Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

logo
Yêu cầu Hồ sơ năng lực

Chi tiết bài viết

Tìm hiểu 14 kỹ thuật SEO cơ bản, hiệu quả cho người mới bắt đầu

Dịch vụ SEO

09/01/2023

33

Kỹ thuật SEO là gì?

Bạn đã biết SEO là gì? SEO được hiểu một cách đơn giản là quá trình tối ưu hóa website của bạn trên công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).

SEO mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Có thể kể đến như:

  • Các công cụ tìm kiếm sẽ không gặp bất kỳ sự cố nào khi truy cập và lập chỉ mục website của bạn
  • Cung cấp các nội dung chất lượng, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc website
  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu được ý nghĩa (ngữ cảnh) nội dung của bài viết
  • Làm tăng độ tin cậy và xếp hạng website trên SERP (trang kết quả công cụ tìm kiếm)

 

Các kỹ thuật seo cơ bản giúp tối ưu hóa website

Vậy kỹ thuật SEO là gì? Kỹ thuật SEO là tổng hợp những thao tác ở giai đoạn thu thập thông tin và lập chỉ mục. Việc này giúp các công cụ tìm kiếm không gặp sự cố khi truy cập thông tin, lập chỉ mục và diễn giải website của bạn.

Một cách tổng quát, kỹ thuật SEO sẽ bao gồm 2 yếu tố chính là SEO Onpage và SEO Offpage.

  • SEO Onpage là tất cả các hành động trực tiếp trên website, làm tăng hiệu quả của website đối với công cụ tìm kiếm. Và mang lại giá trị cho người dùng.
  • SEO Offpage là quá trình xây dựng liên kết với các website khác, giúp website của bạn gia tăng độ tin cậy và tăng thứ tự xếp hạng.

Checklist 14 kỹ thuật SEO cơ bản cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật SEO có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xếp hạng của website. Checklist 14 kỹ thuật SEO cơ bản mà mọi SEOer nên nắm rõ sẽ được thông tin chi tiết ngay sau đây.

Xác định tên miền phù hợp cho website

Tên miền là một địa chỉ tĩnh, cố định để dẫn đường tới website của bạn. Tên miền đóng vai trò như “số nhà” của mỗi website. Và khi thiết lập bất kỳ một website nào cũng cần có tên miền.

Ví dụ: tên miền của website On Digitals là ondigitals.com.

Bạn truy cập vào website bằng www hoặc không có www ở phía trước tên miền đều được. Ví dụ với tên miền ondigitals.com, bạn có thể truy cập vào website thông qua https://www.ondigitals.com hoặc https://ondigitals.com.

Hai cách truy cập trên đối với người dùng thì không có ảnh hưởng, tuy nhiên sẽ gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm. Bởi các công cụ này sẽ nghĩ đây là hai website khác nhau.

Điều này có thể khiến website của bạn gặp vấn đề lập chỉ mục, trùng lặp cùng các vấn đề nội dung. Từ đó xếp hạng website sẽ bị giảm và thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do vậy, bạn cần xác định tên miền phù hợp cho website của mình và thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết có www hay không có www.

 

Lựa chọn tên miền phù hợp cho website

Tối ưu tệp robots.txt

Sau khi bạn đã thiết lập được tên miền phù hợp cho website, bước tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra và tối ưu hóa file robots.txt.

Có thể hiểu Robots.txt là một tệp văn bản nằm trong thư mục gốc của website. Tệp này đóng vai trò hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm về cách thu thập dữ liệu đối với các trang trên website để lập chỉ mục.

Robots.txt là tệp có định dạng khá đơn giản, do đó không cần can thiệp nhiều vào tệp này. Bạn chỉ cần kiểm tra và đảm bảo rằng không có sự ngăn chặn sai, làm ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin từ công cụ tìm kiếm.

Ví dụ về file robots.txt của On Digitals:

kỹ thuật seo cơ bản

File robots.txt của On Digitals

Tối ưu cấu trúc URL của website

Cách để tối ưu cấu trúc URL của các trang trên website bao gồm các tiêu chí:

  • Dùng các ký tự chữ thường không viết in hoa
  • Dùng dấu gạch – để tách các từ trong URL
  • URL nên ngắn gọn và dễ nhớ, hạn chế sử dụng các ký tự và từ không cần thiết
  • Sử dụng từ khóa trong URL, không nên nhồi nhét
  • Tối ưu URL khi xuất bản nội dung mới

Ví dụ về một URL được tối ưu cấu trúc: https://ondigitals.com/featured-snippet-la-gi/.

Nếu bạn sử dụng WordPress thì mặc định sẽ lấy tiêu đề bài đăng để tạo URL. Những URL được tạo tự động này tương đối dài và không được tối ưu.

Do đó, đối với những bài viết đăng rồi thì bạn không cần thay đổi lại URL. Bạn chỉ cần áp dụng cấu trúc URL ở trên cho những bài đăng mới của website.

Thiết kế các danh mục và cấu trúc trang web

Danh mục và cấu trúc của website là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả SEO. Người dùng có xu hướng ở lại một trang web lâu hơn khi họ dễ dàng tìm được những thông tin mong muốn.

Đồng thời, khi danh mục và cấu trúc website hợp lý, các công cụ tìm kiếm cũng có thể hiểu và lập chỉ mục website của bạn một cách dễ dàng.

 

Trong kỹ thuật SEO không thể thiếu thiết kế danh mục và cấu trúc web

Một thiếu sót thường gặp là quên đi điều hướng và cấu trúc của website. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến SEO và xếp hạng của website. Cấu trúc website phù hợp và rõ ràng sẽ giúp Google xếp hạng tốt cho những trang quan trọng.

Thêm Breadcrumb cho trang web

Breadcrumb là một menu tập hợp các liên kết cho phép người dùng điều hướng đến một trang trước đó hoặc tới trang chủ của website. Breadcrumb có thể được đặt ở trên cùng hoặc ở dưới cùng của website.

Mục đích chính của breadcrumb là giúp người đọc điều hướng trang web dễ dàng và biết mình đang ở đâu trong website. Đồng thời giúp đưa ra gợi ý cho các công cụ tìm kiếm về cấu trúc của website.

Breadcrumbs được xem là một trong những kỹ thuật SEO được đánh giá cao. Sau đây là hướng dẫn cơ bản để tạo Breadcrumbs. Bạn lưu ý cách này đang áp dụng cho web sử dụng WordPress và có sử dụng Plugins Yoast SEO.

    1. Bạn copy đoạn code sau vào vị trí muốn breadcrumb hiển thị, thường thì đặt cho vị trí ở file bài viết (single.php) và trang (page.php) của themes đó.

‹?php if ( function_exists(‘yoast_breadcrumb’) ) { yoast_breadcrumb(‘ ‹p id=”breadcrumbs”›’,’‹/p› ‘); } ?›

  1. Tiếp đến, bạn vào bảng điều khiển chọn SEO → Advanced để bật Breadcrumb và tùy chỉnh hiển thị cấp bậc của Breadcrumb.

Quan tâm đến dữ liệu được cấu trúc

Trong những năm gần đây, dữ liệu có cấu trúc (structure data) được quan tâm. Bởi khả năng hỗ trợ Google trong quá trình đưa ra kết quả tìm kiếm.

 

Dữ liệu được cấu trúc giúp SEO website hiệu quả hơn

Structure data có thể hiểu đơn giản là thông tin đã được sắp xếp. Mục đích của dữ liệu được cấu trúc là giúp mô tả thông tin cụ thể về một trang web. Việc này nhằm có thể hiển thị dưới dạng featured snippet của Google.

Kiểm tra URL canonical

URL canonical giúp cho Google biết phiên bản trang nào cần phải tính đến khi lập chỉ mục trang web. Mỗi website và từng trang trong website của bạn phải có một URL canonical.

Bạn có thể thêm URL canonical vào trang bằng cách thêm thẻ trongcác bài đăng và trang web.

Nguyên tắc chung là bạn nên chỉ định một URL canonical cho tất cả các trang trong web của bạn. Để kiểm tra xem trang web đã có URL canonical hay chưa, bạn có thể thực hiện bằng cách nhấp chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trong trang. Sau đó, chọn VIEW SOURCE → Sau đó tìm kiếm rel = canonical và kiểm tra giá trị.

Bạn có thể sử dụng Plugin để tự động thêm. Trường hợp website của bạn dùng WordPress, bạn hãy chọn Plugin Yoast SEO. Hoặc thuê bên thứ 3 để thực hiện các thay đổi cần thiết.

Tối ưu các trang 404 trên website

Khi người dùng truy cập vào URL không còn tồn tại trên trang web sẽ dẫn đến hiển thị trang 404. Nguyên nhân có thể là trang đã bị xóa, URL thay đổi, hoặc người dùng nhập sai URL.

Các phiên bản WordPress mới nhất hầu hết đều đã tối ưu hóa 404 trang theo mặc định. Nếu chưa, bạn có thể sử dụng Plugin hoặc chỉnh sửa các themes giao diện để trang 404 trở nên thân thiện hơn trên website.

 

Hãy tối ưu trang 404 trên website trở nên thân thiện hơn

Một trang 404 được xem là thân thiện khi có các yếu tố sau:

  • Có cấu trúc và menu điều hướng như trang web của bạn
  • Có giao diện và ngôn ngữ thân thiện khi hiển thị
  • Đề xuất các trang liên quan giúp người dùng có lựa chọn thay thế
  • Giúp người dùng có thể quay lại các trang chủ, trang trước, hay các trang liên quan

Tuy nhiên, đừng tốn quá nhiều thời gian cho việc tối ưu hóa trang 404. Chỉ cần đảm bảo khi một trang không được tìm thấy, nó sẽ trả lại một trang 404 thân thiện với người dùng.

Tối ưu sơ đồ trang web XML

Tối ưu hóa sơ đồ trang XML là một trong các kỹ thuật SEO cơ bản. Sơ đồ trang web XML là một tệp XML liệt kê các trang/bài đăng có sẵn trên website. Bên cạnh tiêu đề bài đăng, tệp này cũng gồm ngày công bố (publish) và ngày cập nhật cuối cùng. Các công cụ tìm kiếm sử dụng sơ đồ XML như bản hướng dẫn khi thu thập thông tin trên website.

 

Tối ưu hóa sơ đồ của trang web XML

Cách để tối ưu hóa sơ đồ trang web XML khá đơn giản. Bạn chỉ cần trong sơ đồ trang có chứa các trang quan trọng. Đó là các trang, bài đăng, danh mục của website. Lưu ý các trang quan trọng không bao gồm các trang thẻ, trang tác giả, trang khác không có nội dung riêng.

Cần đảm bảo khi một trang mới xuất bản hoặc cập nhật thì hồ sơ trang web được cập nhật tự động. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console và Bing Webmaster để gửi hồ sơ tới Google để kiểm tra trạng thái.

Cài đặt SSL để tạo HTTPS cho website

HTTPS là một dấu hiệu để nhận biết một website có tính bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho người truy cập. Khi cài SSL trên máy chủ của bạn, trang web được truy cập bằng https chứ không phải http.

Điều này có nghĩa rằng bất kỳ thông tin nào được chuyển giữa website và máy chủ đều được mã hóa. Ví dụ các thông tin như tên người dùng, mật khẩu, thông tin cá nhân,… mà không sợ bị lộ thông tin

Cài đặt SSL trên website đảm bảo an toàn cho người dùng truy cập

Bất kỳ trang web nào cũng nên cài đặt SSL, bạn có thể liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để được hỗ trợ cài đặt.

Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang (Page Speed) cũng có ảnh hưởng đến xếp hạng trang web và trải nghiệm của người dùng. Những website có tốc độ tải trang nhanh chóng sẽ hoạt động tốt hơn, có nhiều người truy cập hơn. Bởi hạn chế trường hợp người đọc thoát trang của bạn để tìm kiếm một trang khác.

Tối ưu tốc độ tải trang là một kỹ thuật SEO cơ bản cần thực hiện trên cả website và server để đạt được kết quả tải trang như mong muốn. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của website bằng các công cụ Google PageSpeed Insights hay Pingdom Tools. Các công cụ này sẽ đưa ra một số đề xuất giúp bạn cải thiện tốc độ tải trang.

Tối ưu tốc độ tải trang là việc cần làm khi SEO website

Một số cách hiệu quả nên ứng dụng trong việc cải thiện tốc độ trang của website:

  • Sử dụng hệ điều hành 4 bit bằng cách nâng cấp máy chủ.
  • Thay vì PHP 5.2 thì bạn nâng cấp lên PHP 7.2.
  • Đảm bảo kích thước ảnh/video chuẩn, không nên để những hình ảnh có kích thước quá lớn. Trường hợp này, bạn có thể sử dụng các công cụ online giúp giảm kích thước ảnh nhưng chất lượng ảnh vẫn không thay đổi.
  • Hạn chế sử dụng quá nhiều Plugin, nâng cấp WordPress và các plugin lên phiên bản mới nhất.
  • Chỉ nên đầu tư vào một themes tùy chỉnh, không nên sử dụng các giao diện themes có sẵn. Vì các theme này thường chứa nhiều mã không cần thiết, khiến tốc độ tải trang chậm hơn.
  • Các JS Files và CSS nên được tối ưu hóa và giảm thiểu.
  • Sử dụng plugin bộ nhớ đệm, sử dụng tải Javascript không đồng bộ
  • Hạn chế thêm quá nhiều nội dung trongcủa trang web

Làm cho website thân thiện với thiết bị di động

Việc tìm kiếm thông tin trên thiết bị di động chiếm một tỉ trọng cao. Vì thế, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến việc tối ưu giao diện trên thiết bị di động.

Làm cho trang web thân thiện với các thiết bị di động là kỹ thuật SEO cơ bản nhưng cần thiết. Mục đích là để tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

Bạn có thể kiểm tra lại website của mình đã thân thiện với điện thoại di động chưa bằng 2 cách:

  • Sử dụng tính năng “Kiểm tra URL” trên Google Search Console của website
  • Sử dụng công cụ kiểm tra Rich Result Test

Cần đảm bảo những yếu tố sau để trang web thân thiện hơn với thiết bị di động:

  • Nội dung của website trên trang web và điện thoại di động phải giống nhau. Nất kỳ thông tin nào của website hiển thị trên máy tính cũng phải hiển thị trên điện thoại di động.
  • Tốc độ tải trang trên thiết bị di động phải ít hơn 6 giây, càng tối ưu càng tốt.
  • Hạn chế sử dụng quảng cáo trên điện thoại di động.

Xem xét sử dụng AMP cho website

AMP (Accelerated Mobile Pages – Tăng tốc trang di động) là một cách giúp cho web di động nhanh hơn bằng cách sử dụng AMP HTML. Điều này giúp trang web của bạn tải với tốc độ nhanh chóng.

 

Cải thiện tốc độ tải trang với AMP

Lưu ý các trang sử dụng AMP chỉ có thể truy cập thông qua kết quả tìm kiếm của Google trên Mobile hoặc các nhà cung cấp AMP khác. 2 ưu điểm của việc sử dụng AMP cho website có thể nhắc đến:

  • AMP giúp cho trang di động của bạn nhanh hơn
  • Giúp tăng CTR từ người dùng di động

Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc khi sử dụng AMP. Bởi kỹ thuật SEO cơ bản này cũng tồn tại một số nhược điểm:

  • Cách thực hiện khá phức tạp, ngay cả kích hoạt các Plugin AMP trên WordPress cũng chưa đủ
  • Trang AMP không thể sử dụng cho mục đích tiếp thị qua Email
  • Nếu muốn sử dụng trang web AMP, bạn cần phải thuê một nhà phát triển để xây dựng
  • Rất dễ gây nhầm lẫn trong việc xem phân tích và báo cáo, vì bạn sẽ phải xem từ cả website thông thường và trang web AMP

Hiện nay, nhiều người cho rằng việc áp dụng AMP chỉ có lợi ích về mặt tốc độ. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai khi Google luôn cập nhật các thuật toán mới để hỗ trợ người dùng.

Phân trang và cài đặt đa ngôn ngữ

Khi bạn muốn chia nhỏ một trang dài thành nhiều trang ngắn hơn, giải pháp thường được sử dụng là phân trang. Bạn có thể dùng các liên kết rel = “next” và rel = “prev” để cho các công cụ tìm kiếm biết trang tiếp theo chính là sự tiếp nối của trang chính. Lúc này, Google sẽ hiểu trang nào là trang chính và sử dụng để lập chỉ mục dễ dàng.

Bên cạnh đó, bạn sẽ cần đặt đa ngôn ngữ nếu nội dung trên website sử dụng nhiều thứ tiếng. Bạn có thể sử dụng thuộc tính hreflang để Google hiểu hơn về nội dung và cấu trúc website của bạn.

Điều này sẽ giúp website hiển thị nội dung theo như ngôn ngữ người dùng. Ví dụ như sẽ hiển thị tiếng Anh đối với người nước ngoài. Đồng thời giúp website tối ưu SEO, tránh nội dung trùng lặp.

 

Nếu website dùng nhiều thứ tiếng thì cần cài đặt đa ngôn ngữ

Danh mục kiểm tra các kỹ thuật SEO

Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau để kiểm tra mình đã thực hiện tốt hay chưa các kỹ thuật SEO cơ bản mà On Digitals hướng dẫn.

Danh mục kiểm tra các kỹ thuật SEO gồm có:

  • Kiểm tra một miền ưa thích trong Google Search Console và WordPress
  • Kiểm tra robots.txt tối ưu hóa chưa
  • Kiểm tra cấu trúc URL tối ưu hóa chưa
  • Tùy chỉnh điều hướng và cấu trúc Website phù hợp
  • Trên các bài đăng và trang thêm menu Breadcrumbs
  • Các breadcrumbs thêm đánh dấu lược đồ
  • Trang chủ và các trang khác thêm dữ liệu được cấu trúc
  • Trang 404 cần tối ưu hóa
  • Gửi và tối ưu hóa sơ đồ trang web XML tới Google và Bing
  • Kích hoạt HTTPS để đảm bảo an toàn cho người dùng truy cập.
  • Kiểm tra và tối ưu hóa tốc độ tải trang, tính thân thiện của trang web với thiết bị di động
  • Cân nhắc có nên sử dụng AMP cho website hay không
  • Kiểm tra số trang và cài đặt đa ngôn ngữ của bạn

Xem thêm: Ngoài các kỹ thuật cơ bản, các SEOer mới cũng cần phải biết về những vấn đề phổ biến như keyword stuffing.

Lời kết

Trên đây là 14 kỹ thuật SEO cơ bản khi bắt đầu tìm hiểu về SEO website. On Digitals hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tối ưu website của mình một cách tốt nhất.

Thường xuyên truy cập On Digitals để cập nhật các kiến thức mới nhất về SEO và Digital Marketing. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng về các giải pháp đối với doanh nghiệp như dịch vụ SEO, thiết kế website,…


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận