Chi tiết bài viết
17 bước lập kế hoạch SEO chi tiết cho người mới hiệu quả nhất
08/06/2023
27
Kế hoạch SEO là gì? Lợi ích khi lập kế hoạch SEO
Kế hoạch SEO được hiểu đơn giản là lên “plan”, xây dựng và phát triển trang web giúp mở rộng tần suất xuất hiện, tìm kiếm và thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
Hầu hết, những người mới bắt đầu thường bỏ qua bước lập kế hoạch, hoặc làm một cách qua loa, mà không biết rằng đây chính là chìa khóa để quyết định việc SEO có thành công hay thất bại.
Vai trò trong việc lập kế hoạch SEO
Lập kế hoạch SEO cho phép ta có cơ hội tối ưu trang web với xác suất thành công hơn, lưu lượng traffic tăng và đem lại nhiều lợi ích khác như:
- Tránh bị “lạc đề”, đúng trọng tâm và lựa chọn được phương án phù hợp và gần nhất với kế hoạch.
- Tiết kiệm được thời gian, nhân lực.
- Tìm ra được lỗ hổng mà website đang mắc phải, theo dõi được tiến độ, khối lượng công việc và dự đoán được kết quả.
Phương pháp lập kế hoạch SEO hiệu quả
Để triển khai kế hoạch SEO một cách hiệu quả, các quản trị viên của web nên bám sát với những chủ đề chuẩn bị phát triển và tìm hiểu chi tiết thông tin. Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch và bắt đầu tiến hành phát triển, SEO-er cần phải có kiên trì và giữ vững quy trình đã đề ra ban đầu.
Hướng dẫn lập plan SEO hiệu quả
Dưới đây là những quy trình cơ bản hỗ trợ cho việc thiết kế một kế hoạch SEO:
- Nghiên cứu, phân tích từ khóa: bước này giúp tìm hiểu làm thế nào đối thủ có thể lên top và hành vi người dùng/ người đọc.
- Xây dựng nội dung, tối ưu website.
- Tối ưu SEO Onpage và Offpage: nội dung, hình ảnh, từ khóa,..
- Đo lường kết quả sau khi triển khai những bước đầu.
- Tiếp tục tối ưu hóa và nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Hướng dẫn 17 bước lập kế hoạch SEO chi tiết
17 bước lập kế hoạch SEO dưới đây sẽ hỗ trợ bạn phát triển đúng hướng cũng như tối cho website nên tham khảo:
Bước 1: Phân tích trang web
Công việc cơ bản đầu tiên, nhưng vô cùng quan trọng chính là phân tích tình trạng của trang web. Việc phân tích, đánh giá giúp xác định và có cái nhìn tổng quan hơn cho website và so sánh được những thiếu sót so với đối thủ.
Phân tích website khi lên kế hoạch SEO
Các hạng mục cần thiết để phân tích một website gồm:
- Tuổi đời của domain (tên miền): nếu domain có tuổi đời càng lâu sẽ càng thuận lợi cho việc SEO.
- Kiểm tra cấu trúc website, content, thẻ tiêu đề, heading, hình ảnh,… chuẩn SEO chưa, với các công cụ hỗ trợ như: SEO PowerSuite, Xenu Link Sleuth,..
- Kiểm tra tốc độ tải trang có chất lượng hay không, nhanh hay chậm.
- Kiểm tra web đã có Robots.txt và Sitemap chưa, cũng như “index, noindex”.
- Các URL không chứa tham số động, chẳng hạn như ?; !; @;…
- Hệ thống Backlink và Pagespeed. Để tối giản công việc kiểm tra, đây là những công cụ hỗ trợ, chẳng hạn như: Ahrefs, Open Site Explorer,…
- Thứ hạng của website.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường SEO
Bước tiếp theo, nghiên cứu thị trường giúp nắm bắt được những thay đổi, xu hướng của thị trường và hành vi khách hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu không chỉ kết thúc bằng việc tra bộ từ khóa trên các công cụ như Keyword tool, Google Keyword Planner,… mà cần phải lập ra những phân tích chi tiết như:
Nghiên cứu từ khóa thông qua các công cụ
- Xác định mục tiêu, vấn đề: Tìm ra vấn đề của công ty, đưa ra mục tiêu cải thiện, phát triển mong muốn đạt được. Đây là bước xây dựng quan trọng, hãy nghiên cứu kỹ để tránh tình trạng rủi ro và làm mất thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu: Nên chọn phương pháp phù hợp với quy mô, mục tiêu, nhân lực công ty. Những phương pháp nghiên cứu phổ biến và được khuyên nên sử dụng, chẳng hạn như: quan sát hành vi, phỏng vấn nhóm, thử nghiệm,…
- Thiết lập bảng câu hỏi cho thị trường đang nghiên cứu: Xây dựng bộ câu hỏi càng chi tiết, trọng tâm, sẽ giúp việc thu thập thông tin trở nên hiệu quả hơn trong việc nghiên cứu, đánh giá.
