Chi tiết bài viết
PBN là gì? Cách xây dựng PBN bền vững và hiệu quả nhất
12/12/2022
30
PBN được xem là một trong những phương pháp hữu dụng nhất giúp website on top nhanh. Vậy PBN là gì? Cách xây dựng PBN bền vững và hiệu quả nhất như thế nào? Cùng On Digitals tìm hiểu qua bài viết dưới dây.
Tổng quan về xây dựng liên kết
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để Google xếp hạng trang web của doanh nghiệp là việc xây dựng liên kết (Link Building). Tuy nhiên, Link Building ngày càng giảm đi sức mạnh của nó trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Ngày nay, nhiều SEOer và doanh nghiệp đang tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng, cải thiện trải nghiệm người dùng, và áp dụng một số chiến lược khác để cải thiện hiệu suất của trang web.
Thời gian gần đây, Link Building đang dần lấy lại vị thế, một lần nữa khẳng định ưu thế của mình trong “đường đua” top Google. Điều này đã minh chứng sự tồn tại bền vững và khả năng thúc đẩy thứ hạng cho website nhờ quá trình xây dựng liên kết.
Tuy nhiên, không phải ai làm việc trong lĩnh vực SEO cũng biết xây dựng Link Building một cách hiệu quả và chính xác. Vì thế, đây được xem là một công việc khó khăn. Thậm chí, ngay cả những người rất giỏi về SEO cũng chưa chắc chắn rằng sẽ triển khai Link Building tốt.
Khi nhắc đến Link Building thì không thể nào không đề cập đến PBN. Bất kỳ SEOer nào cũng mong muốn rút ngắn thời gian và khoảng cách lên top. Thế nên, việc sở hữu một hệ thống PBN với hiệu quả tối ưu là điều quan trọng. Vậy PBN là gì?
Tổng quan về xây dựng liên kết trong SEO
PBN là gì?
PBN là từ ngữ viết tắt của cụm Private Blog Network. Để hiểu sâu hơn về PBN, bạn cần nắm rõ về khái niệm và hiệu quả của PBN trong quá trình SEO.
Khái niệm về Private Blog Network
PBN (Private Blog Network) là một hệ thống các trang web được tạo ra bởi chính doanh nghiệp hoặc cá nhân. Mục đích của PBN là xây dựng các liên kết ngược (backlink) chất lượng và mạnh mẽ để trỏ về trang web cần được tối ưu hóa (SEO). Bằng cách này, PBN giúp tăng cường sự hiện diện và thứ hạng của trang web chính trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Thông thường, hệ thống PBN được xây dựng dựa trên việc tái sử dụng tên miền cũ hoặc web 2.0. Các doanh nghiệp sẽ tạo ra những PBN hoàn toàn riêng biệt, nhưng thường chung một chủ đề. Những chủ đề được chọn dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp và ý định tìm kiếm của người dùng trong lĩnh vực nhất định.
Tìm hiểu khái niệm Private Blog Network
Hiệu quả của PBN cho SEO
Trong một thời gian dài, việc xây dựng và quản lý các website PBN đã gây ra nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng đây là một yếu tố không mang lại hiệu quả và sẽ bị Google loại bỏ khỏi cuộc đua thứ hạng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy hiệu quả của PBN trong việc thúc đẩy thứ hạng của trang web. Điều này giúp quá trình tối ưu hóa trang web trở nên dễ dàng hơn và được Google đánh giá cao hơn. Bằng việc sở hữu một hệ thống PBN mạnh mẽ, Google có cơ sở để xem xét trang web của bạn là đáng tin cậy và uy tín.
Vì sao nên xây dựng PBN?
Khi làm SEO, chúng ta cần xây dựng PBN để thúc đẩy thứ hạng của website và gia tăng độ tin tưởng. Từ đó chúng ta sẽ có được nguồn backlink chất lượng và dễ dàng quản lý được các backlink.
Nguồn backlink chất lượng
Backlink là yếu tố chính giúp xây dựng SEO Offpage hiệu quả. Vì vậy, website có thể tăng thứ tự xếp hạng trên Google từ hệ thống PBN. Các backlink chất lượng từ nội dung của chủ đề liên quan sẽ được trỏ về website. Điều này giúp tăng độ uy tín, hiệu quả cho web và được Google đánh giá tốt.
Hệ thống PBN tạo ra nguồn backlink chất lượng
Quản lý backlink
Khi mua link ở các nguồn khác nhau, bạn thường gặp phải tình trạng khó kiểm soát backlink. Nhưng với hệ thống PBN thì hoàn toàn ngược lại, doanh nghiệp sẽ quản lý dễ dàng các backlink trỏ về website của họ.
Hướng dẫn xác định mạng lưới PBN của một công ty
Dấu chân “cross-site” là chìa khóa để xác định PBN. Ngày nay, các mạng lưới PBN phức tạp hơn nhiều và người dùng có thể khó tìm ra. Bởi các trang web này có hàng ngàn chủ đề, bố cục khác nhau. Khi xác định xem một trang web có phải là PBN hay không, bạn cần nắm một số cách nhận biết dưới đây.
- Máy chủ (Hosting): Tất cả đều sử dụng chung một IP. Spyonweb.com hoặc các công cụ tương tự có thể giúp bạn xác định trang web nào đang được lưu trữ trên trang web khác.
- Thiết kế website: Những trang web đều dùng chung một thiết kế, bảng màu hay sự điều hướng giống nhau.
- Các themes tương đồng: Thông thường, các themes trên WordPress đều có tên themes trong mã. Bạn có thể kiểm tra mã nguồn trong trình duyệt của mình.
- Quyền sử dụng (sở hữu) website: Để biết thông tin liên lạc của chủ sở hữu website, bạn kiểm tra cơ sở dữ liệu của WHOIS. Nếu lá cờ đỏ xuất hiện, chứng tỏ các dữ liệu WHOIS đã bị ẩn. Trong trường hợp các website chủ đều như nhau, cho thấy các blog đã được kết nối.
- Trùng lặp nội dung: Để kiểm tra xem nội dung có trùng lặp hay không, hãy copy một đoạn văn bất kỳ. Sau đó, bạn dán nó và khung tìm kiếm trên Google để xem nội dung đó đã tồn tại trên các website khác hay chưa.
- Hồ sơ của các backlinks: Công cụ Ahrefs hoặc Majestic có thể hỗ trợ bạn kiểm tra backlink của đối thủ.
- Video và hình ảnh: Vì video và hình ảnh khó tạo và tốn kém nên chúng có khả năng bị sao chép trên các website khác. Bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm hình ảnh hoặc tìm kiếm video của Google để tìm các phần tương tự.
Cách thức xác định mạng lưới của hệ thống PBN
Cách xây dựng một hệ thống PBN vững mạnh và hiệu quả
Để có thể xây dựng và quản lý hệ thống PBN hiệu quả và chất lượng thì 6 điều bạn nên làm đầu tiên là:
Tìm kiếm các tên miền đã hết hạn
Tìm tên miền hết hạn nghĩa là tìm và mua lại những tên miền cũ mà chủ sở hữu trang web đó không dùng nữa hoặc chưa gia hạn. Tìm tên miền hết hạn là bước quan trọng trong việc xây dựng PBN.
Bạn có thể mua các tên miền cũ từ Backorder hoặc qua đấu giá. Chi phí cho đấu giá PBN khoảng từ vài trăm đến vài nghìn đô. Hiện nay có một số cách mua và đấu giá tên miền mà On Digitals chia sẻ sau đây để bạn tham khảo.
- Mua ngay lập tức: Với hình thức này, người chủ của tên miền sẽ tự ra giá. Và họ đưa giá bao nhiêu, bạn sẽ chấp thuận mức giá đó bấy nhiêu. Mức thấp nhất được đưa ra thường là 8$.
- Thương lượng: Bạn và người chủ tên miền sẽ thương lượng để đạt mức giá hợp lý giữa hai bên. Vì thế, người nào trả giá cao hơn sẽ được mua tên miền nhanh chóng.
- Đấu giá công khai: Với giá sàn được công bố là 10$. Các phiên đấu giá sẽ diễn ra trong vòng 7 ngày. Người đưa ra mức giá cao nhất sẽ là người sở hữu tên miền.
- Đấu giá kín: Đối với hình thức này, mức giá sàn sẽ được đưa ra từ 69$. Người dùng cũng không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào khi tham gia. Những người đã đăng ký tham gia sẽ được đấu giá trong khoảng thời gian nhất định. Khi kết thúc phiên đấu giá, ai trả giá cao nhất sẽ được sở hữu tên miền.
Tìm kiếm những tên miền đã hết hạn
Khi tìm kiếm và mua các tên miền cũ cho hệ thống PBN, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Kiểm tra lại các tên miền cũ xem chúng có bị dính spam hay không
- Không mua những tên miền quá cũ hoặc dính các tác vụ đăng ký thủ công
- Kiểm tra lại lịch sử của các tên miền cũ
- Sử dụng SEMRush hoặc Ahrefs để kiểm tra backlink của các tên miền có dính spam
- Xác định CF và TF, DA, PA của trang web được dùng làm hệ thống PBN
- Thông tin đăng ký, Email, ngày đăng ký tên miền cần phải có sự khác nhau
Tìm kiếm và lựa chọn hosting phù hợp
Bạn nên quan tâm đến các website nào có hệ thống khác IP class C khi lựa chọn hosting. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến một số yếu tố khác như:
- Sự ổn định trong tốc độ: Tốc độ website rất quan trọng. Nếu hosting chậm sẽ khiến site PBN kém hiệu quả.
- Hosting PBN SEO có giá thành thấp: Vì là site vệ tinh nên bạn cần nhiều chi phí để đầu tư cho trang web. Nếu hosting giá cao sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền hơn.
- Giao diện có thể tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh chủ đề theo nhu cầu của mình sau khi mua.
- Quản lý nội dung: Bạn cần dùng mã nguồn WordPress để thực hiện thao tác này.
- Bảo mật: Lớp bảo mật càng cao sẽ càng có nhiều lợi thế.
Building website (cài đặt và quản lý)
Thay vì sử dụng non-www, việc thiết lập tên miền là www được coi là lựa chọn tốt hơn, giúp cải thiện chỉ số CF (Chuyên sâu) và TF (Độ tin cậy) của trang web. Ngoài ra, để tăng độ uy tín, website của bạn cần có các phần như mục giới thiệu, hệ thống bảo mật, chính sách và trang liên hệ.
Đặc biệt, bạn nên tránh sử dụng các theme mặc định hoặc cơ bản, và đảm bảo rằng các trang web trong cùng hệ thống khác nhau về giao diện. Thay vào đó, bạn có thể tự thiết kế một theme độc quyền hoặc sử dụng các theme miễn phí.
Cài đặt và quản lý trang web PBN
Xây dựng chiến content hiệu quả cho từng hệ thống
Việc lên kế hoạch và thiết kế chiến lược content hiệu quả là bước quan trọng đối với các trang web vệ tinh. Hãy phân loại các trang web trong hệ thống của bạn và tạo nội dung cụ thể cho từng trang. Đảm bảo rằng các trang web PBN của bạn có nội dung đa dạng, rõ ràng, không trùng lặp và không bị spam. Sử dụng kỹ thuật SEO Entity để đảm bảo bạn đang hướng đến đúng đối tượng mục tiêu của mình.
Xây dựng chiến lược content cho hệ thống PBN SEO
Tạo nội dung hấp dẫn và chất lượng cho website vệ tinh
Đầu tư về nội dung cho website vệ tinh là cách giúp bạn phát triển tốt website chính của mình. Việc cần làm là phân chia bố cục bài viết thật rõ ràng.
Bên cạnh đó, số lượng chữ cho mỗi bài nên từ 800 – 1000 chữ. Hoặc độ dài có thể hơn tùy vào ý định tìm kiếm của người dùng trong lĩnh vực đang triển khai. Bạn cần đảm bảo bài viết có mục bình luận để dễ tương tác với người đọc. Và nên có mục tiêu cho bài viết trên website vệ tinh. Ví dụ như đạt 500 lượt xem mỗi ngày.
Xây dựng backlink cho PBN
Để hệ thống PBN đạt được hiệu quả tối đa, việc quan trọng nhất là xây dựng backlink. Cụ thể ở mỗi site vệ tinh, bạn cần sử dụng 100 tên miền để trỏ đến. Ngoài ra, để hỗ trợ cho công đoạn này, bạn có thể lựa chọn đi link thêm thông qua các diễn đàn, link forum,…
Sau khi đã chuẩn bị đủ các yếu tố trên, bạn có thể dùng thời gian khoảng 2 tháng để trỏ link về website mà bạn muốn thực hiện SEO. Mỗi site vệ tinh nên hạn chế trỏ trên 8 trang chính. Thay vào đó, mỗi bài viết bạn chỉ nên chèn 2 backlink ở tiêu đề hay full URL. Và đặc biệt là cần sử dụng dạng Anchor text dài.
Xây dựng backlink cho PBN
Xây dựng backlink từ PBN về website chính
Đây là mục đích cuối cùng của bất kỳ ai trong việc xây dựng hệ thống PBN. Bạn cần dành một thời gian nhất định để xây dựng các liên kết trỏ về website chính. Nó sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng và các chỉ số SEO một cách rõ rệt. Lưu ý nên đi backlink đến các bài viết có liên quan với nhau.
Các chỉ số của một PBN chất lượng
Sau khi xây dựng hệ thống PBN, việc tiếp theo bạn nên theo dõi các chỉ số tăng trưởng của nó. Một PBN chất lượng cần đảm bảo 4 chỉ số sau:
- Domain Rating: Là thứ hạng của tên miền, được ký hiệu là DR. Chỉ số DR thể hiện “link popularity” (liên kết phổ biến) của một website cụ thể so với các website khác trên thế giới. Thang điểm cơ bản là từ 0 đến 100.
- URL Rating: Được biết đến với tên gọi sức mạnh của liên kết với ký hiệu là UR. Đây là chỉ số được giới hạn từ mức 1 đến 100 điểm. Các SEOer thường sử dụng UR để đánh giá sức mạnh và độ tin cậy của một liên kết. Khi giá trị UR càng lớn thì UR càng có sự bền vững và độ tin tưởng cao. Để có một UR tối ưu, doanh nghiệp cần có số lượng và chất lượng backlink tốt.
- Trust Flow: Chỉ số dự đoán mức độ ảnh hưởng, được ký hiệu là TF. Trust Flow nổi bật của công cụ SEO phổ biến – Majestic Flow Metrics. Chúng được tính dựa trên số lượng click chuột từ một nhóm trang web đáng tin cậy đến một URL hoặc tên miền (domain) nhất định. Không những vậy, Trust Flow còn dựa trên chất lượng backlink của website để cho điểm độ tin cậy của website đó. Thang điểm của TF có giá trị từ 0 đến 100.
- Citation Flow: Được ký hiệu là CF, là chỉ số thông dụng trong công cụ Majestic. CF được dùng để biểu thị độ uy tín của một website thông qua số lượng Backlink dựa trên thang điểm từ 0 đến 100.
- Domain Age: Chỉ số thể hiện ước tính sơ bộ về tuổi của một website, có ký hiệu là DA. Cụ thể, một trang web tồn tại nhiều năm sẽ có tên miền cũ hơn so với tên miền vừa được đăng ký gần đây. Người chủ của website có thể sử dụng công cụ DA để kiểm tra tên miền của chính họ xem chúng đã tồn tại được bao lâu.
Trong trường hợp tên miền được đăng ký trước đây đã hết hạn sau một khoảng thời gian nhất định thì bạn buộc phải gia hạn thêm để được tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, Domain Age còn giúp bạn xác định những ai đã quan tâm đến việc đăng ký tên miền trước khi nó hết hạn. Hơn thế nữa, Domain Age còn giúp bạn ra quyết định khi nào thì nên mua một tên miền mới.
Domain Rating – một trong các chỉ số quan trọng của PBN chất lượng
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền cũ để làm PBN
Nếu bạn muốn lựa chọn xây dựng PBN trên tên miền cũ thì công đoạn cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, trước khi chọn một tên miền cũ nào đó thì bạn nên nhìn vào bức tranh tổng quát và nắm bắt kỹ lưỡng những chỉ số quan trọng. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra các phiên bản của chúng, vận dụng công cụ WBM và đi backlinks hoặc Anchor text sao cho hợp lý.
Luôn nhìn vào bức tranh tổng quát
Việc nhìn vào bức tranh tổng quát về vấn đề hay một lĩnh vực nào đó là điều hết sức quan trọng. Các chỉ số trong Ahrefs, Moz, Majestic,… để bạn tham khảo hỗ trợ trong quá trình SEO hoặc cho chiến lược Marketing. Tuy nhiên, những công cụ này cũng có điểm hạn chế.
Trên thực tế cho thấy, nếu một tên miền có chỉ số Trust Flow bằng 0 thì chưa thể nhận định rằng tên miền này không khả thi. Đôi khi, đó lại là một “kho vàng” thật sự nếu doanh nghiệp chọn đúng.
Chú ý các chỉ số quan trọng khi chọn PBN
Khi chọn PBN, bạn cần nắm rõ và thành thạo những chỉ số quan trọng bên dưới.
- Chỉ số TF: bắt buộc phải lớn hơn 9.
- Mức chênh lệch giữa Trust Flow và Citation Flow: Chất lượng trung bình của một đường link đi tới website được đo lường bằng chỉ số TF. Còn số lượng tổng thể được đo bằng chỉ số CF. Vì vậy, bạn đừng để CF lớn hơn gấp hai lần so với TF.
Bạn cũng lưu ý rằng nếu chỉ số TF thấp, CF cao thì chứng tỏ phần lớn các link tới là link spam. Giả sử như chỉ số TF và CF không được như tỷ lệ trên, thì điều này không mang ý nghĩa khuyến khích bạn nên loại bỏ tên miền ấy. Bạn nên nhìn mọi thứ một cách kỹ lưỡng và thấu đáo hơn.
- Số lượng Referring Domain của Majestic trên Fresh Index: Referring Domain (RD) còn được gọi là Linking Domains, chỉ các tên miền có link trỏ về website của bạn. Chỉ số này giúp đánh giá độ phủ rộng và lan truyền của website. Do vậy, số lượng RD tới website trong tối đa 90 ngày càng nhiều sẽ càng tốt. Nhưng bạn cần lưu ý RD chỉ nên nhiều vừa đủ. Cụ thể trong 90 ngày đổ lại thì số lượng RD chỉ nên trong khoảng từ 400 đến 500. Bởi nếu vượt quá con số này sẽ làm tăng khả năng bị spam.
Mặt khác, nếu lượng RD vượt quá 500 thì bạn nên bỏ qua. Tại sao? Vì chúng sẽ có giá đắt hơn, lên đến vài nghìn đô. Trong khi đó, bạn có thể mua tên miền trung bình vừa đủ dùng với số tiền tương tự.
- Tỷ lệ giữa DR và DA, UR và PA: Về thực tiễn, chỉ số DA (Moz) tương tự với DR (Ahrefs). Đồng thời, chỉ số UR (Ahrefs) cũng tương tự PA (Moz). Do vậy, bạn nên dùng những tên miền có DR và UR tối thiểu lần lượt là 20 và 9 sẽ tốt hơn cho PBN của bạn.
Chỉ số Citation Flow rất quan trọng trong PBN
Kiểm tra các phiên bản
Khi xây dựng PBN, hãy nhớ kiểm tra tất cả các phiên bản bao gồm: www, non-www và https://. Ví dụ, website On Digitals là PBN, bạn có thể gõ vào công cụ Ahrefs hoặc Majestic các phiên bản như sau:
- www.ondigitals.com
- ondigitals.com
- https://ondigitals.com
- https://www.ondigitals.com
Việc thực hiện công đoạn kiểm tra các phiên bản này giúp bạn biết được phiên bản thực của tên miền cũ là gì. Và phiên bản nào nhận được link trỏ về nhiều nhất. Thông thường, nhiều doanh nghiệp chỉ cần nhập www.ondigitals.com và ondigitals.com là đã có thể kiểm tra được.
Sử dụng công cụ Wayback Machine (WBM)
Công cụ WBM còn được gọi là cỗ máy quay ngược thời gian. Đây là một website cho phép bạn bỏ đường link của tên miền khác vào để kiểm tra hoạt động của nó trong toàn bộ tuổi đời từ khi nó được thành lập. Chỉ khoảng 0.4 giây tìm kiếm trên Google, bạn sẽ có toàn bộ thông tin về công cụ WBM này.
Việc sử dụng cỗ máy quay ngược thời gian – Wayback Machine giúp bạn kiểm tra xem nội dung hoặc website của domain đó có thay đổi điều gì qua mỗi năm hay không.
Anchor text/backlinks
Thương hiệu chắc hẳn sẽ là yếu tố mà doanh nghiệp thường quan tâm khi tìm kiếm tên miền cho PBN. Đặc biệt, họ lại càng thích khi domain phát triển mạnh cả về hình thức online và offline. Và hơn hết là cách tạo backlink tự nhiên. Tuy nhiên, đây cũng là lý do các doanh nghiệp thường thất bại khi xây dựng và SEO bằng PBN.
Trước khi đấu giá mua tên miền, bạn cần cẩn thận kiểm tra nguồn backlink, Anchor text đến từ đâu, có uy tín hay không. Bên cạnh đó, chỉ số TF cùng CF cũng nên được quan tâm. Đừng thấy điểm DA và DR cao thì tiến hành đấu giá và giành cho bằng được. Đôi khi một domain chỉ có DA 20 và DR 40 mà lại hiệu quả và mạnh hơn những website có DA, DR 60.
Anchor text là yếu tố cần lưu ý khi chọn tên miền cho PBN
Một số vấn đề thường gặp khi xây dựng PBN
Khi xây dựng PBN, chắc hẳn bạn sẽ gặp những vấn đề, khó khăn nhất định. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp nhất.
- Hệ thống website vệ tinh không còn sử dụng được
- Tên miền cũ đã bị mất hết các backlinks trước đó
- Bạn không thể xây dựng được các nội dung chất lượng bởi vì không biết tên miền cũ đã từng kinh doanh sản phẩm gì
- Tên miền cũ của website đã không còn đủ chất lượng
- Nguồn viết nội dung cực kỳ khan hiếm
- Traffic cho các website vệ tinh của PBN hầu như không có hoặc rất thấp
Các vấn đề thường gặp khi xây dựng hệ thống PBN
Những lầm tưởng về PBN trong SEO
Những năm gần đây, PBN xảy ra nhiều vấn đề và bị Google “dòm ngó”. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà PBN không còn hiệu quả. Hãy thay đổi cách làm để xây dựng PBN có được sức mạnh như mong đợi. Dưới đây là 5 sự lầm tưởng về PBN trong SEO mà mọi người vẫn thường nghĩ.
PBN không hiệu quả
Nhiều người cho rằng thuật toán của Google chỉ đơn giản là “nâng cao thêm” để những chiến thuật như PBN hoạt động. Tuy nhiên, họ đã nhầm. Khi Google tiến hành nghiên cứu liên kết trong nhiều năm, hàng nghìn PBN được xác định đã có những tác động tích cực đến các website mà chúng được xây dựng để hỗ trợ.
Vài năm trước, hệ thống PBN bị người dùng đánh giá thấp. Điều này cũng có phần đúng bởi nó suy giảm chất lượng ở mặt kỹ thuật, nhưng phần lớn lại không liên quan. Đối với những ai đã từng thực hiện nghiên cứu backlink, họ đều có thể nhận thấy nhiều website được xếp hạng tốt ở các ngành cạnh tranh cao là nhờ liên kết PBN. Đây cũng là điều minh chứng rằng PBN hiện đang mang lại hiệu quả.
PBN là rác
Đây là điều không thể phủ nhận. Nhưng có một số PBN chỉ là website thông thường. Và các website đó chứa nhiều nội dung chất lượng cao. Người dùng cũng đang tình cờ tìm kiếm thông tin bằng các PBN này. Hành động đó đã giúp những website chính của bạn được xếp hạng cao hơn.
Không những vậy, nếu bạn có quyền truy cập vào những website khác. Và bạn có được các các liên kết đến một hoặc nhiều website của mình từ những website đó. Về mặt kỹ thuật, bạn cũng đang sử dụng PBN, thậm chí là dùng chúng mỗi ngày.
PBN dễ dàng cho các công cụ tìm kiếm xác định
PBN không dễ dàng xác định như bạn nghĩ. Bởi quá trình loại bỏ dấu chân khá đơn giản. Bạn chỉ cần trộn các thông tin đăng ký, lưu trữ cùng các chủ đề, nội dung, liên kết với nhiều website khác nhau. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng làm cho các website trong hệ thống PBN của họ hoàn toàn không có mối tương quan với nhau. Hay với những website mà họ đang cố gắng để xếp hạng tốt hơn.
Chính nhờ sự khéo léo này, công việc xác định PBN theo thuật toán hay bất kỳ loại quy mô nào, gần như là không thể. Tuy nhiên, điều đặc biệt này chỉ áp dụng cho các hệ thống PBN cá nhân.
PBN là phi đạo đức
Đối với Google, PBN chính là phi đạo đức. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia SEO khách quan đều hiểu rằng không phải như vậy.
Mặc dù PBN vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google, nhưng theo nghĩa đen, PBN được cho là một chiến thuật để tăng thứ hạng cho website chính. Những PBN này đều do doanh nghiệp tự xây dựng nên không được tính là hành vi phi đạo đức. Trừ trường hợp bạn xây dựng PBN cho khách hàng nhưng không thông báo cho họ về các rủi ro gặp phải theo cách thủ công.
PBN rất nguy hiểm
Thật không dễ dàng trong việc xác định và theo dõi PBN. Tuy nhiên, PBN vẫn tồn tại một số rủi ro nhưng không đáng kể. Hệ thống PBN sẽ không nguy hiểm nếu bạn biết cách xây dựng hệ thống này một cách cẩn trọng. Nhất là chọn lọc kỹ trong quá trình đấu giá tên miền.
Những lầm tưởng về PBN trong SEO
Tìm hiểu thêm: Link nofollow là gì và cách sử dụng loại liên kết này hiệu quả nhất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về PBN mà On Digitals chia sẻ cùng bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được khái niệm PBN là gì cũng như những hiệu quả của PBN. Bằng cách hiểu của mình, bạn có thể vận dụng thật tốt vào quá trình triển khai SEO và các chiến lược khác. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về xu hướng Digital Marketing, hãy truy cập vào website của On Digitals để cập nhật những thông tin mới nhất và nhanh chóng.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm