Silo là “chìa khóa” giúp trang web ghi điểm trong mắt người dùng và thân thiện hơn với thuật toán của Google. Vậy cụ thể cấu trúc silo là gì và xây dựng như thế nào? On Digitals sẽ cùng bạn khám phá từ A-Z ngay dưới đây.
Silo vốn là cấu trúc dùng để chứa những vật liệu rời trong nông nghiệp. Mô hình này khi được áp dụng vào SEO Onpage đem lại hiệu quả tốt trong việc nâng cao thứ hạng trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Cụ thể, cấu trúc silo là một dạng cấu trúc website chia các nội dung thành thư mục (category). Trong đó, những thư mục này sẽ phân thành nhiều cấp bậc. Nội dung trong từng thư mục càng nhiều thì chủ đề đó của website càng trở nên thân thiện hơn với Google. Từ đó, vị trí của website trong kết quả tìm kiếm Google cũng được nâng cao hơn.
Xây dựng trang web theo các cấu trúc silo mang lại nhiều điểm cộng SEO, đưa trang web lên vị trí cao hơn trên các công cụ tìm kiếm mà không tốn nhiều chi phí.
Các công cụ tìm kiếm như Google mỗi ngày quy động hàng tỉ con bot để thu thập các dữ liệu về số lượng và chất lượng trang web. Từ đó, lập chỉ mục, đánh giá và xác định thứ hạng (Page Rank) cho vô số trang web trên toàn thế giới.
Cấu trúc silo giúp quy tụ các nhóm nội dung lại với nhau, tạo tính liên kết và xây dựng được ngữ cảnh rõ ràng. Chính vì vậy, silo giúp tăng hiệu suất thu thập của Googlebot và cải thiện thẩm quyền trang web (domain authority) với chủ đề đang xây dựng. Các nội dung trên trang càng có kết nối với nhau, thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm càng được nâng cao.
Trang web sắp xếp nội dung theo cấu trúc silo sẽ giống như một cuốn sách có mục lục rõ ràng. Các bài viết liên quan sẽ được phân loại theo từng “chương” cụ thể. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với chủ đề họ đang hứng thú mà không cần truy vấn với công cụ tìm kiếm. Tương tự, độc giả cũng sẽ không bị điều hướng tới các bài viết không liên quan. Từ đó, cấu trúc silo giúp tăng trải nghiệm người dùng và giữ chân họ ở lại với trang web lâu hơn.
Cấu trúc silo phân chia nội dung thành nhiều thư mục. Ở những nhóm này, nội dung lại được chia thành các nhánh nhỏ hơn. Trong khi đó, cấu trúc phẳng sắp xếp bài viết thành từng nhóm ngang bằng nhau, phân theo thư mục hoặc ngày viết. Đây là cách sắp xếp thường được triển khai trong các blog.
Như vậy, nếu so sánh cả hai, cấu trúc silo thể hiện sự vượt trội hơn với từng tầng nội dung cụ thể. Điều này giúp phân nhóm bài viết khoa học và dễ dàng điều hướng người đọc tới đúng nội dung họ cần.
Hiện silo chia thành hai cấu trúc là vật lý và ảo. Mỗi cấu trúc đều có những ưu điểm riêng, cùng tìm hiểu hai cấu trúc này trong nội dung dưới đây.
Silo vật lý là nhóm được tạo từ thư mục và địa chỉ URL, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt. Nhờ URL, cả Google lẫn người dùng có thể nắm mắt trang web đang trình bày nội dung gì. Để silo vật lý hoạt động hiệu quả, trang web nên có nhiều thư mục song song. Đồng thời, triển khai đa dạng chủ đề, không được trùng lặp giữa các thư mục.
Cấu trúc silo vật lý thường có dạng "domain của trang web/thư mục silo/một nhánh silo". Ví dụ cụ thể như sau:
ondigitals.com/seo/cach-chon-tu-khoa
Thông qua việc phân bài theo silo như trên, người dùng có thể thấy nội dung bài viết về từ khóa đang liên quan đến SEO. Đây là chủ đề họ quan tâm và có thể tham khảo thêm những bài viết khác cùng thư mục.
Cấu trúc silo ảo được xây dựng bằng liên kết nội bộ (internal link). Chúng khó nhận biết bởi những công cụ SEO chuyên dụng. Những bài viết liên quan sẽ được chèn internal link qua lại để kết nối với nhau. Ngược lại, cách này cũng sẽ tách rời những bài không liên quan. Nhờ vậy, trang web sẽ có sự thống nhất về nội dung, phân chia rõ ràng thành từng tầng tách biệt.
Ví dụ, nếu triển khai silo Facebook Ads, bạn có thể phân các bài hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook, cách tối ưu chi phí Facebook Ads, mẹo chạy Facebook Ads tiết kiệm chi phí,... Trong cấu trúc này, tuyệt đối sẽ không có các bài viết liên quan đến Google Ads.
Silo không chỉ đơn giản là tạo ra nhóm nội dung và các đường link liên quan. Để xây dựng được silo chuẩn SEO, bạn lưu ý các thông tin sau.
Khi xây dựng trang web, chủ đề chính và định hướng phát triển là những yếu tố cần xác định rõ ràng, lên kế hoạch triển khai trong tương lai dài. Từ đó, khi nhắc đến thương hiệu và trang web, người dùng sẽ đọng lại những từ khóa chủ chốt bạn đang muốn truyền tải. Đồng thời, cảm nhận được những giá trị thiết thực mà trang web mang đến cho họ.
Thiết kế một bố cục silo rõ ràng và chi tiết là điểm cộng cho người dùng và Google. Đầu tiên, về khía cạnh độc giả, họ sẽ dễ dàng nắm bắt chủ đề trang web truyền tải và được điều hướng đúng vào những nội dung họ đang hứng thú. Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, hãy đặt mình vào vị trí của họ, tư duy giống họ và vẽ sơ đồ cây rõ ràng khi xây dựng mô hình silo nhiều tầng.
Đối với Google, hệ thống thu thập và phân tích nội dung sẽ làm việc hiệu quả khi trang web được phân nhóm content và chia nhỏ thành từng tầng silo. Nhờ vào cấu trúc khoa học và hợp lý này, Google nhanh chóng nhận diện những thông tin mà trang web có thể cung cấp cho người dùng. Sau đó, Google sẽ ưu tiên trang web của bạn trên kết quả hiển thị tìm kiếm.
Khi đã có mô hình silo, hãy nghiên cứu về mạng lưới cấu trúc liên kết để tạo độ chặt chẽ cho trang web. Các dạng liên kết cần áp dụng là Internal link cùng Anchor Text, Inbound Link và Outbound link.
Trong đó, đặt Anchor Text hợp lý sẽ kết nối các bài viết với nhau. Inbound Link hay còn gọi là Backlink sẽ giúp tăng thứ hạng tìm kiếm từ khóa trên Google. Còn Outbound Link khiến trang web thân thiện hơn với bot Google. Bài viết chỉ có Backlink dẫn về mà không có Outbound Link dẫn ra sẽ khó tránh khỏi bị đánh giá là thao túng kết quả tìm kiếm.
Sau khi hiểu silo là gì và chuẩn bị những yếu tố cần thiết trên, bạn sẽ tiến hành xây dựng silo theo bố cục đã định sẵn. Quá trình triển khai phải đi đúng lộ trình từng tầng, đảm bảo được chất lượng bài viết và tính thống nhất cho silo. Hãy chắc chắn silo mình đang thiết kế có đúng và đủ, ít nhất phải ngang ngửa đối thủ cạnh tranh, sau đó mới chuyển qua xây dựng cấu trúc silo tiếp theo.
Dựa vào kế hoạch tổ chức cấu trúc silo trên, bạn có thể triển khai xây dựng chi tiết những cấu trúc silo tối ưu SEO cho trang web theo 6 bước.
Như đã đề cập ở trên, xác định chủ đề chính là nhiệm vụ tối quan trọng trong xây dựng trang web. Để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu nhiều yếu tố như:
Bạn có thể nghiên cứu lịch sử lưu lượng truy cập trang web để xác định chủ đề chính xác. Các “trợ thủ” đắc lực bạn nên tận dụng là PPC Programs (kiểm tra mức độ hiệu quả của từ khóa trong chiến dịch quảng cáo), Google Search Console (thống kê tìm kiếm organic), Google Keyword Planner (nghiên cứu từ khóa theo chủ đề),...
Bố cục silo phải khoa học và đi sâu vào chi tiết để đảm bảo trang web được xây dựng hợp lý và giữ chân độc giả. Bạn có thể xây dựng mô hình theo thương hiệu, đối tượng khách hàng hay ngành hàng. Ví dụ, nếu trang web đang truyền thông về các sản phẩm thời trang, mô hình silo có thể chia theo giới tính (nam, nữ), độ tuổi (trẻ em, tuổi teen, trung niên,...) hoặc loại sản phẩm (áo, quần, váy, phụ kiện,...).
Cấu trúc silo vật lý được xây dựng từ thư mục và đường dẫn URL. Cần có ít nhất 5 trang cùng chủ đề sẽ được kết nối với nhau thành một thư mục mang tính tổ chức cao. Trong đó, mỗi trang cần được đặt tên cụ thể. Các thư mục không được trùng nội dung hay liên kết chéo với nhau. Ví dụ:
Cấu trúc silo ảo là liên kết nội bộ (Internal Link) củng cố cho silo vật lý. Khi kết nối những nội dung chung thư mục lại, silo sẽ trở nên chuyên sâu và có độ nhất quán cao hơn. Silo ảo sẽ liên kết chéo để tạo ra những chủ đề riêng để tăng sức mạnh cho Landing Page của silo, chứ không dẫn link sang bài viết khác thư mục.
Google đánh giá cao các trang web chia sẻ từ chuyên gia lĩnh vực hơn nội dung thông thường. Để củng cố trang web mang tính chuyên gia, nội dung, hình ảnh và video trong bài viết cần có độ chuyên sâu nhất định và hướng về một chủ đề chung. Số lượng và chất lượng content trang web của bạn ít nhất nên bằng hoặc hơn đối thủ, từ đó nhận được sự ưu tiên từ Google.
Kỹ thuật nào dù có tối ưu đến đâu thì vẫn sẽ tồn tại yếu điểm. Vậy vấn đề cần lưu ý khi xây dựng silo là gì? Đó là giữa các silo trong một trang web sẽ không có liên kết nội bộ. Tất cả nội dung bên ngoài ngữ cảnh silo sẽ không được xuất hiện trong silo đó.
Như ví dụ ban đầu, trong silo Facebook Ads sẽ không có liên kết tới các bài viết về Google Ads để tránh phá vỡ cấu trúc silo. Tuy nhiên, vẫn có những người đọc quan tâm về việc chạy quảng cáo trên cả hai nền tảng cùng một lúc. Đây là một bất cập chưa có giải pháp của silo.
Dưới đây là một số băn khoăn phổ biến khi bắt tay vào xây dựng silo. On Digitals sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết.
Chỉ cần quan sát sơ đồ trang web hoặc khảo sát một vài thư mục, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng xác định đối thủ có sử dụng silo hay không. Cấu trúc silo rất dễ nhận biết, đặc biệt là silo vật lý.
Silo vật lý là lựa chọn tối ưu giúp trang web sắp xếp khoa học. Với các trường hợp kinh doanh sản phẩm đa dạng về mẫu mã, thương hiệu, khách hàng mục tiêu,... silo vật lý lại càng hữu ích. Người dùng sẽ có trải nghiệm tìm kiếm thông tin và mua sắm nhanh chóng, không tốn thời gian.
Ngược lại, nếu chỉ đi theo cấu trúc silo ảo đơn thuần, trang web có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định của Google nhưng không phát huy hiệu quả với người dùng.
Công thức URL phổ biến cho silo là "tên trang web (domain)/tên silo/tên bài viết)". Ví dụ như “ondigitals.com/seo/seo-onpage”. Trong trường hợp trang web đã có hệ thống silo internal link hợp lý, URL có thể được rút gọn thành "tên trang web (domain)/tên bài viết".
Từ khóa là yếu tố chủ chốt trong mọi kế hoạch, dự án phát triển. Hãy chọn nhóm từ khóa ngắn gọn, rõ ràng và hiệu quả. Quan đó, người dùng và thuật toán Google có thể giải mã từ khóa nhanh chóng, không bị nhầm lẫn. Trong số nhóm từ khóa này, hãy thu hẹp thành từng chủ đề, rồi sau đó chọn từ khóa chính cho từng trang.
Để có nhóm từ khóa chất lượng, bạn cần nắm bắt lịch sử lưu lượng truy cập và nhu cầu thị trường dưới sự hỗ trợ của các công cụ như Google Keyword Planner, Google Search Console,...
Hiện nay, có nhiều trang web không đi theo mô hình silo nhưng vẫn đạt sự thành công nhất định. Tuy vậy, lợi ích của silo là không phải bàn cãi. Vậy mấu chốt nằm ở cách lên kế hoạch và triển khai hệ thống silo sao cho chuẩn SEO. Thông qua bài viết này, On Digitals hy vọng bạn đã nắm bắt chính xác cấu trúc silo là gì và cách xây dựng silo đem đến lợi ích tối ưu.
Nếu bạn đang cần hỗ trợ toàn diện về Marketing, hãy liên hệ với On Digitals. Chúng tôi sẽ cung cấp những giải pháp chuyên sâu giúp nâng cao hiệu quả mục tiêu của bạn.