Tết Dương lịch và tết Nguyên Đán 2024 ngày càng đến gần hơn, được xem là những ngày diễn ra các sự kiện quan trọng đối với phong tục của người Việt Nam. Trong bài viết, On Digitals sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp về tết 2024 Nguyên Đán như thời gian lịch nghỉ tết Dương lịch, m lịch, cần chuẩn bị cho những ngày tết và nên mua quà ở đâu?
Tết Tây – tết Dương lịch là ngày không chỉ đặc biệt đối với người Việt Nam mà còn đối với toàn thế giới. Bởi tết Tây diễn ra vào ngày 1 tháng 1 để đánh dấu cột mốc chào đón những điều mới mẻ, khép lại một năm cũ đáng nhớ và chào đón những điều tốt đẹp.
Năm 2023 là năm nhuận 2 tháng 2, vì thế nếu tính từ ngày 16/2/2023, thì còn 317 ngày nữa là đến ngày giao thừa, tức là ngày 31/12/2024 (Chủ nhật), và 318 ngày sau đó là mùng 1 tết Dương lịch 2024, tức là ngày 1/1/2024 (Thứ 2).
Đặc biệt, bước sang năm mới ngày 1/1/2024 diễn ra vào ngày thứ Hai. Do đó, toàn thể các công dân, học sinh, sinh viên, các công chức và viên chức sẽ được nghỉ 3 ngày liên tiếp.
Bên cạnh đón chào tết Dương lịch như các nước trên thế giới thì người Việt Nam còn ngày lễ tết quan trọng khác đó là tết Nguyên Đán – Tết cổ truyền. Đối với tết truyền thống, Việt Nam sẽ dựa theo ngày của lịch Âm để ăn mừng. Cụ thể, tết Âm lịch Giáp Thìn sẽ diễn ra như sau:
Tết Âm lịch (tết Nguyên Đán) là một trong những lễ hội quan trọng và truyền thống nhất của người Việt Nam. Việc biết trước thời gian tết đến còn bao nhiêu ngày giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho kỳ nghỉ này.
Đây là dịp sum vầy gia đình, tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên người thân và bạn bè. Thông qua lịch nghỉ tết, chúng ta có thể sắp xếp công việc và kế hoạch du lịch một cách hợp lý.
Thời gian và lịch nghỉ tết sẽ có sự khác nhau cụ thể giữa học sinh, sinh viên, người lao động và các viên chức nhà nước. Hãy tìm hiểu chi tiết dưới đây để bạn có thể lên được kế hoạch phù hợp cho lịch trình của mình.
Hầu hết, học sinh thường có kỳ nghỉ dài để thư giãn cùng gia đình ăn tết và kéo dài từ 7 – 10 ngày, tùy theo quy định của trường.
Tương tự với lịch nghỉ của học sinh, các sinh viên thông thường cũng sẽ được nghỉ từ 7 – 10 ngày, hoặc thậm chí là gần 2 tuần (điều này phụ thuộc vào các quy định nghỉ lễ tết của từng trường Đại học, Cao đẳng).
Đối với người lao động là công chức, viên chức nhà nước có thể sẽ được nghỉ theo bản dự thảo của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội từ ngày 08/02/2024 ( lịch âm là 29 tháng chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/02/2024 (mùng 5 tết).
Như vậy, các công viên chức nhà nước sẽ có tổng 7 ngày nghỉ, trong đó có 5 ngày nghỉ tết theo Luật lao động 2019 và 2 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần để tận hưởng kỳ nghỉ và chuẩn bị những công việc cho năm mới.
Với lịch nghỉ tết Ta 2024, người lao động không với chế độ 1 ngày/ tuần (làm việc vào Thứ 7 và chỉ nghỉ Chủ nhật) sẽ có phương án nghỉ từ 09/02/2024 ( tức ngày 30 tháng Chạp) và kéo dài đến hết ngày 14/02/2024 (ngày 9 tháng Giêng).
Người lao động cũng có cơ hội dành thời gian cho chính mình và người thân. Họ có thể tham gia các hoạt động giải trí như xem hội chợ xuân, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc tại các sự kiện diễn ra trong dịp tết. Điều này giúp họ thư giãn và làm mới tinh thần để chuẩn bị cho một năm làm việc mới đầy năng lượng.
Đối với người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/ tuần (gồm cả Thứ 7 và Chủ nhật) lịch nghỉ tết 2024 được dự đoán bắt đầu từ ngày 09/02/2024 (30 tháng Chạp) và đến hết ngày 15/02/2024 (ngày 10 tháng Giêng).
Khác với lịch nghỉ của công viên chức, người lao động, học sinh và sinh viên, với ngành Y tế sẽ không có ngày nghỉ cụ thể do đặc thù tính chất của công việc. Vào những ngày lễ tết, tình hình giao thông trên cả nước và an toàn vệ sinh thực phẩm thường sẽ tăng lên đột biến. Các chuyên gia làm việc trong các bộ phận cứu hộ và cứu nạn hiểu rõ rằng nguy cơ xảy ra tình huống khẩn cấp không chọn ngày tháng. Vì vậy, họ sẽ luôn sẵn lòng đáp ứng mọi cuộc gọi cứu trợ và phục vụ mọi người trong những ngày lễ quan trọng nhất.
Đối với cán bộ nhà nước chẳng hạn như Công an, An ninh, Quân đội có lịch nghỉ tết cổ truyền tương tự như các viên chức. Tuy nhiên, nếu có lịch trực bảo vệ an ninh quốc gia, các chiến sĩ vẫn sẽ tuân theo. Nhìn chung, kế hoạch nghỉ lễ của các cán bộ sẽ có thời gian linh động.
Để có một cái tết trọn vẹn và ý nghĩa, các gia đình Việt thường có truyền thống dọn dẹp nhà cửa, mua sắm những đồ vật mới hy vọng đem tới những may mắn, đón một năm đầy tài lộc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những công việc cần chuẩn bị để đón tết Ta thật đầy đủ, ấm cùng và trọn vẹn hơn.
Dọn dẹp nhà cửa là một công việc vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong việc chuẩn bị đón ngày tết. Trước khi năm cũ khép lại và năm mới đến, việc làm sạch và dọn dẹp nhà cửa giúp mang lại không gian ấm cúng, thoải mái và tươi mới cho gia đình. Đây cũng là thời điểm để loại bỏ những vật dụng không cần thiết, tạo sự thông thoáng và sạch sẽ cho mọi góc cạnh trong căn nhà.
Ngoài ra, công việc này giúp gia đình có dịp sum họp, và dần trở thành một nét văn hóa đẹp của người Việt. Những vật dụng không còn sử dụng được tách ra để quyết định xem có cần giữ lại hay loại bỏ đi. Cả gia đình cùng nhau làm việc này tạo sự gắn kết, đoàn kết, và sẻ chia công việc trong gia đình.
Bên cạnh việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị đón tết. Cây mai, cây đào, hoa quả, đèn lồng, bánh chưng và bánh tét là những phụ kiện truyền thống thường được sử dụng để trang hoàng nhà cửa. Những món đồ này không chỉ làm cho không gian trở nên lung linh, vui tươi mà còn mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng cho cả gia đình trong năm mới.
Mâm ngũ quả là một trong những yếu tố không thể thiếu trong ngày tết. Được bày trí tại bàn thờ tổ tiên và các góc nhà, mâm ngũ quả là biểu tượng của sự sung túc, may mắn và tài lộc trong năm mới. Với tượng trưng cho năm điều tốt lành và sung túc trong cuộc sống, năm loại trái cây phong phú và đa dạng như xoài, dừa, dưa hấu, mít và mãng cầu thường được bày biện trên mâm quả.
Khi bày mâm ngũ quả, người ta thường chú ý đến việc chọn các loại trái cây tươi ngon, đẹp mắt và có hình dạng đẹp mắt. Đặc biệt, số lượng trái cây trên mâm phải là số lẻ, tượng trưng cho sự hoàn thiện, trọn đầy và không có điều gì thiếu sót trong năm mới. Mâm ngũ quả cũng thể hiện lòng thành kính và tri ân của gia đình đối với tổ tiên, là lời cầu chúc cho bậc cha ông thêm một năm mới an lành, phúc lộc và hạnh phúc.
Không chỉ có ý nghĩa về tâm linh, mâm ngũ quả còn làm cho không gian trong nhà thêm phần ấm cúng, trang trọng và tràn đầy niềm vui. Các thành viên trong gia đình thường cùng nhau bày biện mâm ngũ quả, tạo nên không khí sum họp, đoàn viên và gắn kết trong gia đình. Mâm ngũ quả không chỉ làm cho ngày Tết trở nên đặc biệt và ý nghĩa, mà còn thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ các truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Đón ngày tết với mâm ngũ quả tràn đầy ý nghĩa là mở đầu một năm mới thật tốt đẹp, hạnh phúc và thịnh vượng cho toàn gia đình.
Chuẩn bị mâm cơm tết đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu, từ việc chọn lựa những nguyên liệu tươi ngon cho đến cách bày biện mâm cơm đẹp mắt và hấp dẫn. Trong mâm cơm truyền thống, có những món không thể thiếu như bánh chưng, bánh tét, thịt đông, dưa hấu, thịt lợn, gà, cá… Những món ăn này đều mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc và tượng trưng cho sự giàu có, may mắn và sung túc trong năm mới.
Để chuẩn bị mâm cơm tết đầy đủ và ngon miệng, gia đình thường bắt đầu từ những ngày cuối năm, cùng nhau thực hiện các công đoạn chế biến các món ăn truyền thống. Bánh chưng và bánh tét thường là những món mất nhiều thời gian và công sức nhất, từ việc lựa chọn các nguyên liệu tươi ngon, nấu nướng, bọc lá chuối và luộc chín đến khi bánh thơm ngon, đậm đà. Thịt đông được chế biến từ thịt lợn tươi, sau đó được làm đông trong hũ thuỷ tinh, tạo nên hương vị đặc biệt và hấp dẫn.
Không chỉ đơn thuần là những món ăn ngon miệng, mâm cơm truyền thống còn thể hiện lòng tri ân và tôn kính đối với tổ tiên. Khi gia đình cùng nhau thưởng thức mâm cơm Tết, đây cũng là dịp để đoàn viên sum họp, chia sẻ niềm vui và ấm áp của ngày tết. Mâm cơm truyền thống không chỉ là món ăn, mà còn là niềm tự hào và truyền thống văn hóa đẹp đẽ của người Việt trong dịp đón năm mới.
Mỗi khi tết Nguyên Đán đến gần, gia đình lại càng thêm tất bật chuẩn bị với không khí hân hoan. Trong những dịp đặc biệt này, để có được những may mắn và điều tốt lành cho năm mới, hãy lưu ý những điều cần tránh và “take note” những mẹo nhỏ dưới đây giúp lễ tết 2024 càng có ý nghĩa hơn nhé.
Trong ngày tết Nguyên Đán, mùng 1 cần kiêng kỵ những điều sau đây để mang lại điềm lành và tài lộc cho cả gia đình:
Tết là dịp nhà đình thường sum họp, đoàn tụ và có những bữa cơm ấm cúng. Tuy vậy, việc lựa chọn thực phẩm và kiểm soát lượng ăn sẽ giúp gia đình bạn duy trì cân nặng và sức khỏe tốt hơn trong những ngày đặc biệt này. Vì thế, hãy tham khảo những “tip” sau để tránh bị tăng cân:
Trước dịp tết Nguyên Đán, câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm là liệu chợ, siêu thị có bán xuyên ết hay không. Câu trả lời là có, bởi thông thường chợ và siêu thị thường chuẩn bị và bày bán nhiều mặt hàng xuyên tết để đáp ứng nhu cầu mua sắm và chuẩn bị cho ngày tết.
Việc mua quà tết Nguyên Đán là nỗi lo lắng và trăn trở của nhiều người. Để tìm địa điểm lý tưởng để mua quà cho dịp này và có lựa chọn phong phú thì các chợ truyền thống là nơi hoàn hảo nhất. Chợ truyền thống không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm từ từ bánh chưng, bánh tét, mứt tết, đèn lồng đến hoa quả và trang trí mà còn mang đến không khí tết sôi động và đầy màu sắc.
Ngoài ra, các gia đình có thể lựa chọn những địa chỉ, cửa hàng cung cấp thực phẩm, bánh kẹo cho ngày tết chất lượng và uy tín. Cửa hàng không chỉ cung cấp đa dạng bánh kẹo, mứt tết và tiết kiệm thời gian, công sức khi chỉ cần mua sắm qua cổng trực tuyến của cửa hàng này.
Hy vọng với những thông tin hữu ích về lịch nghỉ tết Dương lịch và Nguyên Đán 2024. Cùng với những chia sẻ cần lưu ý trong các ngày lễ từ On Digitals có thể giúp bạn đọc chuẩn bị cho các sự kiện lễ tết truyền thống một cách hoàn hảo, ấm cùng và đầy niềm vui.