Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

Hướng dẫn triển khai SEO Ecommerce hiệu quả cho website bán hàng

Dịch vụ SEO

15/01/2023

15

SEO Ecommerce cực kỳ quan trọng với những website sản phẩm. Nếu muốn khách hàng tìm tới sản phẩm nhiều hơn, tăng tỷ lệ mua hàng thì bạn cần tiến hành SEO Ecommerce. Hãy cùng On Digitals tìm hiểu khái niệm SEO Ecommerce là gì, cách triển khai SEO Ecommerce hiệu quả cho website qua bài viết dưới đây.

SEO Ecommerce là gì?

Quá trình làm cho cửa hàng trực tuyến của bạn hiển thị nhiều hơn trong trang kết quả tìm kiếm được gọi là SEO Ecommerce. Nếu bạn là một marketer hoặc đang quản lý một website bán hàng thì SEO Ecommerce chắc chắn là kiến thức bạn cần tìm hiểu. 

SEO cho website thương mại điện tử

SEO cho website thương mại điện tử

SEO làm cho website hiển thị tốt hơn ở kết quả tìm kiếm. Điều này cũng giống như việc bạn chi tiền cho việc quảng cáo. Điểm khác biệt là một chiến dịch SEO thành công, website sẽ được biết đến nhiều hơn. Đặc biệt, mỗi nhấp chuột của người dùng sẽ không tính phí so với việc quảng cáo. 

Vì sao cần triển khai SEO Ecommerce?

Thị trường Thương mại điện tử đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bên cạnh các trang Ecommerce lớn hiện nay như Shopee, Lazada,… thì việc một cá nhân sở hữu nhiều hơn một cửa hàng trực tuyến cũng trở nên phổ biến. Trong khi đó, để có chuyển đổi và bán được hàng thì bắt buộc website phải có một vị trí cao trong xếp hạng tìm kiếm.

Có hai cách chủ yếu để cửa hàng hay sản phẩm của bạn xuất hiện ở vị trí cao nhằm tiếp cận với khách hàng tiềm năng là quảng cáo PPC hoặc làm SEO web. Quảng cáo PPC mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng cũng tiêu tốn một khoản kinh phí lớn. Đặc biệt đối với website có quá nhiều sản phẩm, bạn sẽ tốn một khoản chi phí khổng lồ cho quảng cáo. Do đó, SEO Ecommerce được xem là giải pháp cho vấn đề này. 

Có 3 lý do chính để triển khai SEO Ecommerce bao gồm:

  • SEO là yếu tố quan trọng để khách hàng tìm thấy web bán hàng
  • Giúp mang lại nguồn traffic lớn và có giá trị
  • Có lợi về lâu dài cho website Ecommerce

Vì sao cần triển khai SEO Ecommerce

Vì sao cần triển khai SEO Ecommerce

SEO là yếu tố quan trọng để khách hàng tìm thấy web bán hàng

Thói quen tiêu dùng hiện nay đã được thay đổi theo sự phát triển của thời đại công nghệ. Một số thống kê đã nói lên điều đó:

  • Theo nChannel: 44% người dùng bắt đầu quá trình mua sắm online bằng cách tìm kiếm sản phẩm đó trên Google.
  • Theo Semrush: 37% lượng truy cập vào những cửa hàng trực tuyến là từ các công cụ tìm kiếm.

Có đến 89% người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm trên Internet trước khi mua hàng. Chính vì thói quen tiêu dùng này đã mở đường cho SEO ngày càng phát triển và trở nên thông dụng hơn với tất cả mọi người. 

SEO cho phép  bạn thấu hiểu được hành trình khách hàng và hành vi của họ. Từ đó đưa ra những chiến lược tiếp cận đối tượng mục tiêu phù hợp. Và khách hàng sẽ tự tìm thấy website của bạn trong vô vàn website Ecommerce khác.

Mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến

Mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến

Giúp mang lại nguồn traffic lớn có giá trị

Một chiến dịch nếu được SEO thành công thì website sẽ có lưu lượng traffic. Và sẽ tiết kiệm nhiều chi phí. 

Triển khai SEO hiệu quả hỗ trợ người dùng tìm thấy website và ghé thăm thường xuyên. Có thể họ sẽ truy cập vào website để đọc thông tin, tìm hiểu về sản phẩm nhiều lần trước khi mua.

Bên cạnh đó, khi khách hàng giới thiệu website của bạn cho bạn bè hay người thân sẽ mang lại độ nhận diện thương hiệu nhất định.

Có lợi về lâu dài cho website Ecommerce

SEO là quá trình hoạt động liên tục mà bạn không cần phải bỏ ngân sách ra quá lớn. Không phải lúc nào khách hàng cũng có thể thấy nội dung mà SEO đem lại, nhưng SEO có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng về lâu dài. 

Sau một khoảng thời gian triển khai SEO, website sẽ xây dựng được nguồn nội dung chất lượng, cũng như các yếu tố Onpage được tối ưu vượt trội. Từ đó, khả năng index và xếp hạng của website sẽ cao hơn, tạo được độ nhận diện thương hiệu tốt với người dùng.

Triển khai SEO cho cửa hàng trực tuyến

Triển khai SEO cho cửa hàng trực tuyến

Cách nghiên cứu từ khóa SEO cho website Ecommerce

Từ khóa là cụm từ mà khi nhập vào ô tìm kiếm trên SERPs để xem những kết quả truy vấn. Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên bạn cần lưu ý khi bắt đầu SEO một website Ecommerce.

Mỗi từ khóa đều chứa đựng nhiều hành vi, nhu cầu và ý định của người dùng. Việc nghiên cứu từ khóa giúp doanh nghiệp xác định được những từ khóa “chất lượng”. Hay còn được hiểu là xác định được nhu cầu và hành vi của khách hàng. Từ đó tối ưu SEO để thu được kết quả tốt nhất. 

Sau đây là các bước nghiên cứu từ khóa cho website Ecommerce.

Sử dụng phễu từ khóa

Khái niệm mục đích tìm kiếm (Search Intent) chắc hẳn không xa lạ đối với SEOer. Đây là mong muốn ẩn sâu của người dùng khi tìm kiếm một từ khóa nào đó trên Internet. 

Search Intent giúp bạn hiểu được đúng mục đích tìm kiếm của người dùng. Từ đó xây dựng bộ từ khóa đáp ứng được Search Intent để tăng tỉ lệ chuyển đổi. 

Mô hình quen thuộc được sử dụng làm phễu từ khóa là AIDA. Đây cũng là mô hình mô tả hành trình khách hàng được áp dụng phổ biến nhất. AIDA là cụm từ được viết tắt của:

  • Attention – Nhận thức
  • Interest – Thích thú
  • Desire – Khao khát 
  • Action – Hành động

Mô hình phễu AIDA được sử dụng phổ biến 

Mô hình phễu AIDA được sử dụng phổ biến

Khách hàng có nhu cầu mua sắm tăng dần từ đầu phễu đến cuối phễu. Ở phễu cuối chính là tệp khách hàng tiềm năng nhất, có tính chuyển đổi cao nhất. Bởi họ đã xác định được nhu cầu của mình và mong muốn tiến hành giao dịch với doanh nghiệp. Việc tiếp cận được những khách hàng này mở ra một cơ hội chuyển đổi thành công.

Những từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao thường sở hữu những đặc điểm sau:

  • Từ khóa dài (có 3-4 chữ trở lên)
  • Cấu tạo từ khóa gồm 2 bộ phận Head – Modifier (body – tail) 

Công cụ Ahrefs chính là một trong những cách được đông đảo các SEOer sử dụng bởi độ hiệu quả mang lại cao.

Trang sản phẩm và danh mục phụ (sub-category) rất quan trọng

Trang sản phẩm (product) và danh mục phụ (sub-category) đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược SEO. Xác suất intent purchase cao, ít cạnh tranh và lên top nhanh hơn trang danh mục (category). 

Các ưu điểm của trang sản phẩm và trang sub-category có thể kể đến như:

Tỷ lệ chuyển đổi cao

Đầu tiên phải kể đến khả năng chuyển đổi cao của hai loại trang này. Hầu hết những khách hàng tìm kiếm từ khóa trang sản phẩm và danh mục phụ đều đã có ý định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng và dễ dàng chuyển đổi.

Ít cạnh tranh

Lợi thế tiếp theo đáng để lưu ý của trang sản phẩm và danh mục phụ là ít cạnh tranh. Những doanh nghiệp lớn, họ có nguồn lực mạnh nên việc thâu tóm từ khóa bằng phương pháp đi từ trên xuống theo phễu là điều hiển nhiên. Vậy để những trang thương mại điện tử vừa và nhỏ muốn cạnh tranh thì việc tối ưu từ dưới phễu đi lên là việc nên làm.

Trang sub-category hỗ trợ cho website lên top nhanh hơn

Trang sub-category hỗ trợ cho website lên top nhanh hơn

Tối ưu chi phí

Việc tránh được sự cạnh tranh và chiến dịch SEO được triển khai hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm một khoản lớn kinh phí.

Lên thứ tự triển khai SEO các bộ từ khóa

Sau khi có được bộ từ khóa chất lượng, bạn cần sắp xếp thứ tự triển khai SEO cho các bộ từ khóa sao cho hợp lý. Thứ tự ưu tiên này đóng vai trò quan trọng, thông thường sẽ dành sự ưu tiên cho những sản phẩm đem lại giá trị và lợi nhuận cao nhất.

Hãy chọn lọc những bộ từ khóa xoay quanh sản phẩm đó. Vì có đặc điểm ít cạnh tranh, dễ lên top nên bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí đầu tư và tiết kiệm được nhiều thời gian. Những từ khóa còn lại, hãy chọn lọc ra keyword modifier và lên cấu trúc. Phần này sẽ được On Digitals đề cập ngay sau đây.

Tối ưu cấu trúc website Ecommerce

Cấu trúc website là cách sắp xếp và điều hướng có mục đích. Khi xây dựng một trang web thương mại điện tử, cấu trúc thông tin là điều bắt buộc. Việc sắp xếp trang web một cách hợp lý sẽ tối ưu được trải nghiệm người dùng trên trang. Và dẫn dắt họ tiến sâu hơn vào hành trình mua hàng. Từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi lên cao hơn.

Ngoài ra, một website có cấu trúc logic giúp Google dễ dàng thu thập thông tin. Không những thế, người dùng còn có trải nghiệm trên web tốt hơn. Có 2 cấu trúc web thường được sử dụng: Cấu trúc Silo – dành cho trang sản phẩm và Topic Cluster – dành cho trang tin tức, blog.

Tối ưu cấu trúc website Ecommerce

Tối ưu cấu trúc website Ecommerce

Cấu trúc Silo của website là gì?

Silo là dạng cấu trúc website chuyên sâu. Cấu trúc này chia nội dung website thành các danh mục (Category) độc lập. Chúng được chia thứ bậc dựa trên Topic và Subtopic. Trong đó, nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung một nhóm với nhau.

Một cấu trúc Silo hoàn hảo nên chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề. Các Silo trong cấu trúc sẽ chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn. Những nội dung này được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu, thắc mắc của người dùng.

Nếu được xây dựng tốt, cấu trúc Silo sẽ tác động đáng kể đến xếp hạng và tỷ lệ chuyển đổi của trang web. Ngoài ra, xét về lâu dài, việc lập cấu trúc phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng mở rộng các dòng sản phẩm trong tương lai mà không mất quá nhiều thời gian.

Triển khai Topic Cluster cho website

Topic Cluster là một nhóm trang web được xây dựng xung quanh một phần nội dung. Mỗi trang có nội dung riêng biệt, nhắm đến một chủ đề cụ thể. Chúng được liên kết với nhau để nhắm mục tiêu là chủ đề rộng hơn. 

Việc sử dụng Topic Cluster cho SEO Ecommerce sẽ giữ chân khách hàng trên website bán hàng lâu hơn.

Khi tạo nội dung xoay quanh một chủ đề, website thường được cải thiện thứ hạng tìm kiếm các nội dung tương tự khác đã có trên website của bạn. Thứ hạng càng cao thì lượng traffic càng nhiều. Các bài viết liên quan nếu được hệ thống lại thì người dùng sẽ ở lại để đọc tiếp những bài viết có cùng chủ đề. Điều này tạo thành một vòng lặp tăng trưởng cho cửa hàng trực tuyến của bạn.

Triển khai Topic Cluster cho website

Triển khai Topic Cluster cho website

Sáng tạo nội dung là bước quan trọng cho SEO Ecommerce

Thương mại điện tử là xu hướng phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội tăng trưởng và kinh doanh lớn. Tuy nhiên, cùng với đó là mức độ cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. 

Để có được kết quả khả quan thì doanh nghiệp cần cập nhật, học hỏi và sáng tạo không ngừng. Đặc biệt là nội dung hiển thị trên website. Song song với việc sáng tạo thì việc xây dựng một chiến lược phù hợp cũng quan trọng trong quá trình SEO Ecommerce.

Sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong SEO Ecommerce

Sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong SEO Ecommerce

Chiến lược xây dựng nội dung website thương mại điện tử

Chiến lược xây dựng website là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Một chiến lược rõ ràng, cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục đích của mình một cách hoàn hảo nhất. 

Website chuẩn SEO sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho bạn và khách hàng. Họ sẽ dễ dàng tìm được thông tin cần thiết chỉ với một vài thao tác trên website. 

Đối với bản thân doanh nghiệp, bạn sẽ thu được một lượng lớn traffic. Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích, bạn có thể thống kê và đánh giá được nguồn khách hàng đến từ đâu để phát triển cửa hàng tốt hơn.

Nội dung cho danh mục phụ (sub-category content)

Độ cạnh tranh xếp hạng của sub-category quan trọng không kém trang category. Mặc dù lượng tìm kiếm những trang sub-category có thể sẽ ít hơn trang category, nhưng mục đích thương mại và giá trị chuyển đổi của những danh mục phụ này sẽ lớn hơn. Vì thế, bạn cần đầu tư tốt nhất cho nội dung của các trang danh mục phụ.

Nội dung cho trang sản phẩm

Nội dung của trang sản phẩm thành công khi lấy được niềm tin và đem lại giá trị cho khách hàng. Nội dung trong trang nên được thiết kế theo cách thúc đẩy xếp hạng tự nhiên cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm. 

On Digitals khuyên các bạn tập trung vào trải nghiệm trang sản phẩm. Bởi đây là nơi để khách hàng quyết định có mua hàng hay không.

Nội dung trang sản phẩm hướng đến giá trị lâu dài

Nội dung trang sản phẩm hướng đến giá trị lâu dài

Nội dung blog xây dựng thương hiệu và thu hút traffic

Bạn có thể xây dựng blog với nội dung bài viết tập trung vào review, đánh giá những sản phẩm tốt trong ngành hoặc sản phẩm hiện có. Khi đó, sự tin tưởng của khách hàng dành cho sản phẩm sẽ được tăng lên. Thông thường nhóm khách hàng tìm kiếm nội dung này có xu hướng giao dịch cao.

Những blog được xây dựng nội dung hình thức trên sẽ khai thác được link juice kéo về các trang sản phẩm tương tự. Từ đó có thể giúp khách hàng biết đến nhiều sản phẩm của cửa hàng hơn.

Xây dựng nội dung chú trọng vào ý định tìm kiếm (Search Intent)

Xây dựng nội dung website dựa trên Search Intent đóng vai trò quan trọng. Cách xây dựng này thường sẽ xác định được người dùng ở tập hợp nào trong phễu. Và đưa họ đến đúng nơi cần đến bằng những nội dung thích hợp.

Những khách hàng tìm đến với mục đích tìm kiếm thông tin thì sẽ điều hướng về những website có nội dung chia sẻ thông tin. Còn những khách hàng tìm đến với mục đích giao dịch thì bạn nên hướng khách hàng đến những trang có nội dung mang tính giao dịch. 

Khi xây dựng nội dung theo cách này, bạn sẽ phân loại khách hàng cụ thể hơn. Và tránh tập trung vào những khách hàng không có giá trị chuyển đổi.

Quá trình mua hàng của người dùng phụ thuộc vào Search Intent

Quá trình mua hàng của người dùng phụ thuộc vào Search Intent

Cách triển khai Onpage SEO cho web Ecommerce

Onpage SEO là việc tối ưu các yếu tố trên website của bạn. Với hành động này, bạn sẽ chủ động được trong việc cải thiện thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm. Khác với SEO Onpage thông thường, việc triển khai Onpage cho website Ecommerce cần đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Không những thế, nó còn phải hỗ trợ doanh nghiệp bán được hàng.

SEO Onpage Ecommerce có những yếu tố quan trọng riêng. Vậy những công việc cần làm bao gồm những gì? Và các tiêu chí Onpage ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

Các công việc cần làm để triển khai Onpage SEO Ecommerce

Sau đây là checklist các công việc cần làm để triển khai SEO Onpage cho website Ecommerce.

Chuẩn bị thông tin & content

Bước đầu tiên trong việc triển khai Onpage SEO Ecommerce đó là chuẩn bị thông tin và content một cách cẩn thận. Có một số điểm bạn cần lưu ý như sau:

  • Khách hàng thuộc phần phễu nào?
  • Bộ từ khóa SEO là gì?
  • Chủ đề có phù hợp với tệp khách hàng hay không?
  • Các chủ đề liên quan có mối quan hệ với chủ đề chính hay chưa?

Tối ưu Heading 1

Nội dung tối ưu thẻ Heading 1 bao gồm:

  • Thẻ Heading 1 phải nằm ở đầu nội dung và không có thẻ heading nào ở trước thẻ Heading 1 cả.
  • Chỉ có duy nhất một thẻ Heading 1
  • Cần có các từ khóa SEO dài
    • Không trùng với URL & Title của bài
    • Từ khóa nằm gần góc bên trái 
  • Thẻ Heading 1 bao hàm toàn bộ ý của bài viết

Tối ưu Heading 1

Tối ưu Heading 1

Tối ưu sub-heading trong bài

  • Triển khai sub-heading:
    • Thể hiện toàn bộ ý của đoạn văn đề cập
    • Triển khai nhiều sub-heading càng tốt
    • Mỗi sub-heading tối đa 230 chữ
    • Nên chứa nhiều H2 và H3
    • Đặt sub-heading theo bố cục đoạn văn. H3 ở trong H2, H4 ở trong H3,…
    • Với các phần Q&A, mỗi câu hỏi là một sub-heading 3 hoặc 4
  • Tối ưu từ khóa vào sub-heading 2 và 3
    • Nên sử dụng một số từ khóa phụ chèn vào thẻ Heading 2 và 3 thay vì từ khóa chính
    • Chèn tối thiểu 3 từ khóa
  • Chèn từ khóa semantic vào Heading 3-6
    • Cân nhắc có thể chèn các Keywords Semantic ở nội dung bài viết vào Heading 3 – 6
    • Chèn tối thiểu 1 từ khóa

Tối ưu Title

  • Tối ưu Title bài viết: Title phải bao quát nội dung của trang, chứa từ khoá tiêu chuẩn. Và nên tham khảo điểm chung của đối thủ ở 5 vị trí top SERPs.
  • Tối ưu CTR cho Title: Bạn nên nghiên cứu Adwords kỹ. Và lưu ý số lượng ký tự của title.

Tối ưu URL bài viết

  • Chứa từ khóa trọng điểm (lượng search cao nhất hoặc thể hiện nội dung tổng thể của bài)
  • URL phải ngắn hết sức có thể nhưng vẫn bao hàm toàn bộ ý càng tốt và vẫn giữ đúng nghĩa
  • Nếu như URL có thay đổi so với ban đầu, cần phải 301 redirect các URL cũ sang URL mới

Tối ưu URL bài viết

Tối ưu URL bài viết

Tối ưu cho hình ảnh

  • Triển khai cho hình ảnh đầu tiên: Chèn từ khóa chính xác muốn SEO, đại diện cho topic vào ảnh đầu tiên
  • Các hình ảnh kế tiếp: Có thể chèn các từ khóa sau:
    • Chèn từ khóa phụ, liên quan
    • Thêm các từ khóa semantic
    • Chèn từ khóa mô tả bức hình
  • Viết caption cho hình ảnh: Mô tả hình ảnh sao cho phù hợp bài viết & tối ưu cho người dùng

Tối ưu Keywords Density & Semantic với Surfer SEO

  • Tối ưu content bằng Surfer SEO
    • Words in body: số từ cần có trong body
    • Words in paragraphs: số từ cần có trong paragraph, thẻ <p>số từ</p>
    • Words in strong, b: số từ cần có trong strong, thẻ <strong>số từ</strong>
    • Words in H2 to hH6: số từ cần có trong H2-H6

Chèn từ khóa vào các vị trí quan trọng

Thêm từ khóa vào đoạn đầu tiên của bài viết và chèn từ khóa vào đoạn kết của bài viết.

Tối ưu Meta Description

Meta Description phải tối ưu được nội dung, thu hút lượt truy cập.

Onpage SEO cho website thương mại điện tử

Với mỗi công đoạn Onpage, bạn nên triển khai chi tiết và tránh sai sót. Việc này sẽ hỗ trợ website nhanh chóng tăng thứ hạng, có được lượng Organic Traffic như mong muốn.

Onpage SEO cho website thương mại điện tử

Onpage SEO cho website thương mại điện tử

Chi tiết tiêu chí Onpage cho trang danh mục, danh mục phụ và sản phẩm

Onpage cho trang Category & Sub-category

Các trang danh mục (category) hoặc danh mục phụ (sub-category) không cần quá tập trung vào yếu tố Onpage. Thay vào đó, cần tập trung vào cải thiện UX-UI. Đồng thời, tối ưu ngang trên dưới, số lượng sản phẩm và một vài yếu tố Offpage khác. 

Đối với Onpage cơ bản, bạn nên tham khảo thị trường để xác định dạng format Title, URL, Meta Description thường được dùng nhiều nhất.

Onpage cho trang sản phẩm

Trong khi đó, các trang sản phẩm cần tối ưu chi tiết hơn. Bạn cần đảm bảo thông tin đầy đủ nhất và chú ý đến trải nghiệm của người dùng. Khi tối ưu và đồng bộ sẽ giúp cho danh mục tổng của website mạnh hơn. Và làm rõ được chủ đề, tăng độ uy tín cho tổng thể website.

Chiến lược xây dựng Internal link để tối ưu hiệu quả SEO Ecommerce

Một chiến lược Internal link hiệu quả có thể giúp kéo hàng loạt các trang được liên kết lên cùng. Nếu một trong số tổ hợp các trang web chưa có lượng traffic tốt thì việc sử dụng Internal link sẽ giúp những trang web này được cộng hưởng từ những website đã có độ uy tín và traffic nhất định.

Có 3 chiến lược xây dựng Internal link là:

  • Gợi ý các sản phẩm liên quan nhất
  • Liên kết đến các sản phẩm có Anchor Text giàu từ khóa
  • Tạo chủ đề bài viết so sánh giữa các sản phẩm

Internal link giúp cửa hàng trực tuyến đạt hiệu quả cao

Internal link giúp cửa hàng trực tuyến đạt hiệu quả cao

Chi tiết nội dung về các chiến lược này, hãy cùng On Digitals tìm hiểu ngay sau đây.

Gợi ý các sản phẩm liên quan nhất

Trong một trang danh mục hoặc danh mục phụ, bạn đính kèm những đường link trỏ về các sản phẩm có liên quan khác có thể giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Việc này giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn và hỗ trợ cửa hàng của bạn có thêm cơ hội bán chéo sản phẩm.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến người truy cập mất tập trung vào mục tiêu ban đầu. Vì thế, bạn cần cân nhắc chỉ gợi ý các sản phẩm phù hợp để tránh làm mất khách hàng tiềm năng.

Liên kết đến các sản phẩm có Anchor Text giàu từ khóa

Liên kết các sản phẩm có Anchor Text giàu từ khóa là việc điều hướng khách hàng trực tiếp đến trang sản phẩm. Tại đây, các sản phẩm liên quan sẽ được giới thiệu đến khách hàng.

Tạo chủ đề bài viết so sánh giữa các sản phẩm

Việc so sánh giữa các sản phẩm sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định sáng suốt trong việc mua hàng. Điều này có thể làm tăng sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm. Đồng thời giới thiệu cùng lúc nhiều sản phẩm cho khách hàng. 

Thông thường các bài viết so sánh/review sẽ có lượng tìm kiếm cao, khả năng tạo ra chuyển đổi tốt hơn.

Tạo chủ đề bài viết so sánh giữa các sản phẩm

Tạo chủ đề bài viết so sánh giữa các sản phẩm

Những kỹ thuật khác cần quan tâm khi triển khai SEO Ecommerce

Ngoài những yếu tố SEO quan trọng kể trên, vẫn còn một số kỹ thuật khác cần quan tâm để đạt được hiệu quả trong quá trình SEO Ecommerce.

Thực hiện Audit Technical cho website

Đầu tiên là việc thực hiện Audit Technical cho website. Quá trình này sẽ giúp website của bạn đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng. Khi thực hiện Technical SEO, bạn cần lưu ý một số yếu tố như Crawl, index, render, cấu trúc website,…

Triển khai Entity và Local SEO cho website

Việc triển khai Entity chứng minh website của bạn là đại diện cho một doanh nghiệp có thực và mang lại giá trị thực cho người dùng. Đây là yếu tố quan trọng để website Ecommerce uy tín hơn, tạo được cảm giác yên tâm cho khách hàng khi trải nghiệm.

Local SEO giúp website Ecommerce tăng khả năng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm liên quan đến khu vực/thành phố/quốc gia của bạn. 

Local SEO giúp khoanh vùng khách hàng dễ dàng hơn

Local SEO giúp khoanh vùng khách hàng dễ dàng hơn

Khi người dùng tìm kiếm những từ khóa bạn đã SEO, Google sẽ kết hợp với Google Maps của mình để tìm ra những doanh nghiệp có cung cấp sản phẩm trong một khu vực nhất định.

Đọc thêm: Nhiệm vụ của các SEO agency là gì và những đặc điểm của một agency đáng tin cậy.

Lời kết

Hy vọng những kiến thức On Digitals chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu được SEO Ecommerce là gì. Và cách triển khai SEO Ecommerce hiệu quả cho website bán hàng của mình. 

Theo dõi On Digitals để cập nhật các kiến thức hữu ích về SEO và Digital Marketing. Hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất về giải pháp Digital Marketing dành cho doanh nghiệp.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận