Nhiều người tin rằng việc có nhiều bài viết, trang cùng một nội dung/chủ đề sẽ gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm. Khiến công cụ tìm kiếm “xếp hạng sai hoặc không xác định được” trang bạn muốn tăng thứ hạng.
Ý kiến này được dẫn theo lời của Patrick Stox - một chuyên gia SEO.Điều này có vẻ hợp lý. Việc có nhiều trang viết cùng nội dung có thể dẫn đến thứ hạng không đúng như mong muốn. Tuy nhiên nếu biết cách tận dụng, gộp nội dung thì đó cũng là cơ hội để cải thiện xếp hạng và lượng organic traffic.
Hãy cùng On Digital tìm hiểu Keyword Cannibalization chính xác là gì? Và lỗi thường gặp trong SEO để khắc phục một cách hiệu quả nhất.
Keyword Cannibalization hay còn gọi “ăn thịt từ khóa” – là hiện tượng nhiều trang trên cùng một web nhắm đến mục tiêu từ khóa giống nhau.
Lấy ví dụ, ta có trang nói về cùng một chủ đề kỹ thuật SEO, dẫn đến các từ khóa ăn thịt lẫn nhau và khiến Google bối rối trong việc xếp hạng cho một bài viết. Có nguy cơ cả 2 bài viết đều sẽ bị rớt top.
Điều quan trọng cần nhớ rằng website chỉ gặp trường hợp “xung đột” khi nhiều trang có cùng từ khóa chính, và điều này làm ảnh hưởng đến lượng organic traffic.
Giả sử, cả hai trang nhắm đến cùng từ khóa, một trong 2 bài được xếp hạng nhất, và bài còn lại bị out top. Từ đó có thể lập luận rằng từ khoá của trang còn lại đã bị “ăn thịt”. Trường hợp thường gặp đó là một trang sẽ nhận được rất nhiều lượng truy cập, và trang còn lại thì không.
Mặc dù vậy, trường hợp này cũng không phải là đáng lo ngại, bởi sự tồn tại của 2 trang này không gây thiệt hại nhiều cho lượng organic traffic chung. Nếu bạn quyết định xóa 1 trong 2 bài thì vô tình làm mất thứ hạng từ khóa và lưu lượng truy cập bị giảm.
Mẹo để tìm ra vấn đề này khá đơn giản, chỉ cần nhập từ khóa có khả năng “ăn thịt” lên công cụ tìm kiếm.
Hãy cùng xem những cách dưới đây để tìm ra tình trạng Keyword Cannibalization này:
Trừ khi là một website lớn, nếu không thì sẽ dễ dàng tìm được tình trạng “từ khóa bị ăn thịt” này thông qua audit nội dung (quá trình kiểm tra nội dung).
Đây là cách hiệu quả nhất để kiểm tra vấn đề này đối với một từ khóa cụ thể. Để biết từ khóa trang xếp hạng mấy, bạn có thể sử dụng công cụ Site Explorer của ahrefs.
Ví dụ dưới đây cho thấy lịch sử xếp hạng “ăn thịt từ khóa” của 3 trang web Moz, và trong sáu tháng qua cả 3 trang đều xếp từ hạng 8 trở xuống.
Hãy cùng phân tích qua hai trong ba URL của ví dụ trên:
/blog/identify-and-tackle-keyword-cannibalisation-in-2019
/blog/how-to-solve-keyword-cannibalization
Các URL này cho biết thông tin như sau:
Đây được xem là trường hợp “ăn thịt từ khóa”, các trang nhắm cùng một mục đích, từ khóa và dẫn đến cạnh tranh với nhau. Đây là cách Moz hợp nhất từ khóa để cải thiện lượng organic traffic.
Truy cập Google và tìm kiếm site:domain.com + từ khóa sẽ cho ra tất cả các kết quả trên trang web của bạn liên quan đến chủ đề đó.
Với ví dụ sau, site:moz.com “keyword cannibalization”, hình ảnh cho thấy 3 trang web mà ta vừa sử dụng Site Explorer để phân tích ở trên.
Lưu ý: Hãy cẩn thận với cách này, bởi Google sẽ hiển thị mọi kết quả bao gồm cả kết quả mơ hồ. Như ví dụ hình trên, khi tìm Moz Google cho ra 661 kết quả, nhưng không phải tất cả đều bị dính từ khóa “ăn thịt lẫn nhau”. Mà trong đó chắc chắn sẽ nhắm đến mục tiêu các từ khóa hoàn toàn khác nhau.
Nếu nhập cú pháp site:search có thể giúp bạn tìm ra vấn đề “ăn thịt từ khóa”. Vấn đề duy nhất các trang hiển thị trên công cụ tìm kiếm không mang đến đủ kết quả, và sẽ khó để giải quyết.
Như ví dụ trên của Moz, bạn sẽ hiểu được lý do tại sao họ lại đều dùng từ khóa giống cho lồng ghép cả 3 bài. Vậy làm sao để làm được như vậy? Bài viết nào nên điều chỉnh lại, bài nào nên giữ lại? Đây có phải là cách để cải thiện xếp hạng?
Đơn giản hơn nếu sử dụng Google search và sau đó loại bỏ clustering, đây là cách để Google có thể hiểu được để cho ra các bài viết khác dù có cùng website.
Giả sử, nếu search “keyword cannibalization” Google chỉ hiện duy nhất 1 kết quả của Moz trong top 20
Nhưng nếu thêm &filter=0 trên URL và bỏ clustering, Google sẽ hiện ra 3 bài, đây là cách thuận tiện bởi URL có thể được hiểu rõ hơn. Có thể thấy rằng vào năm 2019, 3 bài này lần lượt xếp hạng 6, kế tiếp là 12 và13:
Rõ ràng là Google hiện đang coi trang ở vị trí số 6 là kết quả phù hợp nhất cho từ khóa này. Bằng cách này có thể biết được web Moz có thể xếp hạng cao hơn vị trí 6 khi sử dụng cùng từ khóa và điều chỉnh lại một số nội dung.
Nếu Google rank các URL đối với một từ khóa, đây có thể là dấu hiệu của “ăn thịt từ khóa”.
Đây là cách kiểm tra từ khóa trên Site Explorer:
Cách này cũng cho ra kết quả tương tự như cách 2 đã tìm hiểu phía trên. Tuy nhiên lưu ý rằng cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả, vì Google có xu hướng không xếp hạng nhiều trang (ở các vị trí “thông thường”) từ cùng một máy chủ. Nhưng vì thao tác này thực hiện cực nhanh trong Site Explorer, nên vẫn có thể dùng để kiểm tra nhanh.
Lưu ý:
Không phải tất cả các từ khóa hiển thị ở đây sẽ phản ánh đúng các vấn đề “ăn thịt từ khóa”. Phải luôn kiểm tra SERP và lịch sử xếp hạng để đảm bảo rằng đâu là “ăn thịt từ khóa” để có thể xử lý đúng.
Thông thường “ăn thịt từ khóa” thường được giải quyết bằng cách redirect, điều chỉnh lại bài cũ sao cho phù hợp với xu hướng, và sau đó gộp lại các bài đó để ra một bài viết mới khác.
Cách khắc phục này thường mang lại một kết quả khả quan vì chúng đều liên quan tới backlink, internal link.
Ví dụ điển hình,vào năm 2018, Ahrefs đã cho 2 bài viết hướng dẫn “broken link building” theo cách redirecting như đã nói trên, dưới đây là các bước Ahrefs thực hiện:
Biểu đồ dưới thể hiện lịch sử xếp hạng của Ahrefs về bài viết hướng dẫn “broken link building”
Lưu lượng traffic của Ahrefs về hai viết này có thay đổi tích cực
Trước khi áp dụng cách này vào năm 2018, cả 2 bài viết này đều có lưu lượng truy cập thấp. Nhưng sau khi redirect và hợp nhất đã nhận được lượng truy cập cao hơn nhiều.
Mẹo: Đây là phương pháp hay để hoán đổi bất kỳ internal link sau khi thực hiện việc điều chỉnh, chuyển hướng này.
Bên cạnh đó, có thể dùng Link Explorer trong Site Audit của Ahrefs để thực hiện:
Sau đó sẽ thấy được danh sách các internal link trỏ tới URL, cùng với anchor text của các liên kết và chi tiết khác.
Hầu như mọi trường hợp là đúng. Tuy nhiên, đối với những độc giả có kinh nghiệm họ sẽ cho rằng điều này còn phải phụ thuộc vào SEO nữa.
Ví dụ, Ahrefs có 2 bài hướng dẫn khá giống nhau:
Cả 2 trang đều nhắm tới cùng mục đích, tuy nhiên mục tiêu từ khóa lại khác nhau. Và khi nhìn vào lượng organic traffic, sẽ thấy được khác biệt của 2 trang.
Trường hợp có thể xem là Keyword cannibalization, và vì thế chúng ta có thể hợp nhất các trang lại.
Như ví dụ trên, bài viết hướng dẫn “cách gửi trang web tới công cụ tìm kiếm” lọt vào top 1.
Và có vẻ như nó được tối ưu hóa khá nhiều “tiềm năng lưu lượng truy cập” như hình ảnh dưới
Vậy đây có phải là bị dính Keyword cannibalization? Và việc hợp nhất này liệu có ảnh hưởng tốt không? Có lẽ là không.
Việc hợp nhất các bài viết này có thể làm Ahrefs mất một lượng organic traffic, trong khi đó lượng truy cập đó sẽ đổ dồn về bài viết đã được hợp nhất. Vậy tại sao lại cần phải quan tâm?
Dưới đây là một ví dụ khác về việc nhắm mục tiêu cùng từ khóa trên nhiều trang với các mục đích khác nhau. Đây được xem là một ý tưởng hay khi từ khóa có ý định hỗn hợp lại, và nó không hẳn được xem là Keyword cannibalization. Chắc chắn có thể thấy được một số từ khóa trùng lặp và thay đổi theo định kỳ.
Một lần nữa nhấn mạnh việc tập trung vào “ăn thịt, tranh chấp” từ khóa không có ý nghĩa. Có nguy cơ mất đi lưu lượng traffic từ khóa đuôi dài.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu số liệu phân tích cho biết rằng một trong những trang này có ít hoặc không có giá trị.
Ví dụ : Có một bài đăng trên blog Tofu, và một trang đích Tofu
Với ví dụ này, chỉ cần chắc chắn rằng nếu bài đăng không có giá trị với doanh nghiệp, hãy nên xóa trang và chuyển hướng nó về trang đích để củng cố về “quyền hạn”. Và tránh đi việc bị mất lưu lượng traffic.
Đa số mọi người thường xử lý Keyword cannibalization ở cấp độ từ khóa với giải pháp tương đối phù hợp, nhưng thực tế lại có vẻ vẫn còn sai sót. Sau đây là một số tip hữu ích để khắc phục tình trạng Keyword Cannibalization:
Đây không hẳn là một cách giải quyết hay trừ khi trang này không có giá trị cho doanh nghiệp của bạn, hay chỉ xếp hạng từ khóa cannibalization.
Tuy nhiên 2 trường hợp này hiếm khi xảy ra.
Các công cụ tìm kiếm loại bỏ trang ra khỏi chỉ mục của chúng khi dùng Noindex, nói đơn giản là các trang đó sẽ không xếp hạng cho bất kỳ từ khóa nào.
Canonicalize page – chuẩn hóa trang nhằm xử lý trang bị trùng lặp nội dung. Nhưng đây không phải là cách xử lý khi bị dính “ăn thịt từ khóa”.
Về giả định nghe có vẻ hợp lý, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể xóa bài viết hoặc thay đổi Keyword Cannibalization. Trường hợp nên sửa chẳng hạn khi cả 2 trang có đều ở top 2 và 3, khi đó phải thay đổi 1 trang với từ khóa khác hoặc xóa trang. Ngoài ra, có thể cân nhắc gộp 2 bài viết lại với nhau.
Bài viết trên giúp hiểu rõ về ảnh hưởng của Keyword cannibalization và cách khắc phục tình trạng “ăn thịt từ khóa” trên website. Hãy thường xuyên kiểm tra và để đưa ra giải pháp xử lý sớm nhất.
Liên hệ ngay On Digitals nếu bạn đang quan tâm về dịch vụ SEO và Digital Marketing cho website của doanh nghiệp.