Chi tiết bài viết
Google Index là gì? Các thông tin về Google Index bạn cần biết
05/04/2023
22
Google Index là gì?
Khái niệm Google Index
Trước tiên, bạn cần hiểu index là gì? Index là chỉ mục, tập hợp các thông tin được sắp xếp, phân loại theo một quy luật cụ thể nào đó trên hệ thống máy chủ. Điều này giúp cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Theo đó, Google Index là hoạt động Google thu thập các thông tin đồng thời phân tích và đánh giá dữ liệu của trang web. Sau đó, sẽ trả lại kết quả trùng khớp nhất với tìm kiếm của người dùng. Nếu một trang web không được Google Index thì nó sẽ không thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Định nghĩa về Google Index trong SEO
Các thuật ngữ liên quan đến Google Index
Khi đề cập đến Google Index, bạn sẽ gặp thêm một số những thuật ngữ liên quan đến quá trình này. Cụ thể:
- SERP: Search Engine Result Page, là trang kết quả tìm kiếm trả về sau khi bạn nhập từ khóa.
- Crawl: Quá trình các con bot Google thu thập thông tin và dữ liệu trên trang web mang về hệ thống máy chủ. Trong khi Index còn có thêm các giai đoạn phân tích, đánh giá và cho phép trang web xuất hiện trên các SERPs. Do đó, bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm này.
- Google bot: Là những “đơn vị” thực hiện hoạt động tìm kiếm và thu thập thông tin (crawl) của trang web đó.
Website sẽ ra sao nếu không được Google Index?
Nếu website của bạn không được Google Index, các thông tin chưa được thu thập và hiển thị trong chỉ mục. Điều đó, có nghĩa là trang web này không tồn tại trên công cụ tìm kiếm.
Khi người dùng nhập từ khóa, mặc dù website có đề cập đến chủ đề, thông tin từ khóa nhưng nó sẽ không hiển thị trong SERP. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không ai biết đến website thông qua công cụ tìm kiếm.
Trang web không được Google Index sẽ không thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
Có thể thấy, việc Google Index website rất quan trọng. Việc này sẽ giúp cho các trang nội dung được lập chỉ mục và xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Từ đó, nâng cao khả năng tiếp cận người dùng, tăng trưởng website và tỷ lệ chuyển đổi.
Tại sao website không được index?
Có một số lý do dẫn đến việc trang web của bạn không được Google Index. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến.
Trang web có chứa thẻ noindex
Khi một trang được gắn thẻ noindex đồng nghĩa với việc bạn đang nói với Googlebot rằng không nên lập chỉ mục cho trang đó. Thẻ noindex thường sẽ được đặt trong phầncủa trang và gồm có 2 loại:
- < meta name=”robots” content=”noindex, nofollow” >: Không cho Googlebot tìm kiếm và theo dấu những liên kết trong trang được gắn thẻ này.
- < meta name=”robots” content=”noindex, follow” >: Các liên kết trong trang gắn thẻ này vẫn có thể theo dấu nhưng sẽ không xuất hiện trong SERPs.
Nếu bạn muốn tất cả các trang trên website của mình đều được Google Index thì chỉ cần bỏ thẻ này đi.
File robots.txt chặn index
File robots.txt sẽ chặn quá trình lập chỉ mục của Google với câu lệnh “disallow”. Có 2 dạng câu lệnh “disallow” gồm:
- User-agent: Disallow: /directory/ten-file.html: Câu lệnh chặn index những file riêng lẻ.
- User-agent: Câu lệnh chặn index toàn bộ thư mục
- Disallow: /first-directory/
- Disallow: /second-directory/
Do đó bạn hãy kiểm tra kỹ file robots.txt và tiến hành loại bỏ nếu muốn Google Index trang web của mình.
Kiểm tra xem robots.txt có đang chặn Google Index không
File .htaccess chặn index
File .htaccess là một phần của website, với công dụng chặn index theo ý muốn của bạn. Bên cạnh đó, tệp tin này còn có thể bảo vệ thư mục mật khẩu, chuyển hướng tự động người dùng, sửa lỗi trang,…
Tệp tin .htaccess chặn Index của Google
Nếu chẳng may những trang bạn cần xuất hiện trên SERP gặp vấn đề về Google Index thì bạn hãy kiểm tra tập tin này. File .htaccess thông thường sẽ nằm ở thư mục gốc của WordPress, chỉ chứa duy nhất 1 file và không có file mở rộng.
Các yếu tố khiến trang web chậm index
Cấu trúc trang web
Cấu trúc code website chưa đạt tiêu chuẩn hoàn toàn có thể ảnh hướng việc Google Index trang web nhanh hay chậm. Cụ thể hơn, nếu một website có hệ thống phân mục, nội dung sắp xếp chằng chịt, không rõ ràng, Googlebot sẽ đánh giá không cao và cho Index chậm website.
Để tối ưu cấu trúc trang web tốt hơn, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Lập cây phân cấp hợp lý cho Google, chú ý không tạo quá 3 mức phân cấp
- Xây dựng các URL điều hướng về các phân cấp đã lập
- Tạo các điều hướng trong HTML/CSS
- Tạo 1 menu trên Header để liệt kê các mục chính của trang web
- Tạo chuỗi Internal Link toàn diện và khoa học
Bên cạnh cấu trúc thì tối ưu SEO Onpage cũng là yếu tố quan trọng để Google Index nhanh hơn và trang web của bạn cũng có cơ hội thăng hạng trên các SERPs.
Traffic của website
Traffic trang web càng tốt, lưu lượng truy cập nhiều, người dùng click vào các liên kết nhanh chóng và liên tục. Googlebot sẽ dễ dàng phát hiện và lập chỉ mục cho website nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Tuổi đời của tên miền
Google đánh giá và xếp hạng các trang dựa trên hơn 200 yếu tố khác nhau. Trong đó, những link thuộc các website có tuổi đời lâu thường được đánh giá chất lượng và được Google Index nhanh hơn.
Tên miền có tuổi đời càng lâu thì càng được Google Index nhanh hơn
Tốc độ tải trang
Quá trình Google Indexing diễn ra khi bot quét nội dung của trang để thu thập dữ liệu. Nếu tốc độ tải trang của bạn quá kém thì bot sẽ không kiên nhẫn chờ đợi mà sẽ thoát ra, lúc này trang chưa được Index.
Cập nhật nội dung
Googlebot đánh giá rất cao các trang được cập nhật nội dung thường xuyên. Từ đó, việc Index trang cũng diễn ra nhanh hơn.
Nội dung bị trùng lặp
Khi trang có nội dung trùng lặp với các website khác, Googlebot sẽ làm chậm quá trình Index nhằm đánh giá thông tin có chính xác hay không. Và đương nhiên điều này cũng ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của bạn trên SERPs.
Liên kết nội bộ
Số lượng Internal Link trên một trang thể hiện tầm quan trọng của trang đó đối với các trang khác trên cùng một website. Khi trang được tối ưu nhiều Internal Link, Googlebot sẽ đánh giá đó là trang quan trọng và nhanh chóng Index.
Tồn tại các trang 404 trên website
Các trang 404 thường xuất hiện khi người dùng nhập sai URL hoặc do trang đã đổi cấu trúc URL nhưng chưa được 301 hay còn gọi là chuyển hướng sang URL mới. Các Spiders không truy cập vào URL cũ đã được Index trước đó nên sẽ báo lỗi 404.
Trang 404 làm ảnh hưởng quá trình Google Index
Nếu bài viết được thay đổi URL thì bạn hãy 301 – chuyển hướng URL cũ sang URL mới. Tiếp đó, truy cập Google Search Console, dùng “Xóa URL” để xóa Index các URL cũ. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Truy cập vào tài khoản Google Search Console đang kết nối với website. Chọn “Xóa URL” > “Yêu cầu mới”.
- Google sẽ cho bạn 2 lựa chọn:
- Chặn tạm thời URL: URL không bị xóa mà sẽ không được hiển thị trong 6 tháng trên kết quả tìm kiếm
- Xóa URL đã lưu trong bộ nhớ đệm: URL sẽ được giữ lại trên SERPs nhưng các đoạn trí và phiên bản trong bộ nhớ đệm của Google sẽ được xóa hoàn toàn cho đến lần thu thập thông tin tiếp theo.
- Tiếp theo bạn chọn nhập chỉ xóa 1 URL hoặc xóa tất cả URL có cùng tiền tố, ví dụ:
- Xóa 1 URL: Bạn nhập vào “https://example.com/blog/abc” thì sẽ chỉ có mỗi URL này bị xóa.
- Xóa tất cả URL có tiền tố này: Bạn nhập vào “https://example.com/blog/” thì Google sẽ xóa toàn bộ những bài viết có URL cùng tiền tố “https://example.com/blog/
- Sau khi nhập xong, bạn nhấn “Tiếp” để URL được gửi đi.
Một số URL bị chặn index
Có thể URL đang gặp phải một số lỗi khiến chúng bị chặn Index như robots.txt, có thẻ noindex hoặc tệp tin .htaccess. Bạn cần truy cập vào Google Search Console, mục “Phạm vi lập chỉ mục” để kiểm tra và xác định tình trạng Index hiện tại của các URL trên website.
Kiểm tra URL đã được Google Index hay chưa bằng Google Search Console
Đây là nơi tập hợp các URL gặp vấn đề trong quá trình lập chỉ mục. Nếu có, hãy sửa chữa. Nếu không, các trang này đang đợi xếp hàng để đợi được Google Index.
Chưa khai báo với Search Engines
Một lý do khác khiến trang chưa được Index là vì bạn chưa khai báo với Google. Sau khi đăng bài và tối ưu hết tất cả, hãy tiến hành khai báo để đẩy nhanh quá trinh Google Index website.
Nhận diện của thương hiệu
Đối với các trang web của các thương hiệu lâu năm, độ nhận diện từ tốt đến rất tốt, hoạt động mạnh mẽ thì người dùng sẽ thường xuyên tìm kiếm và truy cập. Việc nhận được những đánh giá tốt từ phía người dùng và Google sẽ giúp cho các trang của thương hiệu được index nhanh hơn.
Website có độ nhận diện thương hiệu tốt thì Google Index nhanh hơn
Tiến trình Google Index cho website
Việc Google Index nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi đời website, lượng người dùng, Internal Link, cấu trúc web,… Nhìn chung, khi một trang trong quá trình Index sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Thu thập thông tin
Google sử dụng các Spider để thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như chính website, cơ sở dữ liệu trên Internet,… Khi thấy một URL mới xuất hiện, các Spider sẽ truy cập và tiến hành quét nội dung của trang hoặc toàn website.
Lập chỉ mục
Google sẽ thực hiện 3 hành động đó là: Đọc, phân loại dữ liệu và lưu trữ vào bộ nhớ của Google.
Phân phát nội dung
Khi người dùng nhập truy vấn vào thanh tìm kiếm, Google sẽ quét và chọn những câu trả lời phù hợp với ý định của người dùng từ những URL đã được thu thập thông tin trước đó và trả kết quả. Thời gian Index một URL có thể chỉ là vài giờ hoặc vài tuần thậm chí là cả tháng.
3 cách kiểm tra để biết Google đã index web
Để chắc chắn các trang đã được Google Index, hãy kiểm tra chúng. Hiện nay có nhiều phương thức giúp bạn có thể xem được Google đã Index các trang này hay chưa. Phổ biến nhất là 3 cách: Kiểm tra trong Google Search Console, Dùng toán tử “site:domain” hoặc “site:URL” hay Sử dụng Add-on SEOquake.
Chi tiết, bạn có thể tham khảo ở phần cách kiểm tra Google Index mà On Digitals đã chia sẻ trước đó.
Cách giúp Google Index website nhanh chóng
Chắc chắn ai cũng muốn trang web của mình được Google Index nhanh chóng để xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm. Vậy làm như thế nào để đạt được kết quả như mong đợi?
Bạn hãy áp dụng theo 12 cách Index Google nhanh nhất này để các trang trên website được thu thập dữ liệu sớm nhất.
Những lưu ý khi tối ưu index cho trang web
Kiểm soát index thường xuyên
Hãy thường xuyên theo dõi các chỉ số Index trong quá trình lập chỉ mục cho website. Tần suất kiểm tra định kỳ từ 2 đến 4 tuần là phù hợp nhất. Số lượng trang được Index càng lớn có nghĩa là nội dung trên các trang đó được đánh giá chất lượng.
Cần kiểm soát mức độ Index của các trang trên web thường xuyên
Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua 4 chỉ số quan trọng không kém dưới đây:
- Số lần nhấp chuột: Là tổng số lần người dùng click vào website từ trang kết quả tìm kiếm của Google.
- Số lần hiển thị: Là số lần 1 URL trên trang web được người dùng nhìn thấy ở trang kết quả tìm kiếm.
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Chỉ số này được tính bằng số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị.
- Vị trí trung bình website của bạn được xếp hạng trên Google.
Sắp xếp link index theo nhóm keyword chủ đề
Các URL Index khi được sắp xếp theo nhóm keyword chủ đề sẽ tạo điều kiện cho bạn quản lý website khoa học và dễ dàng hơn. Google cũng dựa vào đó để đánh giá tốt nội dung trên website của bạn hơn.
Link index mang lại giá trị cho người dùng
Các Link Index đã trải qua một quá trình thu thập dữ liệu, đánh giá và được Google lập chỉ mục. Do đó, chúng có thể tiếp cận với người dùng nhanh chóng hơn để cung cấp thông tin và đưa những nội dung hữu ích. Khi các Link Index mang lại giá trị cho người dùng, trang web sẽ được tin tưởng và nhận được nhiều lợi ích không ngờ đến.
Một khi đã biết đến thương hiệu và cảm nhận được giá trị mà website mang lại, người dùng sẽ có thể tiếp tục truy cập và khám phá nội dung trang web trong những lần tiếp theo. Việc sở hữu nhiều traffic và hoạt động trên web sẽ giúp cho Google đánh giá tốt và xếp hạng website cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Xem thêm: Thuật toán Google Hummingbird là gì và tầm ảnh hưởng đến SEO.
Lời kết
Câu hỏi “Google Index là gì” cùng một số thông tin quan trọng về quá trình này đã được On Digitals chia sẻ chi tiết đến bạn. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Google Index trong quản trị website.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ SEO, hãy kết nối ngay với On Digitals. Chúng tôi sẽ tư vấn tận tình và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho trang web của bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm