Trong thời đại công nghệ số, những ngành nghề liên quan đến Internet đang phát triển mạnh mẽ và được nhiều người quan tâm. Việc mong muốn trở thành một nhân viên SEO cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ bản chất của ngành SEO chưa? Nhân viên SEO nghĩa là gì và cần phải làm những gì? Hãy cùng On Digitals tìm hiểu ngay sau đây.
SEO được viết tắt bởi cụm từ Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Có thể hiểu rằng công việc chính của nhân viên SEO là giúp cho một trang web nào đó xuất hiện ở trang 1 (top 10) trên công cụ tìm kiếm Google.
Thay vì Marketing qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok,... thì các nhân viên SEO Marketing sẽ xem Google là kênh hoạt động chính nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng.
Khi người dùng truy vấn một từ khóa nào đó trên Google, kết quả trả về sẽ là các liên kết, bài viết của những website đã được đánh giá uy tín. Người dùng thường có xu hướng nhấp vào các nội dung top đầu hơn là cuộn sang trang 2.
Chính vì thế, người làm SEO phải tối ưu sao cho trang web của mình “nhảy” vào ít nhất là top 10 với lượng từ khóa nhất định. Điều này giúp bạn tiếp cận thành công khách hàng tiềm năng trên Internet.
Hiện tại, chưa có nhiều môi trường đào tạo chuyên sâu về ngành SEO. Bởi SEO tối ưu theo công cụ tìm kiếm thông qua thuật toán của Google. Và thuật toán Google luôn thay đổi và cập nhật mới thường xuyên. Vì thế, các chương trình, kiến thức dạy học cũng phải thay đổi để phù hợp với các quy tắc SEO mới.
Trong khi đó, các trường đại học với niên khóa kéo dài từ 3 - 4 năm và yêu cầu sinh viên phải học nhiều môn. Thế nên, nếu có đào tạo thì SEO chỉ có thể là một trong số những môn học chứ chưa thể là một ngành đặc thù.
Nếu bạn muốn theo đuổi và trở thành một nhân viên SEO Marketing, bạn nên tìm kiếm vị trí SEO để thực tập ở các công ty uy tín. Bên cạnh đó là tự học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm từ cộng đồng SEO hoặc một số khóa học về SEO.
Những ngành học sau đây trong các trường đại học cũng có giảng dạy môn học về SEO:
Dưới đây là checklist 12 công việc thường ngày của một nhân viên SEO.
Công việc đầu tiên của nhân viên SEO là lên kế hoạch tối ưu cho website đảm bảo các tiêu chuẩn cần có. Vì cần xử lý nhiều dữ liệu nên bạn phải sắp xếp, lưu trữ và phân loại các thông tin sao cho có thể nhớ và truy cập sử dụng mỗi khi cần. Thông thường, các nhân viên SEO sẽ dùng những phần mềm phổ biến như Excel hoặc Google Sheet để lên plan SEO.
Nghiên cứu từ khóa là công việc cơ bản nhất của một SEOer. Bạn cần nghiên cứu và đánh giá mức độ khó - dễ của các từ khóa, xác định loại từ khóa. Từ đó đề ra phương pháp tối ưu nhất, đưa từ khóa lên top tìm kiếm của Google.
Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể rank top tìm kiếm với số lượng lớn từ khóa? Nguyên nhân nào khiến website đối thủ mang về lượng Organic Traffic tốt?. Hãy phân tích và đánh giá trang web của đối thủ để tìm được hướng đi cho website của bạn.
Phân tích số liệu là việc mà bất kỳ SEOer nào cũng phải nắm rõ. Vì các số liệu có liên quan đến độ tối ưu hóa của trang web, ảnh hưởng đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Do đó, khi phân tích số liệu, bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết để SEO website tốt hơn.
Content (nội dung) là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến SEO. Một website được xây dựng bởi content chất lượng, không trùng lặp, các bài viết chứa thông tin bổ ích cho người dùng, hướng về đúng keyword tìm kiếm sẽ có khả năng rank top cao hơn.
Tối ưu Onpage là việc làm cơ bản của một nhân viên SEO. Bạn cần tối ưu văn bản, các heading, hình ảnh, giao diện trang đích sao cho chuẩn SEO. Và người truy cập cũng dễ dàng tra cứu thông tin cần biết.
Một nhân viên SEO khi làm việc với khách hàng phải biết cách truyền tải, giải thích rõ ràng và chi tiết về những thông tin SEO. Bởi khách hàng không phải ai cũng am hiểu về các kỹ thuật này. Họ cũng là người chi trả một số tiền lớn để bạn xây dựng trang web nên cần phải nắm bắt được mọi thông tin về tiến độ, hiệu quả công việc của bạn.
Liên kết (bao gồm internal link, external link và backlink) cũng quan trọng không kém để SEO website phát triển ổn định. Một SEOer nên biết được những kỹ thuật link building giúp cho website lên top từ khóa hiệu quả hơn.
Ngày nay, có lượng lớn người dùng sử dụng smartphone, máy tính bảng bởi sự tiện lợi và nhanh gọn. Vì vậy, số lượt truy cập Internet bằng thiết bị di động cũng ngày càng tăng lên.
Chính vì thế, nhân viên SEO Marketing cũng phải tập trung tối ưu hóa website hiển thị trên các thiết bị di động. Việc này nhằm tối ưu tốt nhất về trải nghiệm người dùng.
UX, UI là những yếu tố cần được quan tâm khi làm SEO website. Để đảm bảo sự tiện lợi, phục vụ tốt nhất và giữ chân người dùng lâu hơn thì việc thiết kế và nâng cấp UX, UI thật sự cần thiết.
SEOer thiết kế UX, UI theo tư duy sáng tạo của mình hoặc cũng có thể tham khảo theo những đối thủ top đầu ngành để chắc chắn rằng website được tối ưu một cách tốt nhất.
Các bài viết mới đăng sẽ cần thời gian để được tăng trưởng top tìm kiếm giữa vô vàn những bài viết của các đối thủ lớn. Vì vậy, trong khi chờ đợi Organic Traffic đổ về, bạn có thể chia sẻ bài viết lên các kênh mạng xã hội nhằm thu hút lượng Referral Traffic. Hơn nữa, đây cũng là một cách hiệu quả để giúp bài viết được index một cách nhanh chóng.
Việc quảng cáo và đăng tải những bài viết lên Social Network (mạng xã hội) cũng là một cách gia tăng cơ hội website được biết đến nhiều hơn. Đây được xem như một cách Branding thương hiệu vì đa số người dùng hiện nay sử dụng Social Network rất thường xuyên. Nếu content của bạn hay và đủ hấp dẫn thì sẽ thu hút được kha khá lượng người truy cập vào website của bạn.
Sau quá trình xây dựng website thì nhân viên SEO phải lập ra báo cáo và đánh giá xem kế hoạch của mình đã đi đúng hướng hay chưa. Nếu đạt được tín hiệu tốt thì cứ thế triển khai tiếp tục. Nếu phát sinh nhiều vấn đề, bạn cần phải xem xét, phân tích để tìm ra phương án giải quyết.
Để trở thành một chuyên viên SEO, ngoài kiến thức chuyên môn thì cũng cần một số kỹ năng khác. Cùng On Digitals tìm hiểu chi tiết các kỹ năng cần có ở một nhân viên SEO Marketing.
Dù là một phần của Marketing, nhưng lĩnh vực SEO cũng đòi hỏi bạn phải có tư duy về kỹ thuật. Nên nếu muốn là một nhân viên SEO giỏi thì bạn cần rèn luyện tư duy kỹ thuật như tính toán, logic, đánh giá số liệu,...
Bạn có thể áp dụng các cách sau để nâng cao tư duy kỹ thuật của mình một cách hiệu quả hơn:
Làm SEO bao gồm nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu các quy luật của Google. Từ đó, bạn mới có thể tối ưu website chuẩn và đáp ứng được những yêu cầu mà ông lớn này đề ra.
Bên cạnh đó, một nhân viên SEO Marketing còn phải giải quyết vô số những vấn đề hóc búa và phức tạp. Chẳng hạn như “Tốc độ website có ảnh hưởng đến thứ hạng không?”, “Vì sao trang web này đứng top 1 từ khóa đó?”,... và rất nhiều câu hỏi khác cần phải phân tích và suy luận.
Kỹ năng phân tích, suy luận nên được rèn luyện mỗi ngày. Một số cách để trau dồi kỹ năng này như chơi game giải đố, ô chữ Sudoku, đặt câu hỏi,...
Kỹ năng tiếp theo cần phải có của một nhân viên SEO là gì? Đó là bạn phải khá thành thạo trong việc sử dụng Excel, Google Sheet và các ứng dụng văn phòng khác. Vì bạn thường xuyên thu thập, sắp xếp và lưu trữ hàng trăm dữ liệu.
Nếu bạn làm việc không khoa học, không nguyên tắc thì khả năng cao mọi thứ sẽ rối tung lên và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn.
Khi làm SEO, bạn phải tiếp xúc và làm việc với website rất nhiều. Và thông tin của website sẽ được lưu trữ dưới dạng các đoạn code. Google cũng được tạo ra dựa trên ngôn ngữ lập trình. Nên ít nhất bạn phải có hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ lập trình thì việc làm SEO sẽ thuận tiện hơn, cụ thể:
Tư duy phản biện (Critical Thinking) rất cần thiết trong công việc và cuộc sống. Nếu có tư duy phản biện, bạn có thể đem những niềm tin, nhận định trước đó của mình ra để suy xét, chứng minh lại. Bạn sẽ phê phán, phản đối kịch liệt với những điều mình đã tin tưởng trước đó.
Quá trình này có lẽ sẽ không mấy vui vẻ và tạo ra nhiều kịch tính, nhưng đây là điều cần thiết để bạn học thêm được những điều mới mẻ. Và nhờ đó bạn có thể phát hiện ra những quy luật SEO của Google hiện tại đã không còn đúng nữa.
Như đã được đề cập ở trên, Content là một phần quan trọng trong SEO. Thường thì sẽ có nhân viên hoặc đội ngũ Content phụ trách đầu việc này để đảm bảo nội dung được chuẩn hóa.
Tuy nhiên, kỹ năng viết của bản thân bạn cũng phải đủ tốt để có thể tối ưu những bài viết có sẵn. Nhân viên SEO không cần phải quá xuất sắc về content nhưng cũng phải thông thạo một số kỹ năng viết cơ bản để tạo content cho website.
Bạn sẽ không làm SEO một mình mà thường sẽ làm theo team. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng để giúp cho công việc trôi chảy và thành công. Bạn cần có kỹ năng giao tiếp để phục vụ cho những mục đích sau:
Bạn làm việc trong một công ty tức là bạn đã trở thành một phần của tập thể. Chính vì thế, bạn phải có kỹ năng xã hội để có thể kết nối với mọi người.
Có thể bạn hơi ít nói, không quá nhiều bạn, không tham gia nhiều nhóm. Nhưng ít nhất bạn cũng cần hiểu rõ vai trò và công việc của từng cá nhân để có thể phối hợp làm việc nhóm với họ một cách tốt nhất.
Như bạn đã biết, con đường đi đến thành công thường có nhiều chông gai, công việc không phải lúc nào cũng trôi chảy và êm xuôi. Mỗi khi gặp những sự cố như website mất traffic, rớt hạng,... bạn rất dễ sinh sự chán nản.
Hơn nữa, SEO là một quá trình liên tục và lâu dài, khó có thể thấy được kết quả ngay lập tức. Chính vì thế, kỹ năng tự tạo động lực là cần thiết để tìm giải pháp tối ưu kết quả công việc.
Một vài năm trở lại đây, SEO là một ngành khá hot trong lĩnh vực Digital Marketing. Vì vậy, mức lương của nhân viên SEO Marketing được đánh giá thuộc top các ngành nghề có thu nhập tốt. Lương cơ bản của một SEOer sẽ dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng nếu có đầy đủ kinh nghiệm xử lý dự án.
Thực tế đây chỉ là mức lương tại công ty và họ còn có thể nhận thêm các dự án bên ngoài để gia tăng thu nhập của mình. Mức lương của SEOer cũng có sự khác biệt theo từng vị trí.
SEO Junior là những nhân viên có kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm. Với khoảng thời gian làm việc này, mức lương của họ thường dao động từ 5 - 10 triệu đồng/tháng.
SEO Junior chưa đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nhưng bạn phải chủ động học tập để tích lũy kiến thức thực tế, phục vụ cho việc level up bản thân về sau. Mức lương của SEO Junior tuy không cao nhưng cũng không quá thấp so với xuất phát điểm của các ngành khác.
Sau 1 - 2 năm, tùy vào năng lực thực tế mà bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí SEO Senior. Những thành tựu đóng góp, khả năng tiếp thu và phong thái làm việc hiệu quả của bạn sẽ là tiền đề để bạn được thăng tiến lên một cấp bậc mới với mức thu nhập tốt hơn nhiều. Đối với SEO Senior sẽ có mức lương khoảng từ 8 - 10 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn là 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nghề SEO và công việc của một nhân viên SEO mà On Digitals đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về giá trị mà một nhân viên SEO Marketing mang lại cho doanh nghiệp. Nếu bạn mong muốn làm SEO, hãy tìm cho mình một nơi học tập và thực hành thật tốt.
Theo dõi On Digitals để cập nhật các kiến thức hữu ích về Digital Marketing. Hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng về giải pháp SEO website dành cho doanh nghiệp.