- Thu thập thông tin: Quá trình này cần đến việc tiếp cận trực tiếp khách hàng, để có thể thu thập được ý kiến, cảm nhận thực của họ.
- Thu thập dữ liệu: Sau khi tích lũy được những ý kiến, câu trả lời. Tiếp theo, cần phải tổng hợp các dữ liệu trong một file hoàn chỉnh như Excel, SPSS,… và tạo các bảng biểu đồ giúp SEO-er nắm rõ được quá trình, phân tích cụ thể hơn.
- Đánh giá thị trường: Khi đã có được những dữ liệu đầy đủ. Kế tiếp là đánh giá tình trạng của website hiện tại để định hướng và triển khai những chiến lược phù hợp xây dựng cho tương lai.
Bước 3: Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ là một cách để nắm bắt, biết được vị trí doanh nghiệp mình đang ở đâu và chuẩn bị các chiến lược, kế hoạch tốt để tiến xa hơn đối thủ.
Do đó, việc lựa chọn, phân tích đối thủ cũng cần cẩn thận. Nếu quyết định phân tích sai đối thủ, sẽ dẫn đến việc chiến dịch SEO của bạn sẽ đi sai hướng và không đạt được kết quả như kỳ vọng.
Dưới đây là những bước để đánh giá và phân tích đối thủ:
Trước hết, cần tìm keyword, chủ đề chính liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang xây dựng. Sau đó, hãy tìm kiếm keyword này trên các công cụ tìm kiếm và đối thủ là những bài viết nằm từ top 1-5.
Tiếp theo, truy cập vào các bài viết nằm trong top như đã đề cập trên và tiến hành phân tích nội dung, kỹ thuật, Onpage, Offpage,…
Ví dụ: Chọn tìm kiếm keyword về “ Homestay ở Hà Lan” trên Google, hãy chọn những các trang từ top 1-5 hoặc tới top 10 và nghiên cứu về mặt chất lượng nội dung của bài viết.
- Đối thủ 1: Có nội dung tốt, hình ảnh, logo thương hiệu chất lượng cao.
- Đối thủ 2, 3: Sẽ có nội dung ổn.
- Đối thủ 4, 5: Có bố cục chưa bắt mắt, trải nghiệm người dùng chưa tối ưu.
Ngoài nội dung, phần kỹ thuật cũng không kém phần quan trọng.
- Đối thủ 1: Keyword được chèn hợp lý, đều trong bài viết và cách đi link phù hợp.
- Đối thủ 2, 3: Có chèn đa dạng các loại keyword và khả năng lên top cao.
- Đối thủ 4, 5: Do đi Backlink không đủ chất lượng dẫn đến lượng traffic không cao.
Các bước đánh giá, nghiên cứu trên sẽ hỗ trợ các quản trị web nắm bắt được tổng quan về đối thủ và rút kinh nghiệm từ những thiếu sót của họ. Từ đó, để xây dựng, thúc đẩy được chiến dịch SEO và tăng được thứ hạng website trên SERPs.
Phân tích đối thủ để lên kế hoạch
Trên đây là những bước phân tích cơ bản và mang tính chất tương đối. Với một người bắt đầu, hãy tham khảo thêm những bước chi tiết dưới đây để có thể phân tích một cách cụ thể hơn.
Phân tích nội dung:
- Bài viết: Chất lượng nội dung, thông tin và văn phong có mượt mà và có unique content không?
- Tần suất bài đăng: Dùng câu lệnh “site:domain từ khóa” và nhấp “CÔNG CỤ”, chọn “MỌI LÚC” để chọn thời gian tương ứng.
- Index: Để kiểm tra được bài viết được Index liên quan đến từ khóa chính chưa hãy sử dụng câu lệnh “site:domain từ khóa”. Hãy check cẩn thận, vì đôi khi lượng Index sẽ cao hơn lượng bài viết liên quan.
- Internal link: Check xem liệu những liên kết nội bộ có đủ thu hút người đọc hay không?
Phân tích Onpage:
- Landing page: Check những đường dẫn của các đối thủ có Top đầu và từ khoá đối thủ SEO ở đâu.
- Tuổi đời: Kiểm tra website đối thủ được xây dựng mới gần đây hay đã từ lâu.
- Thứ hạng từ khóa: Keyword của đối thủ có được đẩy lên Top không?
- Cấu trúc: Đối thủ đã có website chuẩn SEO chưa? Cách điều hướng link ra sao?
- Trải nghiệm người dùng có tối ưu hay không?
Phân tích Offpage:
- Lượng Backlink
- Link điều hướng người đọc đến đâu?
- Lượng traffic hiện tại: Có thể phân tích lượng traffic qua các tool như Ahrefs, Semrush,..
- Lượng link thực tế của đối thủ?
- Link đối thủ từ web vệ tinh, diễn đàn, báo PR,…?
Đặc biệt, phân tích đối thủ không còn qua khó khăn khi có những công cụ hỗ trợ như:
- Công cụ theo dõi Pagespeed – tốc độ tải trang: Pagespeed Insight
- Công cụ phân tích Onpage: SEOquake, Addon Web Developer,..
Bước 4: Nghiên cứu từ khóa chiến lược
Nghiên cứu từ khóa đòi hỏi sự hiểu rõ chuyên sâu về sản phẩm cũng như SEO. Quá trình này tuy có thách thức nhưng sẽ giúp có được bộ keyword chất lượng, có cơ hội đưa web lên thứ hạng và tăng lượng truy cập.
Cách nghiên cứu để có bộ từ khóa chất lượng
Để có được bộ từ khóa giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cần:
Xác định lĩnh vực và Parent Keyword
Cẩn trọng trong việc xác định lĩnh vực, để vừa có thể hỗ trợ tìm được từ khóa chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
Vì nếu có bộ từ khóa đắt giá, nhưng không mang lại lượng chuyển đổi cao thì traffic và xuất hiện trên top cũng trở nên vô ích.
Với Parent Keyword, được hiểu là keyword gốc nhằm thu hút người đọc tiếp tục tìm kiếm những từ khóa khác. Đặc biệt, Parent Keyword nên xoay quanh những sản phẩm, đối tượng khách hàng của mình.
Giả sử, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Digital Marketing, tất nhiên các bài viết của website phải có liên quan đến chủ đề này. Sau đó, để có thể tìm những keyword liên quan, hãy dùng những công cụ hỗ trợ như: SEMrush, Ahrefs, Google suggestion,…
Kiểm tra độ khó của từ khóa
Thao tác kiểm tra độ khó của từ khóa cho phép bạn biết được sự cạnh tranh và khả năng có được tăng thứ hạng hay lên top trên công cụ tìm kiếm Google.
Đối với những từ khóa ngắn là từ khóa có độ khó cao và rất khó để vượt qua đối thủ. Thay vào đó, những từ khóa dài sẽ có lợi thế giúp website có thể cạnh tranh và đánh bại đối thủ. Và đây là cách áp dụng an toàn và phù hợp dành cho những website mới.
Note: Hầu như các công cụ cho ra những kết quả độ khó sẽ không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, hãy tham khảo và chọn lọc kỹ.
Phân nhóm từ khóa
Phân nhóm từ khóa bao gồm 3 nhóm cơ bản:
Buyer Keyword:
Trong quá trình mua sản phẩm của người dùng, đây sẽ là loại keyword nằm ở cuối phễu. Ở giai đoạn này, khách hàng sẽ có ý định mua hàng , do đó những từ khóa trong giai đoạn có tỷ lệ chuyển đổi rất cao.
Information Keyword:
Ý nghĩa đúng như với từ “Information”, những keyword này thường nằm ở đầu giai đoạn với mục đích nhằm cung cấp thông tin và người dùng chưa có nhu cầu mua. Các Information Keyword thường nhận diện qua các chia sẻ thông tin, bí kíp, review sản phẩm,…
Dù có tỷ lệ chuyển đổi không cao, nhưng nó cũng vẫn cần thiết bởi giúp tạo được độ nhận diện cho thương hiệu và khi khách hàng có ý định mua sản phẩm sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn.
Nên chọn Information Keyword với lượng search volume cao và độ cạnh tranh thấp để có khả năng tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Navigational Keyword:
Hiểu đơn giản là từ khóa thương hiệu, tên của thương hiệu nằm trong keyword và khi tìm kiếm gõ tên thương hiệu ra. Chẳng hạn như, người dùng search Instagram, Shopee, Twitter,… nhằm truy cập trang chủ của các thương hiệu này. Tương đương với việc họ đã biết được đích đến trước khi tìm những từ khóa này.
Bước 5: Sử dụng công cụ research và nhóm từ khóa
Việc nghiên cứu, phân tích từ khóa không còn là trở ngại lớn, khi nhờ các công cụ: Ahrefs, Keyword tool, Google search.
Dùng tool phân tích từ khóa
Ahrefs
Đối với SEO-er công cụ này không còn quá xa lạ, ngoài việc tối ưu website qua tool này. Ahrefs còn hỗ trợ nghiên cứu từ khóa.
Lưu ý: Công cụ Ahrefs cần trả phí để được sử dụng dịch vụ.
Keyword Tool
Công cụ này thường phục vụ cho việc phân tích những từ khóa dài. Thao tác sử dụng tool vô cùng đơn giản, chỉ cần gõ keyword, vị trí và ngôn ngữ để lấy dữ liệu. Sau đó, kết quả sẽ được hiển thị và có thể bắt đầu việc nghiên cứu keyword.
Google Search
Đặc biệt Google Search sẽ không mất phí, chỉ cần nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm Google. Mặc dù tool này không thể cho biết được độ cạnh tranh hay lưu lượng tìm kiếm, nhưng Google sẽ hiển thị ngay những gợi ý tìm kiếm, liên quan.
Với những từ khóa gợi ý của Google đã cung cấp cho phép dự đoán được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và bạn có thể thêm những keyword vào bài viết nhằm cải thiện được thứ hạng.
Nhóm từ khóa
Sau khi hoàn thành nghiên cứu keyword, kế tiếp là việc nhóm từ khóa. Thông thường, các từ khóa sẽ được nhóm theo dạng các Topic Cluster (Cụm chủ đề) và Pillar Content (Trang trụ cột).
Cụ thể, Pillar mang tính chất chủ đề lớn, khái quát và nhiệm vụ của Cluster giúp hỗ trợ, khai thác chuyên sâu hơn các khía cạnh khác nhau của chủ đề Pillar đang nói đến.
Khi hoàn chỉnh việc nhóm theo Pillar- Topic Cluster, tiếp theo sẽ nhóm từ khóa theo giai đoạn quá trình mua hàng của khách hàng. Cần cẩn trọng trong việc nhóm từ khóa, đảm bảo các keyword chung ý định tìm kiếm lồng chung vào một bài. Nếu không sẽ vô tình tạo ra Keyword Cannibalization.
Bước 6: Nghiên cứu cấu trúc trang web
Khi hoàn tất bảng từ khóa, kế tiếp là triển khai nghiên cứu cấu trúc trang web. Một website thường có 4 loại đường dẫn lên Top Google gồm:
- Trang chủ – homepage
- Chuyên mục -category
- Bài viết – post
- Thẻ tag
Phân tích một website khi lên kế hoạch SEO
Tiếp đó là xác định vị trí SEO theo các bộ từ khóa trên:
- Từ khóa trang chủ: Chọn từ khóa chính mà web đang phát triển để SEO cho trang chủ.
- Từ khóa Category: Chọn từ khóa chính quan trọng để SEO tại category.
- Từ khóa bài viết: Chọn từ khóa có liên quan đến dịch vụ, sản phẩm, tin tức để SEO bài viết.
- Từ khóa cho thẻ tag.
Mỗi nhóm từ khóa sẽ nhắm mục đích đến những đối tượng khác nhau, vì thế các bài viết cần chất lượng và khai đúng trọng tâm những gì người đọc mong muốn.
Kế đến, công việc phải làm là lập những từ khóa cần SEO, xác định đường dẫn SEO và dựng nên hệ thống content trên website. Một cấu trúc web sẽ được hình thành từ đây.
Bước 7: Đặt các mục tiêu cho dự án SEO
Cần đặt mục tiêu cho kế hoạch cụ thể, nhằm kiểm soát được quá trình cũng như đo lường được hiệu quả của chiến lược. Ngoài ra, tránh được rủi ro, hoang mang khi không biết đang làm gì, xây dựng cái gì.
Đặt mục tiêu cụ thể cho kế hoạch SEO
Song song đó, khi đặt mục tiêu cho dự án giúp bạn nắm bắt được tình hình tiến độ công việc, sửa được sai sót đúng lúc nếu đang đi chệch hướng. Tất nhiên, cần phải dựa trên các yếu tố như nhân lực, quy mô công việc, lượng traffic, lượng truy cập, số bài viết nằm trong top để đặt mục tiêu phù hợp.
Cách hiệu quả nhất để đánh giá và đo lường sự tăng trưởng của website là chia các mục tiêu theo lộ trình nhỏ hơn, cụ thể mà mong muốn đạt được theo tuần, tháng, quý.
Bước 8: Hoạch định ngân sách, phân bổ nhân sự triển khai
Sau khi đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra kế hoạch cụ thể. Bước tiếp theo sẽ đến phần hoạch định ngân sách để dự định triển khai kế hoạch SEO và phân bổ nhân sự.
Chi phí về hạ tầng, công nghệ
Đây là phần thiết yếu để xây dựng website, sẽ bao gồm các chi phí về:
- Chi phí xây dựng và tối ưu website: website cơ bản gồm có Domain và Hosting, chi phí cho khoản này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có hoạch định phí cho thiết kế web chuẩn SEO và có tối ưu. Tổng chi phí cho tất cả vào khoảng 9 – 12 triệu đồng.
- Chi phí mua công cụ: Để xây dựng dự án SEO hiệu quả, không thể thiếu các tool hỗ trợ. Mỗi loại công cụ có mức tính phí khác nhau, tùy thuộc vào loại tool và mục đích sử dụng. Chẳng hạn như SEMrush, Ahrefs, Keyword Tool i.o,… giá thường rơi vào khoảng 9 – 10 triệu đồng.
- Chi phí xây dựng web vệ tinh: Hệ thống này là nguồn lực giúp tăng lượt truy cập đổ về cho website. Ngoài ra, cần đầu tư một chi từ 40 – 42 triệu đồng, để xây dựng các Backlink chất lượng.
Hoạch định chi phí một cách cụ thể
Chi phí cho nhân sự nội bộ
Các vị trí nhân sự để thực hiện một chiến dịch SEO, gồm:
- Leader SEO: Người ở vị trí này sẽ đảm nhiệm xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch và dự án SEO, quản lý nhân sự. Mức lương của Leader SEO rơi vào khoảng 15 – 20 triệu đồng/ tháng.
- Chuyên viên SEO: Công việc trong vị trí này liên quan đến triển khai các công việc được Leader SEO giao. Chẳng hạn như: nghiên cứu, phân tích từ khóa, khách hàng, đối thủ,… Mức lương của chuyên viên SEO tầm khoảng 10 – 12 triệu đồng/ tháng.
- Content SEO: Đảm nhiệm triển khai nội dung, bài viết cho website, content fanpage, youtube,… Mức lương của Content SEO thường dao động từ 7 – 8 triệu đồng/ tháng.
Chi phí rủi ro
Tất nhiên khi thực hiện một công việc nào đó, rủi ro là điều không thể tránh khỏi và thường sẽ gặp 2 trường hợp như sau:
- Rủi ro nhân sự: Hành trình xây dựng, triển khai có thể khiến bạn nhận ra có những nhân sự không đạt chất lượng như mong muốn và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến dự án. Bên cạnh đó, có những trường hợp nhân viên sẽ nghỉ giữa chừng và doanh nghiệp phải dành thời gian ra thêm tuyển nhân sự khác và tốn thêm chi phí.
- Rủi ro về kết quả: Trong quá trình phát triển và tối ưu SEO, không tránh khỏi việc không đạt hiệu quả. Ví dụ như từ khóa vẫn không lên Top, website bị Google hay đánh sập, làm mất thời gian để xây dựng, tối ưu lại và vô tình làm giảm traffic, tỷ lệ chuyển đổi của web cũng như gây tổn thất cho công ty.
Bước 9: Cài đặt các công cụ tracking chuẩn xác
Sau đây là một số công cụ tham khảo hỗ trợ đánh giá độ hiệu quả của từ khóa, bài viết và website.
Các công cụ tracking
Các công cụ của Google
Công cụ theo dõi hành vi của người dùng
Hotjar
Heap Analytics
CrazyEgg
Công cụ theo dõi trending
Google Trends
Công cụ bảo vệ bản quyền nội dung
DMCA
Công cụ check thứ hạng từ khóa
Ahrefs
Google Keyword Planner
SEMrush
SEOprofiler
Moz
Authority Labs
Công cụ loại bỏ những backlink xấu
Disavow Link Tool
Bước 10: Tối ưu kỹ thuật SEO
Đi tới bước này chắc hẳn các SEO-er đã nắm rõ được những ưu điểm và hạn chế của website đang gặp phải trong quá trình phân tích và đánh giá web của mình. Dựa vào đó, để đưa ra những kỹ thuật nhằm tối ưu, cải thiện thứ hạng của web trên các công cụ tìm kiếm.
Tối ưu hóa kỹ thuật SEO
- Tối ưu tải trang: Google Pagespeed.
- Tối ưu hóa Crawlability: để check những lỗi đang mắc phải và tối ưu, ta có thể dùng Screaming Frog giúp cải thiện về mặt : Broken Link, Poor Internal Link, Complex URL, Dynamic Page, Code Bloat, Error in Robots.txt, Orphan Page, Moving Your Site (301), No Sitemap, Fancy Technology, 404 Page,…
Bước 11: Triển khai bài viết chuẩn SEO và tối ưu SEO cơ bản
Khi triển khai bài viết chuẩn SEO cần bảo đảm 2 yếu tố đó là truyền tải đúng được nhu cầu tìm kiếm của người đọc và ứng dụng các kỹ thuật SEO vào bài viết giúp lên Top trên Google.
Để đáp ứng được những tiêu chí trên, đòi hỏi người viết có hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, nội dung và đặc biệt có kiến thức về SEO. Có như vậy mới thu hút, tiếp cận được nhiều độc giả.
Cách triển khai bài viết chuẩn SEO
Với bài viết tiêu chuẩn SEO, cần lưu ý:
Tiêu chuẩn mở bài
Ấn tượng ban đầu chính là cách giữ chân người đọc ở lại trang lâu hơn, vì thế có một mở bài hấp dẫn rất quan trọng. Phần mở bài phải chứa từ khóa chính trong 100 từ đầu tiên, cũng như bao gồm cả từ khóa phụ để bài viết có đủ độ chuẩn SEO.
Độc giả thường có xu hướng đọc lướt và tìm đến thông tin mà họ thắc mắc nhất, vì thế hãy gợi ý chủ đề bằng cách đặt những câu hỏi. Với cách này giúp người đọc biết được câu trả lời họ đang cần sẽ có trong bài. Và khi thấy được sự hữu ích của bài viết người xem sẽ tò mò cũng như tiếp tục khám phá đến nội dung tiếp theo ở bên dưới.
Bên cạnh đó, mở bài chỉ nên chèn 1 keyword chính và 1 đến 2 từ khóa phụ.
Tiêu chuẩn thân bài
Thân bài là phần triển khai, phân tích nội dung bài viết. Nội dung cần được chia theo từng phần nhỏ, theo đoạn văn ngắn và các Heading có chứa từ khóa chính, từ khóa phụ, những từ khóa liên quan.
Thông thường, bài viết sẽ gồm có Heading 1 (H1), Heading 2 (H2), Heading 3 (H3),… H2 có công việc giải đáp, bổ trợ cho H1 và nhiệm vụ của các Heading còn lại cũng tương tự như vậy. Và từ khóa nên rải rác đều, tự nhiên trong bài, khoảng từ 1 – 3%. Song song đó, các Internal link vào Anchor Text theo đúng ngữ cảnh.
Note: Bài viết phải đáp ứng thông tin chất lượng, có trọng tâm, thú vị và truyền tải, giải đáp thắc mắc cho độc giả.
Tuy nhiên, một bài viết xuyên suốt chỉ toàn chứa thông tin là chữ, vô tình khiến người xem cảm thấy nhàm chán. Thay vào đó, hãy chèn thêm hình ảnh, video, Infographic,… để tạo sự hấp dẫn, đa dạng cho bài.
Tiêu chuẩn kết bài
Một kết bài chuẩn không cần phải quá dong dài, nhưng vẫn tóm gọn được nội dung chính của bài viết và độ dài thích hợp khoảng từ 80 đến 150 từ. Ngoài ra, để người đọc nhớ và tìm lại “Brand” của doanh nghiệp hãy chèn thêm thương hiệu ở cuối bài và cả keyword trong kết bài.
Ngoài ra, nên giữ tần suất đăng bài đều đặn nhằm để con Bot quét nội dung, index bài cũng như xếp hạng. Hầu như, những bài viết mới đăng chưa có thứ hạng, đừng quá lo lắng. Bởi, chúng cần có thời gian, song song đó hãy dùng các kỹ thuật SEO Onpage để cải thiện, tối ưu nội dung và thứ hạng.
Dưới đây là 2 công cụ theo dõi chuẩn xác và phổ biến mà bạn nên tham khảo:
- Google Analytics
- Ahrefs
Các tool trên có thể hỗ trợ trong việc đo lường, theo dõi, chỉ số của web, tỷ lệ click cũng như tối ưu từ khóa,…
Bên cạnh có một nội dung chất lượng, các Heading cũng cần có tối ưu và chuẩn SEO.
Tiêu chuẩn H1
Những tiêu chuẩn của H1, gồm:
- Mỗi bài viết chỉ chứa duy nhất 1 H1.
- Ký tự chuẩn H1 từ 60 – 65 và tối đa là 70.
- H1 nên chứa lượng từ khóa với lượng search cao thứ 2.
- Nên đặt từ khóa ở đầu dòng. Chẳng hạn, keyword “Xu hướng SEO” và H1 nên trình bày “Tìm hiểu xu hướng SEO 2023 giúp cải thiện website hiệu quả”.
- Như ví dụ H1 trên, H1 nên chứa những tính từ có tính gây thu hút, tò mò và chèn số lượng (như chỉ thời gian).
Tiêu chuẩn H2, H3, H4,…
Về tiêu chuẩn cho các Heading còn lại:
- Nên chia bài viết thành các Subheading nhỏ giúp bố cục không bị rối và độc giả dễ nắm bắt được thông tin.
- Thẻ H2 bổ trợ cho H1 truyền tải đầy đủ nghĩa và các Heading còn lại cũng có chức năng tương tự như vậy.
- Các subheading cần in đậm cũng như nên chèn các từ khóa LSI.
- Dù H1 chỉ có 1, tuy nhiên đối với H2 thì nên có 2 trở lên và tương tự các Heading còn lại áp dụng như H2.
- Một Subheading nhỏ tiêu chuẩn SEO nên dưới 300 chữ.
Tiêu chuẩn thẻ mô tả
- Một thẻ Meta Description phải đảm bảo xúc tích, ngắn gọn, nhưng vẫn bao hàm đủ nội dung cũng gợi sự tò mò, hấp dẫn.
- Ký tự lý tưởng cho Meta Description là từ 135 – 141 ký tự và có chứa cả từ khóa.
- Không chèn quá nhiều từ khóa trong Meta Description.
Tiêu chuẩn hình ảnh
Hình ảnh cũng là phần quan trọng, hình ảnh chất lượng, rõ nét và thẩm mỹ có thể hỗ trợ cho bài viết thêm phần hấp dẫn và người đọc dễ hình dung hơn được nội dung:
- Ảnh khi được tải lên web cần được tối ưu ở dạng đuôi .jpg và có keyword không dấu để đặt tên cho hình ảnh.
- Hãy căn chỉnh hình ở giữa để có bố cục dễ nhìn và đẹp, đặc biệt phải có phần mô tả, chú thích cho hình ảnh.
- Mỗi website sẽ có quy định kích thước khác nhau. Vì thế các web nên đồng nhất về các size hình phù hợp nhằm giúp thuận tiện khi đăng bài.
- Hình ảnh nên chèn thêm logo thương hiệu để thu hút độc giả, cũng như phải nét, chất lượng. Không nên gắn hình có chứa logo của website khác.
- Sau khoảng 250 chữ sẽ chèn 1 hình ảnh, tùy vào độ dài bài viết và số lượng chữ.
Bước 12: Tối ưu SEO Onpage
Với bài viết chuẩn SEO, tối ưu Onpage là bước cũng không kém phần quan trọng, dưới đây là những tiêu chí để cải thiện Onpage:
Tối ưu Onpage nhằm cải thiện bài viết
- Tối ưu Title.
- Tối các thẻ H1, H2, H3, H4,…
- Tạo Table of Content – Mục lục.
- Tối ưu URL.
- Tối ưu độ dài của bài viết.
- Tối ưu hình ảnh, Meta Description, tính dễ đọc – Readability.
- Gạch chân, in đậm các keyword.
Bước 13: Tiến hành testing A/B
Testing A/ B hay còn gọi là Split Testing hoặc Bucket Testing, bước này nhằm mục đích phân tích hành vi của người dùng. Song song đó, hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra những thiếu sót và tiến hành cải thiện website.
Testing A/B trong quá trình triển khai SEO
Hãy đưa ra những câu hỏi như sau khi cần testing A/B:
- UX,UI của web đã được tối ưu chưa?
- Website đã có giao diện chuẩn SEO chưa?
- Nội dung của các bài viết chuẩn SEO chưa? Nội dung có dễ hiểu và hữu ích cho người đọc?
- Internal link có đủ thu hút cho độc giả, cũng như lượng truy cập liên kết nội bộ có nhiều?
- Từ khóa có tạo ra chuyển đổi cao?
Các công cụ như Heap Analytics, Hotjar, Crazy Egg giúp check số lượng đã nhấp vào link. Ngoài ra các tools này cho phép bạn biết được người xem đã đọc content nào, các hành vi của người dùng trên website.
Bước 14: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
Dưới đây là các bước tiến hành tối ưu tỷ lệ chuyển đổi:
- Tối ưu hóa Landing Page hỗ trợ cải thiện tỷ lệ chuyển đổi 300%.
- Tối ưu hóa Traffic.
- Tổ chức các ưu đãi, giveaway,.. giúp thu hút sự chú y, quan tâm của khách hàng và đồng thời đưa ra thời của khuyến mãi.
- Để tăng được lượng mua hàng, sản phẩm lớn. Hãy điều hướng khách hàng về trang sản phẩm, dịch vụ của web.
Một khi tỷ lệ chuyển đổi cao không những giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp, mà còn thể hiện được website có độ tin cậy, uy tín và chất lượng.
Bước 15: Xây dựng backlink, tăng lượt xem cho trang web
Trong quá trình xây dựng Backlink cần có sự kiên trì và hỗ trợ lẫn nhau của team SEO để tạo nên kết quả đã đặt ra.
Vai trò của việc xây dựng backlink chất lượng
Khi xây dựng Backlink, cần chú trọng đến các vấn đề:
- Website đã có nội dung và đồng thời đã được index, thì sau đó mới xây dựng Backlink.
- Các bài viết thường có đính kèm link, vì thế hãy chọn các diễn đàn liên quan đến lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ của công ty đang khai thác tới.
- Không đi Backlink một cách bừa bãi.
- Các bài viết cần đáp ứng tiêu chuẩn SEO mới có thể xây dựng Backlink.
Không nên tập trung duy nhất vào xây dựng Backlink, mà còn cần đảm bảo content của bài thú vị, chất lượng thì lượt xem cho trang web mới có thể tăng và tạo độ đáng tin cậy của website.
Ngoài ra, ta nên SEO các keyword có thứ hạng lên Top để tăng lượt xem, traffic và mở rộng độ nhận diện cho web.
Bước 16: Quản trị trang web
Người dùng luôn ưu ái khi truy cập vào một website có tốc độ tải nhanh và mượt mà. Do đó, hãy luôn tối ưu và cải thiện web để luôn mang đến trải nghiệm tốt cho độc giả.
Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây của quản trị web cần làm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng:
- Công việc theo ngày: Lượng bài viết, lượng link mỗi ngày và theo dõi lượng traffic mỗi ngày.
- Công việc theo tuần: Check độ tăng trưởng traffic của website thông qua các tool như Google Search Console, Google Analytics. Check keyword 2 lần/ tuần, kiểm tra tiến độ công việc và tình trạng web.
- Công việc theo tháng: Tổng hợp, phân tích các dự án đang triển khai trên website, check lỗi và lên kế hoạch điều chỉnh cho tháng tiếp theo.
Bước 17: Đo lường hiệu quả SEO
Đo lường hiệu quả SEO giúp có cái nhìn tổng quan về quá trình cũng như tối ưu chi phí. Tuy nhiên những người mới bắt đầu thường bỏ sót giai đoạn này.
Các công cụ sau đây nhằm hỗ trợ đánh giá thứ hạng từ khóa, tỷ lệ chuyển đổi, lượng traffic: Google Analytics, Google Search Console, Google Tag Manager. Từ đó, có thể thu thập được dữ liệu, tình hình của web để tiến hành Audit, tối ưu và lấy lại được thứ hạng cho website trên SERPs.
Lộ trình SEO 6 tháng
Quá trình xây dựng, lập kế hoạch SEO có lộ trình rõ ràng giúp SEO-er nắm rõ được tiến triển và phát triển website, cũng như dự đoán được hiệu quả của lộ trình SEO. Đặc biệt, công việc SEO cần có thời gian kiên trì và phân bổ theo từng tháng rõ ràng.
Hành trình lập kế hoạch và phát triển SEO
Tháng thứ nhất
- Lên checklist SEO và Audit web tổng thể.
- Ngoài việc tối ưu nội dung, cần phải tối ưu hóa cả Onpage và Technical. Chẳng hạn như: tối ưu trải nghiệm người dùng, điều hướng website, hệ thống thông tin, giao diện,…
- Nghiên cứu, phân tích từ khóa của đối thủ, độ khó của từ khóa.
- Sử dụng các tool để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu dự án.
- Cần thống nhất bộ keyword nào sẽ SEO trước.
- Sau đó, Audit Backlink, Audit Offpage.
Tháng thứ 2 và 3
- Audit Content: target lại từ khóa, update thêm những thông tin mới.
- Đi link nội bộ, tối ưu hóa Local SEO.
- Xây dựng content theo dạng Topic Cluster nhằm tối ưu bài và tăng thứ hạng.
- Tạo website, các bài blog qua WordPress, Google Site, Blogger, Medium,…
- Tạo bảng theo dõi tiến độ và lập mục tiêu cần đạt theo tháng.
- Theo dõi hành vi người dùng, tối ưu và cải thiện website lẫn phiên bản di động.
- Xây dựng content Offpage nhằm chia sẻ các thông tin mới và bổ ích.
Tháng thứ 4 và 5
- Bảo đảm tần suất đăng bài và duy trì website.
- Tối ưu về mặt trải nghiệm của người dùng, Onpage, từ khóa SEO và các bài viết với thứ hạng cao nằm trong top 5 đến 20 trên Google.
- Chia sẻ, quảng bá các content trên các diễn đàn social, web blog có lượng tương tác cao.
- Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi từ website.
- Tạo Schema trên các trang giúp tạo sự nổi trội cho web cũng như thúc đẩy nhanh sự hiệu quả trong việc quét và index web.
- Tạo bảng cập, theo dõi tiến độ quá trình công việc.
- Update, cập nhật và tối ưu UX/UI.
Tháng thứ 6
- Phân tích, đo lường và đánh giá kết quả quá trình SEO dự án, cũng như so sánh số liệu để phát triển thêm.
- Đưa ra những cải thiện, tối ưu cho 6 tháng tiếp theo.
- Tiếp tục lập kế hoạch SEO để đạt được những mong muốn trong tương lai.
Một số lưu ý để có được kế hoạch SEO tối ưu
Nhằm tạo ra thành công và hiệu quả trong quá trình SEO, nên lập ra kế hoạch cụ thể và chi tiết. Tham khảo những lưu ý dưới để có được một kế hoạch SEO hoàn chỉnh:
Những lưu ý khi lập kế hoạch SEO
Kế hoạch SEO cần phù hợp với lĩnh vực hoạt động
Xác định rõ lĩnh vực khi chuẩn bị triển khai kế hoạch, bởi mỗi ngành, dịch vụ, sản phẩm được khai thác khác nhau. Có như vậy, việc nghiên cứu, phân tích mới đi theo đúng hướng và có hiệu quả.
So sánh với trang web của đối thủ
Việc lựa chọn đánh giá và nghiên cứu đối thủ là yếu tố quan trọng, bởi nếu chọn sai sẽ làm ảnh hưởng và chệch hướng cả hành trình triển khai kế hoạch.
Kiểm tra tên miền
Công sức đưa website tăng thứ hạng sẽ trở nên thử thách và vô nghĩa nếu Domain bị chặn hoặc bị phạt bởi Google. Do đó, hãy kiểm tra Domain cẩn thận và kỹ lưỡng để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Để check tình trạng Domain chi tiết và chuyên sâu, có thể sử dụng Ahrefs.
Xác định xu hướng người dùng đang tìm kiếm
Đây là cách giúp xây dựng SEO hiệu quả, bởi xu hướng tìm kiếm của người dùng luôn là cơ sở dữ liệu cho biết được người dùng đang thắc mắc, cần gì. Khi bám vào yếu tố này để phát triển kế hoạch SEO và content, sẽ mang lại cho website lượng truy cập cao, thứ hạng tốt trên Google và truyền tải được giá trị của bài viết cho độc giả.
Xem thêm: Bạn cần chú trọng đến các thuật toán SEO như Google Sandbox khi lập kế hoạch SEO.
Lời kết
Trên đây là các bước lập kế hoạch SEO cho một SEO-er mới, cũng như làm sao để triển khai và tối ưu SEO một cách hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ tận dụng và thực hiện kế hoạch SEO thành công qua bài viết hữu ích này.
Đừng quên truy cập On Digitals để cập nhật những thông tin, tin tức bổ ích mới nhất về Digital Marketing. Hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ SEO chất lượng cho doanh nghiệp.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm