Chi tiết bài viết
Link Nofollow là gì? Hướng dẫn đặt thẻ rel= nofollow cho website
28/03/2023
34
Các khái niệm liên quan đến Nofollow
Thẻ rel là gì?
Thẻ rel là thuộc tính html quy định tính chất của những liên kết. Thẻ rel sẽ khai báo với hệ thống bot của các công cụ tìm kiếm bằng 2 loại rel=”dofollow” và rel=”nofollow”.
rel=”nofollow” là gì?
Như đã đề cập ở trên, thẻ rel=”nofollow” là thuộc tính khai báo với công cụ tìm kiếm. Tính chất của thẻ đã được thể hiện ngay ở tên “no follow” (nghĩa là không đi theo). Nếu đặt thẻ này, bot thu thập thông tin sẽ không đi qua liên kết.
Nofollow ngăn chặn Googlebot index trang web qua liên kết
Link Nofollow là gì?
Link Nofollow là liên kết được gắn thẻ rel=”nofollow”. Các link có thuộc tính này sẽ được bot của công cụ tìm kiếm tự động bỏ qua. Dù chất lượng và nội dung link Nofollow là gì cũng sẽ không tính vào PageRank. Vì vậy, link Nofollow không tác động tới vị trí xếp hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.
Phân biệt link Nofollow và link Dofollow
Link Nofollow và link Dofollow không có gì khác đối với người dùng Internet. Tuy nhiên, hai loại link có thuộc tính này có sự khác biệt lớn với công cụ tìm kiếm và hiệu quả SEO website.
Hai thẻ thuộc tính liên kết này ảnh hưởng tới hoạt động Googlebot
Link Dofollow và Nofollow trỏ về sẽ trang web được gọi là backlink – một yếu tố quan trọng để công cụ tìm kiếm xếp hạng trang web. Càng nhiều backlink chất lượng trỏ về thì trang web càng được ưu tiên. Tuy nhiên, link nofollow chỉ đóng vai trò làm tín hiệu cho Google nhận biết, chứ không thể truyền sức mạnh đến website được nhắc đến.
Tại sao lại xuất hiện Nofollow tag trên công cụ tìm kiếm?
Nofollow tag được thiết kế để loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực từ bình luận spam. Một trang web đang có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm có nguy cơ nhận nhiều bình luận spam. Nội dung các bình luận này có thể là các link trỏ về trang web của họ. Điều này khiến thứ hạng trang web họ cao lên và dần đẩy trang web tốt xuống.
Đặt thẻ Nofollow để thứ hạng tìm kiếm trang web không bị kéo xuống
Vai trò của Nofollow đối với SEO
Link Nofollow không ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng trang web, nhưng chúng vẫn được sử dụng để hỗ trợ quá trình SEO và nâng cao vị thế website. Các link này giúp tăng traffic tự nhiên một cách hiệu quả và miễn phí.
Giả sử trang web của bạn có một bài viết chất lượng cao. Bạn tạo link Nofollow chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội. Người dùng tiếp cận và thấy bài viết hữu ích, họ sẽ truy cập vào trang web của bạn.
Thậm chí, người dùng cũng có thể trỏ link tới website của bạn để độc giả của họ trải nghiệm những nội dung chất lượng. Chính vì vậy, link Nofollow không chỉ thu hút traffic mà còn làm tăng lượng link Dofollow, cải thiện thứ hạng trang web.
Link nofollow giúp tăng traffic tự nhiên cho trang web
Các loại link nào nên để Nofollow?
Nofollow tag thường được các ông lớn như Youtube, Wikipedia, Quora, Reddit,… gắn cho tất cả outbound link. Google khuyên người dùng nên dùng thẻ rel=”nofollow” cho tất cả link có trả phí. Ngoài ra, những loại link sau đây nên Nofollow.
- Liên kết chèn trong các bình luận.
- Liên kết từ “widgets”.
- Liên kết chia sẻ trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn do người khác tạo ra.
- Liên kết từ trang web cập nhật tin tức, chia sẻ blog chất lượng.
- Liên kết trong các thông cáo báo chí.
Link chia sẻ trên Facebook cần được đặt thẻ rel=”nofollow”
Hướng dẫn cách kiểm tra link Nofollow, Dofollow
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra link đó là Dofollow hay Nofollow qua HTML của trang theo các bước đơn giản sau.
- Bước 1: Nhấn chuột phải vào một vị trí bất kỳ trên trang hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + U.
- Bước 2: Trong bảng hiện ra, chọn “View page source”.
- Bước 3: Tìm đường link bạn cần kiểm tra trong HTML của trang.
- Bước 4: Nếu thấy có gắn thẻ rel=”nofollow” thì đây là link Nofollow. Ngược lại không có thì là link Dofollow.
Kiểm tra HTML sẽ nhận biết link Nofollow và Dofollow
Ngoài cách này, bạn có thể truy cập vào cửa hàng chrome trực tuyến (chrome web store) và cài đặt công cụ để nhận biết dễ dàng như Strike Out Nofollow Links, Nofollow,…
Cách đặt link Nofollow trên bài viết
Để đặt no follow link, hãy soạn thảo một bài viết và chèn link như bình thường. Sau đó chuyển qua chế độ soạn thảo HTML (Trong WordPress, bạn chuyển từ chế độ Visual sang Text). Lúc này, tìm liên kết đã chèn trong HTML rồi đặt thẻ rel=”nofollow” ngay sau đường link trong thẻ.
Có thể đặt link Nofollow qua HTML khi viết bài
Khi nào nên dùng thẻ rel=”nofollow”?
Thẻ Nofollow nếu đặt đúng sẽ ngăn chặn ảnh hưởng xấu tới thứ hạng trang web và cải thiện điểm SEO. Vậy, khi nào nên dùng link Nofollow?
Nội dung không tin cậy
Rất khó để kiểm soát được các bình luận hay những gì người khác thảo luận và dẫn link về trang web của bạn. Chính vì vậy, đặt thẻ rel=”nofollow” là cần thiết để các link này không làm giảm thứ hạng trang web.
Liên kết có trả phí
Google có thể phạt trang web không gắn thẻ Nofollow cho những liên kết quảng cáo có trả phí như Google AdSense, Affiliate Links,…
Các liên kết có trả phí cần đặt thẻ Nofollow
Ưu tiên thu thập dữ liệu từ Google Bot
Những con bot thu thập thông tin của Google sẽ bỏ qua các link có gắn thẻ rel=”nofollow”. Dù nội dung link Nofollow là gì cũng không ảnh hưởng tới việc đánh giá và xếp hạng của Google. Bạn nên tận dụng điều này để tối ưu hóa quá trình hoạt động của Googlebot trên trang web.
Hãy đặt thẻ Nofollow cho những link không quan trọng, để Googlebot bỏ qua và xử lý nhanh hơn các bài viết chất lượng. Từ đó, Google đánh giá nhanh, hiệu quả, giúp trang web của bạn xuất hiện ở vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
Tránh những hình phạt từ Google
Đặt rel=”nofollow” là thao tác cần thiết để tránh những phiền phức, rắc rối cho trang web khi có nguy cơ bị công cụ tìm kiếm phạt. Dưới đây là một số trường hợp sẽ bị nhận án phạt từ Google nếu không có thẻ Nofollow:
- Liên kết trả phí.
- Liên kết không đáng tin cậy.
- Thông cáo báo chí.
Một số câu hỏi thường gặp về link Nofollow
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm bắt link Nofollow là gì, công dụng ra sao và nên đặt thế nào. On Digitals sẽ giải đáp thêm một số thắc mắc thường gặp về Nofollow link.
Nên dùng link Nofollow hay Dofollow?
Thông thường, các liên kết nội bộ (internal link) sẽ mặc định là dofollow. Trong khi đó, external link sẽ là nofollow link, trừ khi bạn dẫn link đến các website cực kỳ uy tín để đảm bảo không bị ảnh hưởng.
Đặt link Dofollow tới trang web uy tín sẽ giúp tăng điểm số đánh giá từ Google cho trang của bạn. Google chỉ quan tâm tới Dofollow link và bỏ qua Nofollow link. Tuy vậy, trang web có quá nhiều Dofollow link sẽ làm giảm độ tự nhiên. Một số trường hợp còn rất khó kiểm soát nội dung từ link Dofollow và bị phạt như đã đề cập ở trên.
Lý do nên chọn link Dofollow và link Nofollow là gì?
Trong khi đó, Nofollow link sẽ làm tăng traffic tự nhiên, làm tăng điểm SEO và gián tiếp nâng hạng trang web. Do đó, đừng bỏ qua bất kỳ loại link nào mà hãy kết hợp chúng thật hợp lý.
Sự khác biệt giữa Nofollow và Noindex là gì?
Googlebot được cử đi thu thập thông tin và lập chỉ mục cho vô vàn trang web trên Internet. Nếu đặt link Nofollow, Googlebot sẽ không đi theo những liên kết này, nhưng vẫn có thể thêm chúng vào chỉ mục.
Trong khi đó, thẻ meta noindex được thêm vào các bài viết để ngăn chặn Googlebot thực hiện thao tác lập chỉ mục này. Bài viết gắn thẻ noindex sẽ không bị quét dữ liệu và link Nofollow không hoạt động. Tuy nhiên, Googlebot vẫn có thể đọc qua trang web khác nếu họ trỏ link Dofollow về bài viết này.
Xem thêm: Link juice là gì và cách tận dụng yếu tố này trong SEO.
Lời kết
Trên đây là thông tin lý giải link Nofollow là gì và những kiến thức xoay quanh loại thẻ này. Không khó để đặt rel=”nofollow” cho các liên kết, bạn nên sử dụng dụng chúng một cách hợp lý để cải thiện trang web.
Đừng quên theo dõi thêm nhiều thủ thuật phát triển website trên On Digitals. Chúng tôi còn là đơn vị cung cấp các dịch vụ SEO và các giải pháp digital marketing toàn diện. Hãy liên hệ để được tư vấn nâng cao chất lượng trang web của bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm