Chi tiết bài viết
Elevator Pitch là gì và hiệu quả của kỹ thuật giao tiếp này
13/07/2023
22
Bạn có muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp, truyền cảm hứng và thuyết phục? Elevator Pitch sẽ giúp bạn làm được điều đó. Hãy cùng On Digitals khám phá Elevator Pitch là gì? Cách xây dựng một Elevator Pitch độc đáo và hiệu quả.
Elevator Pitch là gì?
Theo Sonja Moffett – chuyên viên tuyển dụng tại Đại học Southern New Hampshire (SNHU), về bản chất, một đoạn elevator pitch là một đoạn “quảng cáo” dài 30-60 giây về bạn.
Sonja Moffett cho rằng: “Elevator pitch của bạn thể hiện kinh nghiệm, khả năng và chuyên môn của bạn”. Cô ấy cũng nói thêm “”Trong một cuộc phỏng vấn, nó kể câu chuyện về lý do tại sao bạn là giải pháp cho vấn đề kinh doanh hoặc là người phù hợp nhất cho công việc đó. Đây là một công cụ “phá băng” khiến người nghe đặt thêm câu hỏi vì họ muốn tìm hiểu thêm về bạn.”
Elevator Pitch thể hiện kinh nghiệm và chuyên môn
Phần giới thiệu này có thể sẽ là ấn tượng đầu tiên mà bạn tạo ra đối với nhà tuyển dụng tiềm năng, vì vậy, điều quan trọng là phải có ý tưởng về những gì bạn muốn nói và nhận thức được cách bạn thể hiện bản thân. Bạn có thể thực hiện bằng cách viết và thực hành elevator pitch.
Cách viết một bảng Elevator Pitch
Không có bảng Elevator Pitch nào là giống nhau bởi mỗi người sẽ có background cũng như kinh nghiệm khác nhau để trình bày. Mặc dù nội dung khác nhau, nhưng tất cả chúng đều có chung các yếu tố.
Thực hiện Elevator Pitch cho riêng mình
Khi bạn bắt đầu xây dựng pitch của mình, On Digitals khuyến khích bạn nên giữ cho nó tập trung và tích cực. Các điểm cần lưu ý:
-
Tên
Người đang nói chuyện với bạn cần phải biết tên của bạn, đặc biệt nếu như bạn muốn họ phải nhớ tên của bạn. Trừ khi bạn đang trong một cuộc phỏng vấn hoặc được ai đó giới thiệu, bạn nên bắt đầu bằng việc giới thiệu họ và tên của mình, ngay cả khi bạn đã đeo bảng tên.
-
Nền tảng giáo dục
Đề cập đến bằng cấp bạn có sẽ cho nhà tuyển dụng thấy trình độ của bạn và thông thường, họ đang tìm kiếm những ứng viên có bằng cấp cụ thể. Nếu bạn vẫn đang học, điều đó cũng tốt thôi. Bạn có thể chia sẻ những gì bạn đang học và thời điểm bạn dự định hoàn thành bằng cấp của mình.
-
Kinh nghiệm chuyên môn
Hãy đảm bảo bạn đã liệt kê những kinh nghiệm của bạn cho những lĩnh vực chuyên nghiệp cụ thể. Cho dù bạn đã làm việc trong cùng một ngành trong thời gian dài hay vừa mới tốt nghiệp đại học với một hoặc hai kỳ thực tập, bao gồm chức danh công việc hiện tại và thành tích chuyên môn phù hợp sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn có kinh nghiệm làm việc.
-
Giá trị bạn mang lại
Một elevator pitch mạch lạc sẽ truyền đạt cách bạn có thể mang lại lợi ích cho một tổ chức. Bạn có thể làm điều này nếu bạn kiểm tra bản mô tả công việc mà bạn quan tâm và xác định các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn áp dụng cho vị trí đó như thế nào.
Dưới đây là một số câu hỏi mà On Digitals khuyến khích bạn có thể tự vấn:
- Bạn đang cố gắng kết nối với người đó như thế nào?
- Ý nghĩa của mối quan hệ mà bạn đang cố gắng thiết lập là gì?
- Bạn có thể giúp người đó không?
Những điều cần tránh trong Elevator Pitch
Chi tiết lưu ý khi thực hiện Elevator Pitch
Khi được thực hiện tốt, elevator pitch sẽ giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên tốt và nổi bật với nhà tuyển dụng. Để làm được điều này, bạn nên tránh những câu nói sáo rỗng, từ ngữ đặc biệt và bất cứ điều gì quá riêng tư. Dưới đây là một số mẹo phỏng vấn nên tránh:
Câu nói sáo rỗng
Ryan Chapman, một cố vấn nghề nghiệp tại SNHU, đề nghị không nên sử dụng những từ sáo rỗng như “chăm chỉ” và “dễ mến”. “Mọi người đều sử dụng những từ đó,” anh nói. “Hãy suy nghĩ sâu hơn một chút về những gì bạn đang nói để khiến họ (nhà tuyển dụng) quan tâm hơn.”
Từ ngữ đặc biệt
Biệt ngữ tồn tại trong nhiều ngành nghề, nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều biệt ngữ đó trong elevator pitch của mình. Để xác định bạn nên sử dụng bao nhiêu từ ngữ chuyên ngành, On Digitals khuyên bạn nên xem xét đối tượng của mình.
Bạn đang nói chuyện với nhà tuyển dụng hay ai đó từ bộ phận nhân sự? Nếu vậy, hãy hạn chế sử dụng thuật ngữ vì họ có thể không thấu hiểu được vốn từ vựng của bạn; sử dụng vừa đủ để chứng minh kiến thức của bạn về ngành. Nếu bạn đang nói chuyện với ai đó trong cùng lĩnh vực với mình, bạn có thể nói chi tiết hơn.
Thông tin cá nhân
Bạn nên hạn chế đưa những thông tin quá cá nhân vào pitch của bạn. Những thông tin như tên, chức vụ, hay nơi công tác là thông tin cơ bản nên chắc chắn bạn sẽ phải cho đối phương biết.
Tuy nhiên, các thông tin như sở thích, tán gẫu, hoặc ý kiến riêng không liên quan đến nội dung chính nên được bỏ qua hoàn toàn. Elevator pitch yêu cầu sự chuyên nghiệp và cũng không cho bạn nhiều thời gian nên bạn cần đi thẳng vào đề tài với những vấn đề quan trọng nhất với đối phương.
Một số tips hữu ích thực hiện Elevator Pitch
Bạn đã có ý tưởng về những gì bạn nên và không nên đưa vào elevator pitch của mình, bạn cần sẵn sàng cho việc truyền đạt thông tin thực tế.
Lời khuyên hữu ích khi thực hiện Elevator Pitch
Làm cho Pitch của bạn dễ tiếp cận
Nội dung bạn đưa vào pitch và mục tiêu truyền đạt nội dung đó sẽ thay đổi tùy theo tình huống. Elevator Pitch của bạn sẽ phát triển tùy thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng của bạn.
Ví dụ: bạn có thể gặp ai đó từ công ty mà bạn muốn tham gia tại một sự kiện giao lưu chuyên nghiệp. Mặc dù người đó có thể không phải là người quản lý tuyển dụng, nhưng bạn vẫn có thể đưa ra một elevator pitch hấp dẫn. Sử dụng elevator pitch của bạn trong tình huống đó cho phép bạn thiết lập và xây dựng mối quan hệ lâu dài hơn, điều này có thể dẫn đến cuộc gặp gỡ giới thiệu chuyên nghiệp trong tương lai.
Bạn cũng nên cố gắng điều chỉnh elevator pitch của mình sao cho phù hợp với nhà tuyển dụng, điều đó có nghĩa là bài nói không được phép lặp đi lặp lại.
Ví dụ: Nếu bạn biết tổ chức tập trung vào CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), bạn nên làm nổi bật thông tin thích hợp về bản thân để bổ trợ điều này. Bạn có thể nói, “Nhóm của tôi đã hợp tác làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận địa phương để cung cấp cơ hội làm việc cho những cá nhân dễ bị tổn thương. Tôi yêu công việc mà công ty của bạn làm để cải thiện cuộc sống của những người khác và tôi chờ có thể có thể làm việc trong các dự án của bạn.”
Chú ý đến ngôn ngữ hình thể
Ngôn ngữ cơ thể của bạn là một thành phần thiết yếu của elevator pitch. Thái độ và cử chỉ tích cực sẽ khiến bạn trông tự tin và thoải mái, qua đó củng cố nội dung bài nói của bạn. On Digitals có một số lời khuyên khi gặp gỡ và thuyết trình elevator pitch của bạn với nhà tuyển dụng tiềm năng:
- Đừng khoanh tay.
- Đừng đứng quá gần (hoặc quá xa).
- Đừng hút thuốc.
- Ăn mặc chuyên nghiệp.
- Nghiêng về phía trước một ít.
- Duy trì giao tiếp bằng mắt và đừng quên chớp mắt.
- Đưa ra một cái bắt tay mạnh mẽ, dứt khoát.
- Cười nhẹ nhàng
Ngoài những lời khuyên này, hãy chắc chắn rằng bạn trông dễ tiếp cận. Ngay cả khi bạn lo lắng, hãy cố gắng hết sức để thư giãn vì kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ có thể truyền đạt cảm xúc của bạn mà bạn không hề nhận ra.
Tập luyện thường xuyên
On Digitals gợi ý bạn nên ghi lại một vài gạch đầu dòng thông tin mà bạn muốn trình bày trong bài thuyết trình của mình, tương tự như lập dàn ý. Bạn sẽ trông tự nhiên hơn khi bạn ghi nhớ các điểm cần trình bày.
Hãy tự nhiên thực hiện. Bạn phải có khả năng tham gia vào cuộc trò chuyện và để nó diễn ra (một cách tự nhiên). Nếu bạn đã luyện tập quá nhiều, bạn có thể mất dòng suy nghĩ nếu người mà bạn đang nói chuyện ngắt lời bằng một câu hỏi.
Trong bối cảnh phỏng vấn, bạn có thể trình bày toàn bộ bài thuyết trình của mình cùng một lúc, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Nó có thể biến thành một cuộc trò chuyện mà bạn tìm hiểu về nhà tuyển dụng hoặc công ty trong khi họ tìm hiểu về bạn.
Tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn trở nên thành thạo hơn
Bạn có thể thực hành những gì bạn muốn nói trong bài thuyết trình của mình để có thể thực hiện một cách trôi chảy các chi tiết và tăng cường sự tự tin của bạn. On Digitals khuyên bạn nên luyện tập trước gương hoặc ghi âm chính mình để bạn có thể nghe thấy chính mình và xem ngôn ngữ hình thể của bạn thể hiện như thế nào. Điều này sẽ giúp cho bạn điều chỉnh những thứ cần thiết.
Bạn cũng có thể luyện tập với một cố vấn nghề nghiệp để xây dựng, điều chỉnh và tinh chỉnh elevator pitch của mình. Thực hành với một người bạn hoặc thành viên gia đình sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm nói to điều đó và nó có thể mang lại cho bạn sự tự tin cần thiết.
Lời kết
Đó là những thông tin cần thiết và cách thực hiện một Elevator Pitch sao cho trơn tru nhất có thể thực hiện được. Một số lưu ý cần thực hiện trước khi Elevator Pitch diễn ra cũng đã được On Digitals dưa đến bạn đọc.
Nếu bạn cần tìm đọc những lời khuyên hữu ích để có thể cải thiện kinh nghiệm hay về khía cạnh Digital Marketing. Hãy tham khảo các bài viết mới nhất tại On Digitals. Hay bạn đang cần tìm một Agency giải quyết các khó khăn khi triển khai cho website thì hãy liên hệ ngay On Digitals để được giới thiệu cũng như báo giá về dịch vụ SEO website.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm