Chi tiết bài viết
Thẻ rel là gì? Hướng dẫn cách đặt thẻ rel=”nofollow” trong SEO
18/04/2023
14
Thẻ rel là gì?
Trong HTML, rel là một dạng thuộc tính để quy định tính chất của các liên kết. Chúng có 2 loại chính là rel=”nofollow” và rel=”dofollow”. Hai loại này có tác dụng khai báo các con bot của công cụ tìm kiếm.
Khái niệm về thẻ rel
Rel=”nofollow” là thẻ không cho bot của công cụ tìm kiếm đi qua liên kết, rel=”dofollow” thì ngược lại. Rel=”nofollow” xuất hiện để hạn chế việc spam content của các SEOer như việc thả link vào các bài viết không liên quan. Bởi việc này dẫn đến nhiều hậu quả như giảm thứ hạng các trang chất lượng trên Google, website tốt khó tiếp cận người dùng,..
Link Nofollow là gì?
Rel nofollow link hay còn gọi là link nofollow là các siêu liên kết có chứa thẻ rel=”nofollow”. Các con bot của công cụ tìm kiếm sẽ mặc định bỏ qua các liên kết này. Điều đó sẽ giúp xếp hạng của trang web không bị ảnh hưởng vì các link Nofollow không được tính vào chỉ số Page Rank.
Định nghĩa về link nofollow
Thực tế, những link chứa thẻ rel nofollow về kỹ thuật đều là link nofollow. Tuy nhiên, có một số inbound link nhận được từ các nguồn sau đều là nofollow:
- Bình luận Blog
- Bài đăng trên diễn đàn, forums,…
- Các mạng xã hội như Facebook, Instagram
- Một số thông cáo báo chí, báo mạng, báo tin tức
- Liên kết từ ”widgets”
Ngoài ra, có một số trang web đã đặt tất cả các liên kết ngoài đều là link nofollow như Youtube, Wikipedia, Reddit, Twitch, Medium, Quora. Bên cạnh những liên kết bên trên, còn một dạng được đặt thẻ rel nofollow nữa là liên kết trả phí.
Phân biệt link Nofollow và Dofollow
Link nofollow và dofollow có sự khác biệt trong mã HTML của chúng. Khi các link dofollow trỏ về website có thể tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Còn các link nofollow thì không.
Do vậy, với số lượng backlink ngày càng nhiều thì website càng được công cụ tìm kiếm đánh giá tốt hơn. Khi xây dựng các liên kết, bạn có nhiều dofollow hơn thì đó chính là lợi thế của bạn.
Đối với link nofollow, chúng sẽ không được cộng vào chỉ số Page Rank nên không làm ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm. Về cơ bản thì rel nofollow có thể giúp bạn loại bỏ một số link mục tiêu khỏi biểu đồ tổng thể của trang web.
Dofollow và nofollow khác biệt ở trong mã HTML
Phân biệt Nofollow và Noindex
Noindex là thẻ meta được thêm vào một số bài viết trong website. Thẻ Noindex không cho phép các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các bài viết này. Tuy nhiên các bot của công cụ tìm kiếm vẫn có thể xem nội dung của bạn thông qua các website khác nếu có link dofollow dẫn về bài viết.
Theo như bên trên đã giải thích, link nofollow không cho phép các con bot của công cụ tìm kiếm đi qua liên kết đó. Tuy nhiên, bài viết đó vẫn có thể được lập chỉ mục. Theo một số đánh giá thì thuộc tính noindex được xếp vào một yếu tố trong SEO Onpage, nofollow thì không có giá trị trong checklist này.
Phân biệt thẻ noindex và nofollow
Link Nofollow có công dụng gì?
Trong một số trường hợp, link nofollow có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO của bạn. Theo nghiên cứu của Ahrefs, khi thực hiện phân tích từ khóa cạnh tranh nhất trên Google, họ đã thu được kết quả chứng minh link dofollow và nofollow có tác động gần giống nhau đối với thứ hạng website.
Bên cạnh đó, link nofollow đem lại lượng traffic tự nhiên khổng lồ. Link nofollow đặt đúng chỗ, đầu tư nội dung chất lượng sẽ đem lại nhiều lượt truy cập.
Link rel thu hút lượt traffic tự nhiên cho web
Spam bài viết dưới comment không phải là cách kéo traffic hiệu quả, chỉ khi comment có giá trị thì sẽ có người xem blog của bạn. Do vậy, bạn có thể tận dụng link nofollow để tăng traffic bởi chúng được xem là một link tự nhiên, hạn chế tình trạng bị Google phạt vì lỗi spam.
Tại sao Search Engines tạo ra Nofollow Tag?
Từ ban đầu, nofollow tag được Google tạo ra để chống những comment spam trong blog. Khi phát triển loại thẻ này, Google lập tức nhận được sự đồng ý của các công cụ khác như Bing, Yahoo. Khi spam link sẽ dẫn đến 2 vấn đề:
- Thứ nhất, website spam sẽ bắt đầu được xếp hạng cao, từ đó đẩy những trang web tốt ra khỏi kết quả tìm kiếm. Do đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng trang tìm kiếm của người dùng.
- Thứ hai, những bình luận spam trên blog đã vượt quá tầm kiểm soát, gây khó chịu cho người xem.
Nofollow Tag chống comment spam
Cách kiểm tra thẻ rel=”nofollow”
Dưới đây là các bước để kiểm tra xem liên kết là nofollow hay dofollow:
Bước 1: Click chuột phải vào trang bất kỳ, chọn “view page source” (xem nguồn trang) hoặc dùng tổ hợp Ctrl U.
Bước đầu tiên kiểm tra thẻ rel =”nofollow”
Bước 2: Tìm đường link cần kiểm tra hoặc sử dụng Ctrl + F.
Kiểm tra đường link chứa thẻ rel=”nofollow”
Bước 3: Nếu thấy có thẻ rel=”nofollow” thì đó là nofollow link, nếu không thì là dofollow link.
Cách đặt link Nofollow hiệu quả
Bước 1: Tạo một bài đăng
Bước 2: Chọn phần văn bản mà bạn muốn chèn link, sau đó nhấn vào biểu tượng liên kết trên thanh công cụ
Chèn link vào phần văn bản bạn muốn
Bước 3: Chuyển sang chế độ HTML bằng cách chọn vào tab văn bản
Chọn vào Text để chuyển sang chế độ HTML
Bước 4: Tìm đến liên kết cần gắn thuộc tính Nofollow
Tìm liên kết bạn cần gắn thẻ rel = “nofollow”
Bước 5: Thêm thẻ rel = “nofollow” vào trong thẻ <a> như hình
Chèn thẻ rel=”nofollow” vào liên kết
Khi nào nên dùng thẻ rel=”nofollow”?
Nội dung không chất lượng
Nội dung kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến trang web của bạn. Chúng là các nội dung không thể kiểm soát hoặc không phải do bạn sáng tạo ra như các bình luận trên bài viết, các diễn đàn thảo luận có link trỏ về website.
Trong các trường hợp này, để tránh xảy ra ảnh hưởng xấu thì bạn nên sử dụng thẻ rel = “nofollow”.
Những nội dung không chất lượng nên dùng thẻ rel = “nofollow”
Những liên kết trả phí
Liên kết trả phí là các URL được hiển thị trên web của bạn như quảng cáo Google, Affiliate Links,… Google sẽ có hình thức xử phạt nếu phát hiện các liên kết này không thêm thẻ rel = “nofollow”.
Google Bot thu thập dữ liệu quan trọng trên web
Khi thêm thẻ rel = “nofollow vào các internal link dẫn đến những bài viết không quan trọng sẽ giúp những bài viết quan trọng được Google bot thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Từ đó Google có thể đánh giá và xếp hạng nhanh hơn trên trang tìm kiếm.
Hạn chế bị Google phạt
Bạn có thể bị Google phạt nếu không sử dụng thẻ rel = “nofollow” cho các trường hợp sau:
- Thông cáo báo chí
- Các liên kết trả phí
- Các liên kết nghi vấn. Khi bạn dẫn link đến các trang web không uy tín thì chúng có thể làm tụt thứ hạng của trang web. Đó là lý do bạn nên đặt thẻ rel = “nofollow”
Đọc thêm: Redirect 301 là gì và những trường hợp nên dùng loại redirect này.
Lời kết
Bài viết đã giới thiệu những kiến thức liên quan đến thẻ rel và link Nofollow. Việc sử dụng rel = “nofollow đúng cách sẽ giúp đem lại các lợi ích cho website.
Theo dõi On Digitals để tìm hiểu thêm các bài viết về Digital Marketing. Nếu bạn đang cần tư vấn về dịch vụ SEO cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm