Planner là công cụ hoàn toàn miễn phí, nhưng người dùng bắt buộc phải có tài khoản Google Ads.
Bạn có thể tạo tài khoản một cách nhanh chóng.Và Google cũng không bắt buộc bạn phải bỏ chi phí chạy chiến dịch quảng cáo thực tế để sử dụng được công cụ này. Cụ thể hướng dẫn truy cập tài khoản như sau:
Người dùng muốn học được cách sử dụng Google Keyword Planner thì phải hiểu rõ về 2 tính năng chính.
Khám phá các từ khóa mới (Discover New Keywords)
Đây là mục mang lại nhiều thông tin từ khóa bao gồm lượng truy cập, mức độ cạnh tranh, giá thầu,... Google Adword Keyword Planner sẽ yêu cầu nhập sản phẩm/dịch vụ liên quan mật thiết đến doanh nghiệp hoặc website của bạn.
Những từ khóa này sẽ là căn cứ để Google phân tích và gửi cho bạn dữ liệu từ khóa nội bộ của ngành nghề.
Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm (Get search volume and forecasts)
Tính năng này của Google Adwords Planner sẽ cung cấp số lượt tìm kiếm của những từ khóa mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Các thông tin Google mang tới chỉ xoay quanh những từ đó, không gợi ý từ mới.
Song, đặc điểm nổi bật của công cụ này là Google sẽ có những thuật toán tính số lượt nhấp chuột và hiển thị với mức chi phí dự trù. Dựa trên kết quả này, bạn có thể cân nhắc điều chỉnh kinh phí cho chiến dịch.
Sau khi nhận được danh sách kết quả mà Google Ads Keyword Planner thống kê, bạn có thể tiến hành lọc dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp như:
Phân tích từ khóa chính là một trong những giai đoạn quan trọng cần lưu ý trong cách sử dụng Google Keyword Planner.
Sau khi lọc những từ khóa phù hợp cho chiến dịch, bạn cần tìm hiểu chuyên sâu hơn về các thông số liên quan.
Bước cuối trong cẩm nang hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner là chọn từ khóa. Bạn hãy tận dụng tối đa thông tin mà Free Google Ad Planner đem lại để xác định từ khóa phù hợp nhất cho chiến dịch.
Ví dụ, từ khóa không được quá rộng như "SEO" hay quá hẹp như "cách viết bài chuẩn SEO cho người mới bắt đầu". Thay vào đó, từ khóa "cách viết bài chuẩn SEO" sẽ hợp lý nhất.
Để làm được điều này, bạn hãy cân nhắc các yếu tố sau:
Số lượng lượt tìm kiếm trên Google
Một từ khóa nhận được lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng cao chứng tỏ lượng khách hàng quan tâm lớn. Sử dụng từ khóa này sẽ mang tới tiềm năng traffic lớn cho website của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những từ khóa quá rộng có lượt tìm kiếm cao thì mức độ cạnh tranh cũng không nhỏ. Hãy chọn từ vừa phải với kinh phí bạn có.
Giá trị thương mại từ khóa mang lại
Như đã đề cập ở trên, lượt tìm kiếm cao trên Google và giá thầu cao trên Adwords càng chứng minh sự hiệu quả của từ khóa. Bạn có thể cân nhắc chi phí chiến dịch để chọn từ khóa tốt nhất trong khả năng.
Những từ khóa này sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao, tăng khách hàng chi tiền thực tế sau khi truy cập vào website của bạn.
Tiềm năng SEO tự nhiên
Không phải bài viết nào hiển thị trên top tìm kiếm Google đều phải trả phí quảng cáo. Bạn có thể cân nhắc mức độ hiển thị cạnh tranh của từ khóa, đầu tư nội dung để leo top Google tự nhiên. Và tham khảo các bài viết trong top để học hỏi.
Ngoài các bước trên, vẫn còn một số cách sử dụng Google Keyword Planner mang lại những thông số chi tiết hơn.
Trong hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner ở trên, On Digitals có đề cập tới việc bạn không cần chi tiền chạy chiến dịch thực tế vẫn có thể sử dụng công cụ này.
Song, kết quả số lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng có các từ khóa bạn nhận được chỉ là con số ước chừng trong phạm vi nhất định. Vì vậy, chúng tôi sẽ bật mí mẹo nhỏ giúp bạn có được con số chính xác.
Google Adwords Keywords Planner vẫn còn 2 điểm yếu chưa được tối ưu:
Nếu cần khai thác thêm thông tin, bạn có thể giải quyết 2 lỗ hổng này với Google Keyword Planner Hack.
Thay vì nhập từ khóa cụ thể hay các trang website của mình, bạn có thể nhập trang web đối thủ. Khi đó, bạn sẽ nhận được một số từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đó sẽ không nhìn thấy.
Biết cách sử dụng Google Keyword Planner không là chưa đủ. Những thủ thuật đây sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của công cụ.
Việc không hiển thị số lượt tìm kiếm cụ thể là điểm yếu của Google Keyword Planner Adwords. Sau đây là một số cách miễn phí cải thiện điều này.
Tối đa hóa số lượt nhấp
Trong Google Keyword Planner, bạn chọn tính năng “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm” (Get search volumes and metrics) và nhập các từ khóa. Bạn hãy quan sát cột “Tỷ lệ hiển thị quảng cáo” (Impression).
Lưu ý bạn phải đặt CPC ở mức tối đa mới có được lượt hiển thị quảng cáo ước tính trang tháng tới, tương đương với lượt tìm kiếm thực tế hằng ngày.
Sử dụng Keywords Everywhere
Đây là công cụ miễn phí mở rộng trình duyệt, làm tăng lượng tìm kiếm CPC. Keyword Everywhere sẽ cung cấp biến thể từ khóa theo thời gian thực. Nó đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tại mọi thời điểm.
Các tính năng chủ yếu là số lượt truy cập, chi phí lượt nhấp, mức độ cạnh tranh và xu hướng trong năm. Bạn có thể tìm kiếm tiện ích này trong Chrome và cài đặt để sử dụng. Một số tính năng nâng cao sẽ có thu phí người dùng.
Trong Keyword Planner Tool, Google chỉ có phép người dùng nhập tối đa 10 từ khóa một lúc. Vì vậy, bạn chỉ cần tìm từ khóa như bình thường.
Sau khi nhận được kết quả thì nhấn nút chọn tất cả và “Thêm từ khóa để tạo kế hoạch” (Add keyword to create plan).
Ngoài việc bắt đầu với từ khóa, Google còn cho người dùng tìm kiếm bằng trang web (Start with a website).
Bạn chỉ cần sao chép đường dẫn trang web đối thủ, dán vào ô tìm kiếm. Và chọn "Sử dụng toàn bộ trang web" (Use the entire website). Lúc này, bạn sẽ nhận được bộ từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng.
Hành vi tiêu dùng của khách hàng mỗi nơi mỗi khác. Các công cụ nghiên cứu từ khóa thường chỉ ra sự khác biệt giữa các quốc gia, không chia thành từng vùng địa phương.
Song, Google Keyword Planner lại có thể hỗ trợ người dùng tính năng này. Hãy chọn vị trí (Locations) mà khách hàng tiềm năng của bạn đang cư ngụ.
Biết được thiết bị khách hàng đang sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu UX, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.
Bạn chỉ cần đưa từ khóa vào kế hoạch, chọn Tổng quan chiến dịch (Plan Overview), xem mục Thiết bị (Devices) và xem Tỷ lệ hiển thị (Impressions) đến từ mỗi thiết bị. Bao gồm điện thoại, máy tính bảng và máy tính để bàn.
Ngoài Keyword Planner Google Adwords, có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả khác. Và Ahrefs.com là lựa chọn tương đối phổ biến và hiệu quả hiện nay. Ahrefs sẽ phân tích URL đối thủ của bạn thông qua Site Explorer hoặc mang tới các ý tưởng từ khóa Organic Keywords.
Không chỉ nghiên cứu từ khóa, Ahrefs còn hỗ trợ Audit Backlink, gợi ý link đối thủ tiềm năng, quản lý thương hiệu,... Tuy nhiên, bạn cần lưu ý Ahrefs sẽ thu phí người dùng với bản thấp nhất là 99 USD/tháng.
Keyword.io là công cụ nghiên cứu với các bước đơn giản, dễ thực hiện. Người dùng có thể chọn phiên bản miễn phí có hạn chế nhất định. Hoặc chọn phiên bản trả phí 30-50 USD/tháng để được truy cập nhiều tính năng tối ưu hơn.
Công cụ này sẽ hỗ trợ hiệu quả keyword long tail (từ khóa dài). Bạn có thể tìm từ khóa dài tiềm năng một cách tối ưu chỉ trong thời gian ngắn.
Keywordshitter.com là trang web tiện lợi để tìm kiếm thêm từ khóa cho chiến dịch của bạn mà không cần đăng nhập. Giao diện của trang web theo hướng tối giản, dễ sử dụng.
Hiện nay có nhiều công cụ khác nhau để hỗ trợ tìm kiếm và tối ưu từ khóa, nhưng Google Keyword Planner vẫn được đánh giá chất lượng hàng đầu. Các tính năng chi tiết và đầy đủ sẽ giúp bạn chọn được từ khóa lý tưởng nhất cho chiến lược SEO hay chiến dịch quảng cáo.
Đồng thời, sử dụng Google Keyword Planner cũng tiện lợi hơn khi được kết hợp với chạy quảng cáo Google Adwords.
Hy vọng thông tin tính năng và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Google Keyword Planner trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và tận dụng tối đa lợi ích công cụ này. Hãy truy cập trang blog của On Digitals để cập nhật nhanh nhất các kiến thức hữu ích về SEO, Digital Marketing và các chủ đề tương tự.
Nếu bạn đang cần giải pháp Marketing cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết nhất.