Google Search Console là một trong những công cụ cung cấp thông tin hữu ích trong việc tối ưu hóa website. Vậy công cụ này có những thông số gì và cách sử dụng ra sao? Cùng On Digitals tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Google Search Console là một ứng dụng miễn phí của Google giúp theo dõi sự tăng trưởng của website qua từng thời điểm cụ thể. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhằm khắc phục những sự cố liên quan đến lỗi html, lỗi hiển thị trên thanh kết quả tìm kiếm của Google.
Thời gian trước đây, Google Search Console còn có tên gọi khác là Webmaster Tool. Nếu bạn có vô tình đọc được khái niệm này hoặc thấy ở đâu đó cụm từ WMT thì đây chính là Google Search Console (hay Google Console Search).
Google Search Console là công cụ hỗ trợ phân tích và tối ưu website nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Sau đây sẽ là một số vai trò chính của công cụ này trong việc tối ưu SEO:
Có nhiều cách giúp website được Google Index và có mặt trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, Google Search Console chính là một trong những công cụ có thể hỗ trợ triển khai nhanh và dễ dàng nhất. Nhưng trước tiên, bạn cần cài đặt và xác minh công cụ này.
Hãy dán một đoạn mã html vào DNS để Google xác nhận thực thể của một website. Các bước xác minh Google Search Console được thực hiện như sau:
Lưu ý: Cách xác minh Google Search Console thông qua DNS yêu cầu bạn phải có kiến thức cơ bản về html để tránh trường hợp bị sai sót trong quá trình triển khai. Vì vậy, nếu không thực sự hiểu về code web, html, bạn có thể nhờ bên cung cấp DNS hoặc lập trình viên để dán đoạn mã này vào DNS.
So với việc dán đoạn mã vào DNS thì cách xác minh Google Search Console bằng tiền tố URL sẽ đơn giản hơn nếu không rành về code. Tuy nhiên, cần lưu ý website đang có giao thức HTTP hay HTTPS để điền URL chính xác nhất.
Tương tự như cách xác minh bằng dán mã vào DNS, bạn cần truy cập vào trang web chính của Google Master Tool và lựa chọn cách xác minh. Sau đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
Tuỳ vào từng phương pháp mà cách xác minh Google Webmaster Tool cũng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin hướng dẫn sau mỗi thao tác để có thể xác minh quyền sở hữu domain và kết nối với ứng dụng này.
Dưới đây là một số tính năng chính của Google Search Console mà bạn nên biết.
Đây là tính năng được sử dụng nhiều nhất trên Google Webmaster Tools. Thông tin hiển thị ở mục này sẽ thể hiện tổng quan tình hình tăng trưởng của website. Các thông số chính ở phần hiệu suất bao gồm số lượt hiển thị, số lượt nhấp, tỉ lệ CTR,... Tuỳ vào mục đích kiểm tra mà sẽ nhấp vào chi tiết để xem.
Các chỉ số trên sẽ cho biết hiệu suất thể hiện nội dung trên website đã đủ thu hút hay chưa. So với số lượt hiển thị thì tỉ lệ nhấp vào trang web sẽ như thế nào. Thông qua những con số này theo từng giai đoạn khác nhau, các SEOer sẽ đưa ra những chiến lược mới. Mục tiêu là tăng lượt click, lượt hiển thị của website trên công cụ tìm kiếm.
Lượt Clicks ở đây thể hiện cho số lượt nhấp vào một URL của website. Bạn có thể xem tổng quan 1 URL đang nhận được bao nhiêu lượt click. Và biết được tổng số lượt clicks trên toàn website theo một thời gian nhất định.
Impression là tổng số lượt hiển thị của một website trên thanh tìm kiếm của Google. Dựa vào kết quả báo cáo trên Google Web Console, SEOer có thể biết được những URL nào đang tăng trưởng tốt để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp nhất.
CTR được tính dựa trên lượt click vào URL so với lượt hiển thị. CTR cho biết hiệu quả của việc tối ưu Title, Meta Description. Vì vậy, hãy tối ưu các tiêu đề thật hấp dẫn và thu hút.
Để website tăng tỉ lệ CTR, hãy sử dụng một số Schema với nhiều màu sắc sinh động. Ví dụ như: Schema Event, Schema Review,...
Position là thứ hạng của từ khoá khi người dùng tìm kiếm một từ hay một cụm từ nào đó. Trên Google Search Console, Position trung bình giúp SEOer biết được tổng quan về thứ hạng từ khóa của website.
Phạm vi lập chỉ mục cho biết những URL nào đã được lập chỉ mục, URL nào đang bị lỗi và cần khắc phục. Những cảnh báo trong Google Search Console cho biết các vấn đề mà website đang gặp phải trong việc gọi Googlebot vào website để Index bài viết. Dựa vào Report, SEOer sẽ kịp thời điều chỉnh về mặt kỹ thuật để tối ưu Onpage tốt hơn.
Có nhiều lỗi Google cảnh báo để bạn tối ưu trang web tối ưu hơn. Tuỳ thuộc vào từng lỗi mà cách khắc phục sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo các biện pháp mà Google hướng dẫn để cải thiện website.
Kiểm tra URL là công cụ giúp SEOer gọi Googlebot vào quét và Index bài viết trên website. Tại ứng dụng Google Webmaster, chỉ cần dán URL cần kiểm tra vào ô trống như hình dưới đây, nhấn vào kiểm tra và chọn “Yêu cầu lập chỉ mục".
Những tính năng trong mục Enhancement giúp kiểm soát một số thông tin liên quan đến kỹ thuật, code nhằm tối ưu website thân thiện với người dùng hơn. Một số vấn đề cần quan tâm ở mục này gồm:
Tốc độ tải trang hiển thị những những thông số liên quan đến CLS, LPD, FID. Phần lớn, dữ liệu hiển thị ở mục này của Google Search Console đều liên quan đến tối ưu code của website.
Nếu không có chuyên môn thì bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của lập trình viên. Tuy nhiên, SEOer cần thường xuyên kiểm tra thông tin về tốc độ trang để kịp thời báo cáo hoặc đề xuất tối ưu web.
AMP là viết tắt của từ Accelerated Mobile Pages thể hiện cho tính khả dụng của trang web khi thao tác trên điện thoại. Theo đó, báo cáo của mục AMP sẽ chứa các thông tin về khả năng truy cập của người dùng khi xem website trên Mobile. Một số vấn đề bạn cần quan tâm trên AMP như:
Tương tự như một số hạng mục khác, Google sẽ có các bản hướng dẫn nhằm khắc phục từng lỗi để tối ưu trên Mobile. Tuy nhiên, lỗi AMP cần được chỉnh sửa bởi lập trình viên để hạn chế những sai sót. Do đó, nếu không rành về ngôn ngữ lập trình, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của Coder để tối ưu khả năng hiển thị trên Mobile.
Trong thời gian gần đây, người dùng ngày càng thông minh trong việc chắc lọc thông tin tìm kiếm trên Google. Do đó, việc cài đặt dữ liệu có cấu trúc hay còn gọi là Schema giúp cho website nổi bật hơn giữa đối thủ đang tăng trưởng. Đặc biệt, Schema Event được cấu tạo từ nhiều thông tin với màu sắc bắt mắt sẽ là một trong những cách giúp tăng tỉ lệ CTR một cách hiệu quả.
Trong Google Webmaster Tools, SEOer có thể kiểm tra thông tin những hạng mục sự kiện nào đang bị báo lỗi để kịp thời chỉnh sửa. Còn nếu website của bạn không cài đặt Schema này thì bạn có thể bỏ qua.
Mục Sitemap hiển thị thông tin tổng quan về cấu tạo của một website. Googlebot quét Sitemap để hiểu rõ hơn về cấu trúc của trang web cũng như Index những URL nằm trong Sitemap. Do đó, bạn cần vẽ một Sitemap hoàn chỉnh và submit thường xuyên bằng Google Search Console.
Dựa vào kết quả báo cáo trên Google Webmasters, SEOer có thể biết URL nào đã nằm trên Sitemap nhưng chưa được Google Index. Hãy kiểm tra và submit những link cần được xếp hạng.
Một số định dạng thường được sử dụng để gửi sơ đồ trang web cho Google có đuôi file .xml, .text, .rss, mRSS,... Bên cạnh đó, SEOer có thể sử dụng thêm thông tin ở phần sơ đồ trang web mở rộng để mô tả về hạng mục video, hình ảnh. Việc này giúp Googlebot dễ dàng phân tích thông tin website.
Cấu trúc trang web thông thường sẽ có định dạng: http://example.com/sitemap.xml
Nếu không chắc chắn muốn xóa một URL nào đó thì đừng nên sử dụng tính năng này. Đây là một công cụ trên Google Webmester Tools với mục đích không cho 1 URL xuất hiện trên thanh công cụ tìm kiếm.
Với tính năng này, Google sẽ không index một URL trong vòng 6 tháng. Nếu muốn chặn index vĩnh viễn, bạn có thể dùng lệnh chặn trực tiếp trong Sitemap. Hoặc gắn thẻ noindex cho URL nào không muốn xuất hiện trên Google.
Thông qua báo cáo trên Google Search Console, bạn có thể biết được những domain nào đang trỏ backlink về website và trỏ về URL nào. Để tránh trường hợp đối thủ gắn link bẩn, những link không chất lượng, hãy thường xuyên kiểm tra thông tin trong hạng mục này. Và kịp thời xóa các link kém chất lượng.
Bên cạnh Google Webmaster Tools, SEOer có thể sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích chỉ số backlink và disavow những link độc hại.
Một trong những tính năng mà rất ít SEOer quan tâm đó là các thông báo từ Google. Có khá nhiều thông tin mà Google muốn báo cho chủ website nhưng thường bị bỏ qua. Theo dõi thường xuyên thông báo từ Google sẽ giúp bạn biết được website đang gặp những vấn đề nào.
Một số thông báo Google gửi về Search Console như thông báo về việc khắc phục vấn đề index URL, khả năng tải trang trên Mobile, tính thân thiện của website với người dùng,…
Bên cạnh đó, Google cũng gửi cảnh báo tác vụ thủ công ở mục này. Nếu nhận thông báo từ Google, bạn cần xem xét kỹ nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:
Google đã có văn bản công bố về báo cáo các vấn đề bảo mật của website. Các vấn đề chính cần quan tâm trong vấn đề bảo mật bao gồm:
Công cụ Google Search Console giúp người dùng quản lý và tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm của Google. Các tính năng chính của công cụ này:
Xét về bản chất, Google Search Console và Google Analytics có một số tính năng chung. Chúng đều cung cấp các báo cáo về những hoạt động truy cập của người dùng của một website. Tuy nhiên, giữa 2 công cụ này cũng có một số sự khác biệt.
Phía trên là toàn bộ thông tin về công cụ Google Search Console. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tính năng đặc biệt và lợi ích mà công cụ mang lại.
Để tìm thêm những thông tin về Marketing - SEO, hãy truy cập vào On Digitals để có thêm nhiều kiến thức mới. Hoặc liên hệ với chung tôi nếu bạn cần tư vấn về các dịch vụ SEO, Digital Marketing.