Subdomain là khái niệm liên quan đến tên miền không quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng tường tận subdomain là gì và làm thế nào để xây dựng subdomain hiệu quả. On Digitals sẽ cùng bạn tìm hiểu và phát huy tối đa công dụng của tên miền phụ.
Ta có thể hiểu Subdomain là gì như sau: Subdomain là tên miền phụ được mở rộng, đứng trước để bổ sung cho tên miền chính.
Ví dụ, domain chính của On Digitals là ondigitals.com. Giả sử muốn mở rộng thêm một trang web phụ chuyên về hỗ trợ khách hàng, On Digitals có thể ứng dụng subdomain và tạo thêm trang web phụ trên nền tảng trang web chính là support.ondigitals.com.
Như vậy, từ một domain có thể phân ra thành nhiều subdomain có tính chất tương tự. Chúng hoạt động như tên miền chính, giúp tạo nhiều trang web đa lĩnh vực mà không phải lo lắng về chi phí đăng ký domain. Do đó, subdomain rất hữu ích với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, đa dạng các dòng sản phẩm hoặc đối tượng khách hàng khác nhau.
Quá trình tạo subdomain không quá phức tạp. Song, bước đơn giản này lại mang đến nhiều lợi ích không thể bỏ qua cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức xây dựng trang web.
Subdomain có thể hoạt động hoàn toàn như một trang web độc lập với đầy đủ tính năng như trang web với tên miền chỉnh. Chỉ khi nào domain chính bị hết hạn, khóa hoặc hủy thì subdomain mới bị vô hiệu hóa. Với việc phân tách hoặc chuyển các nội dung riêng biệt qua subdomain, người dùng có thể hoạt động dễ dàng trên trang web hơn.
Trường hợp của Google là một ví dụ điển hình. Trang chủ với domain chính google.com sẽ là nơi khách hàng thực hiện thao tác truy vấn theo nhu cầu - mục đích chính của Google. Với các khách hàng có thắc mắc và cần được hỗ trợ, Google sẽ điều hướng qua trang web có subdomain là support.google.com.
Tên miền phụ cho phép tạo trang web mới dựa trên chỉ một domain chính. Bằng cách này, bạn sẽ không cần tốn phí mua thêm một tên miền mới. Ngoài ra, cấu trúc trang web phụ động bộ theo trang web chính, không cần thiết kế mới.
Ví dụ: thương hiệu nha khoa X đang sở hữu website chính là nhakhoax.com để khách hàng tham khảo. Nếu nha khoa này muốn đẩy mạnh một dịch vụ bất kỳ như trồng răng implant thì có thể tạo domain phụ là implant.nhakhoax.com mà không cần mua thêm domain. Tại trang web phụ này, nha khoa đăng các thông tin chỉ dành cho khách hàng có nhu cầu cấy ghép implant.
Với công dụng tạo trang web mới, subdomain là "trợ thủ" hữu ích cho các doanh nghiệp lớn mở rộng mạng lưới website cho các doanh nghiệp con. Bởi vì mỗi sản phẩm, dịch vụ đều cần thành lập trang web để định vị thương hiệu, tăng độ uy tín và tiếp cận khách hàng. Xây dựng một trang web toàn toàn mới sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian. Lúc này, subdomain sẽ phát huy công dụng.
Chưa dừng lại ở đó, việc triển khai trang web phụ dựa trên trang chính sẽ giúp đồng bộ từ khóa, hình ảnh và cấu trúc trang web. Vận hành trang phụ dựa trên trang chính cũng dễ dàng và tối ưu chi phí hơn.
Dù có nhiều ưu điểm, subdomain vẫn không thể tránh khỏi có những yếu điểm nhất định phải lưu ý.
Tạo quá nhiều subdomain và không thể quản lý tốt có thể dẫn tới nhiều hệ quả. Nếu subdomain vi phạm và bị tố cáo, có nguy cơ cả domain chính cũng sẽ bị khai trừ vĩnh viễn. Tỷ lệ khôi phục không cao và nếu có, thủ tục cũng phức tạp, tốn thời gian.
Tận dụng tốt subdomain sẽ hỗ trợ định vị thương hiệu cho doanh nghiệp con hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình vận hành phải có kế hoạch rõ ràng, đảm bảo sự đồng bộ với trang web chính. Từ đó, người dùng có trải nghiệm nhất quán, không bị bối rối và nghi ngờ uy tín thương hiệu.
Thuật toán Google được phát triển không ngừng và thu thập thông tin bao quát Internet. Khi web chính và các trang phụ giống nhau, Google có khi sẽ ưu tiên hiển thị nhiều kết quả từ trang phụ trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng trang web có domain chính.
Subdomain có cả các ưu nhược điểm nhất định tới domain chính. Vì vậy, khi quyết định phát triển trang web phụ với subdomain, bạn cần có định hướng hoạt động lâu dài, hiệu quả và có lợi với domain chính. Vậy những lưu ý khi đăng ký sub domain là gì?
Bạn có thể tạo subdomain đơn giản qua công cụ quản lý CPanel tại nơi quản lý hosting trang web của bạn.
Dưới đây là một vài thao tác chung để đăng ký tên miền phụ trên hosting.
Sau đó, bạn sẽ thấy danh sách subdomain hiện có và đường dẫn thường ở dạng public_html/subdomain. Bạn chỉ cần đăng tải nguồn trang web vào subdomain này.
Bên cạnh băn khoăn domain là gì và cách tạo domain, dưới đây là một số thắc mắc phổ biến khi xây dựng trang web phụ với subdomain.
Bạn nên tiến hành tạo subdomain cho domain chính trong các trường hợp sau đây.
Từ một domain chính, bạn có thể tạo được vô số subdomain. Tuy số lượng không giới hạn nhưng cần lưu ý không nên tạo tùy ý, không có kế hoạch phát triển để tránh giảm uy tín thương hiệu và bị Google phạt.
Domain là tên miền chính bắt buộc phải có để xây dựng và vận hành trang web. Còn subdomain chỉ là tên miền phụ được mở rộng từ tên miền chính. Tuy hoạt động độc lập như một trang web mới, nhưng subdomain vẫn phụ thuộc vào tên miền chính.
Trên đây là những thông tin lý giải subdomain là gì, những ưu nhược điểm và hướng dẫn tạo subdomain. Như đã đề cập ở trên, tên miền phụ mang lại nhiều lợi ích, nhưng sẽ kéo theo cả tác động tiêu cực đến trang web có domain chính nếu không được vận hành đúng cách. Hãy suy xét và lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi bắt tay xây dựng trang web phụ với subdomain.
Đừng quên theo dõi On Digitals để cập nhật những kiến thức bổ ích và mới nhất để phát triển trang web của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm dịch vụ SEO web chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất