Chi tiết bài viết
SEO là gì? Tầm quan trọng của SEO đối với doanh nghiệp
06/06/2023
39
SEO là gì?
SEO là từ được viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Là một quy trình nhằm cải thiện thứ hạng và giúp người dùng dễ dàng tìm thấy được website trên kết quả tìm kiếm.
Khái niệm về SEO
Với một chiến lược SEO tốt giúp website của doanh nghiệp có thứ hạng cao khi người dùng tra cứu từ khóa trên công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ cải thiện chất lượng và lượt truy cập của website.
Cách thức hoạt động của SEO
Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng bot để tiến hành thu thập dữ liệu của các trang web để tiến hành lập chỉ mục. Chỉ mục là thư viện lưu trữ dữ liệu của Google và bạn có thể tìm thấy mọi thông tin một cách chính xác và nhanh chóng
Cách thức hoạt động của SEO
Mỗi công cụ tìm kiếm sẽ có những thuật toán khác nhau để đưa ra kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Một website muốn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm cần đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau. Với một chiến lược SEO, quan trọng vẫn là trải nghiệm người dùng. Đây cũng là cách để công cụ tìm kiếm xác minh rằng website đó có chất lượng hay không.
SEO mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Một chiến dịch SEO hiệu quả sẽ giúp website của doanh nghiệp có xếp hạng cao. Đồng nghĩa với việc tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, tạo ra tỷ lệ chuyển đổi và tăng độ nhận diện của thương hiệu.
Thu hút khách hàng và tăng trưởng bền vững
Thực hiện SEO hiệu quả, website sẽ đứng top trên kết quả tìm kiếm và thu hút được nhiều lượt truy cập. Kết quả này sẽ được duy trì trong một thời gian dài vì website đã được tối ưu hóa và được Google nhận định đây là một trang web chất lượng.
SEO giúp thu hút khách hàng tiềm năng
Tăng tỉ lệ sinh lợi ROI
ROI là viết tắt của Return On Investment, đây là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. Tỷ lệ sinh lợi cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.
SEO giúp doanh nghiệp:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện doanh thu
- Ước tính được lợi nhuận từ các traffic đem lại
- Phân tích và đánh giá được thực trạng của website, từ đó giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến doanh thu
Với hiệu quả SEO đem lại, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí dành cho các chiến dịch Ads
Tăng tỷ lệ sinh lợi ROI nhờ vào SEO
SEO là khoản đầu tư về lâu dài
Đầu tư chiến dịch SEO sẽ mang lại một kết quả dài hạn cho doanh nghiệp. Khi đã được tối ưu hiệu quả thì website vẫn sẽ ở vị trí top trong một thời gian dài. Điều này giúp mang đến những lượt truy cập miễn phí, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mà không cần triển khai nhiều.
Khả năng điều hướng khách hàng
Website là một Owned Media – kênh truyền thông thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, bạn dễ dàng điều hướng khách hàng trên trang web tới các chiến dịch, nội dung mới mà không tốn chi phí thông qua internal link, banner,…
Website có nội dung chất lượng, lôi cuốn sẽ được các trang báo điện tử, người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội chú ý tới. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có Earned Media – các kênh truyền thông lan truyền. Nhờ vào Earned Media, doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể độ tin cậy so với chỉ có Owned Media.
Tối ưu UI/UX của người dùng trên website doanh nghiệp
Tối ưu UI/UX là công việc quan trọng trong chiến lược SEO. Việc này sẽ giúp tối ưu được trải nghiệm của khách hàng trên website. Đồng thời Google xếp hạng website thông qua trải nghiệm của người dùng. Do đó, trang web sẽ có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Thực hiện SEO tốt giúp tối ưu hóa UX/UI của người dùng
Thấu hiểu hành vi của khách hàng tiềm năng
Khi thực hiện một chiến dịch SEO, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về hành vi của người dùng. Với việc nghiên cứu thông qua các công cụ như Google Analytics, Google Search Console giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng tiềm năng là ai và họ mong muốn gì. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được cách truyền thông và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hỗ trợ cho Remarketing
Với khách hàng tiềm năng có được nhờ SEO, doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược Remarketing đúng tệp khách hàng hơn. Từ đó tối ưu được chi phí Ads và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt.
SEO hỗ trợ thực hiện chiến dịch Remarketing
Xây dựng thương hiệu bền vững
Người dùng sẽ liên tục tìm kiếm những từ khóa có liên quan với nhau cho đến khi tìm được thông tin mà họ cần. Nếu website của doanh nghiệp liên tục xuất hiện trong top của kết quả tìm kiếm sẽ khiến người dùng nhận định đây là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đang tìm.
Thứ hạng của website càng cao, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ có độ uy tín cao và phát triển bền vững.
Thực hiện SEO giúp tăng nhận diện thương hiệu và phát triển mạnh mẽ
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SEO
Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình SEO
Thời gian triển khai
Để một chiến dịch SEO mang lại hiệu quả cần rất nhiều thời gian để thực hiện. Một bài viết trên trang web để lên top trên công cụ tìm kiếm có thể mất tới vài tháng. Vì vậy, doanh nghiệp phải kiên nhẫn khi thực hiện SEO.
Đối thủ cạnh tranh
Với các lợi ích mà SEO đem lại, rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai SEO. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp với nhau.
Một chiến dịch SEO của doanh nghiệp thành công sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh chú ý tới. Họ sẽ thay đổi chiến dịch SEO Marketing và tấn công website của doanh nghiệp.
Cạnh tranh cao với đối thủ trong SEO
Các yếu tố bổ trợ khác
SEO giúp mang lại tỉ lệ chuyển đối tốt hơn cho website. Nhưng không nên chỉ tập trung vào SEO, việc tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt còn phụ thuộc vào các yếu tố bảo trợ khác như:
- UX & UI của website
- Chất lượng nội dung trên trang web
- Kế hoạch Remarketing
- Hệ thống CRM chuyển từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thật sự
Để mang lại chuyển đổi của khách hàng, cần có 2 kế hoạch được xây dựng song song:
- Kế hoạch thu hút người dùng theo đúng chân dung khách hàng qua các kênh như SEO, Ads,…
- Kế hoạch tối ưu chuyển đổi những khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự và tạo ra doanh thu
Sự thay đổi thuật toán Google
Thực hiện SEO website đa phần dựa trên thuật toán của Google để tăng xếp hạng. Nếu thuật toán thay đổi, xếp hạng của website cũng sẽ tự động thay đổi theo.
Google luôn cập nhật các thuật toán để loại bỏ những website không chất lượng ra khỏi kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của Google là mang đến các kết quả tốt cho người dùng, do đó website cần được tối ưu tập trung vào trải nghiệm của khách hàng
SEO chịu ảnh hưởng bởi thuật toán của Google
Loại hình SEO phổ biến hiện nay
Dưới đây là tổng hợp các loại hình SEO phổ biến trong thời gian gần đây:
SEO tổng thể
SEO tổng thể là việc tối ưu hóa toàn bộ website nhằm tăng độ nhận diện cho cả trang web. Mục tiêu là đẩy top các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp và những từ khóa mà khách hàng đang quan tâm.
SEO tổng thể là gì
SEO từ khóa
Đây là quá trình tối ưu hóa trang web dựa trên các từ khóa mục tiêu theo tiêu chuẩn của các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu là đưa các từ khóa này xuất hiện ở top đầu của kết quả tìm kiếm.
Tối ưu từ khóa giúp website có được vị trí top
SEO Traffic
SEO Traffic là đảm bảo lượng truy cập đúng với đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới, từ đó đem lại hiệu quả cao. Lượng traffic thường đến từ các nguồn dưới đây:
- Direct (truy cập trực tiếp)
- Referral (truy cập gián tiếp)
- Organic Search (truy cập tự nhiên trên công cụ tìm kiếm)
Gia tăng lượt truy cập nhờ vào SEO
SEO App
SEO App là việc tối ưu các ứng dụng lên top của kết quả tìm kiếm để người dùng tìm thấy và cài đặt. SEO App cũng là mô hình được áp dụng trên các nền tảng như Appstore, CHplay.
SEO Branding
Loại hình SEO này hướng mục đích tăng độ nhận diện và entity thương hiệu. Từ đó thương hiệu được tăng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Website sẽ mạnh hơn và nhận được sự tin cậy cao từ khách hàng. Mô hình này giúp tăng hiệu quả kinh doanh cho các công ty, doanh nghiệp mới thành lập.
SEO Sales
SEO Sales là mô hình được sử dụng nhiều hiện nay, thường hay thấy ở các website thương mại điện tử.
Nhu cầu mua hàng trực tiếp ngày càng tăng cao, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử. Vì vậy việc SEO các sản phẩm để chúng xuất hiện ở vị trí top của kết quả tìm kiếm ngày càng phổ biến.
SEO Sale giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên. Bằng việc cung cấp các thông tin về sản phẩm khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan sẽ giúp tạo ra doanh thu. Nếu thông tin mà bạn cung cấp chất lượng và đúng với nhu cầu của khách hàng, họ sẽ thường xuyên quay lại và trở thành khách hàng thân thiết.
SEO Crisis
SEO Crisis hay khủng hoảng SEO là việc website đột ngột mất sự ổn định và thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Dẫn đến thiệt hại về doanh thu và tinh thần của chủ website. Hậu quả còn nặng hơn nếu không được khắc phục nhanh chóng và đúng cách.
Khủng hoảng SEO dẫn đến website bị mất xếp hạng
Dưới đây là các nguyên dẫn dẫn đến khủng hoảng SEO
- Đối thủ gắn backlink bẩn
- Chiến lược xây dựng link quá đà
- Nội dung không có sáng tạo, trùng lặp nội dung
- Sử dụng SEO mũ đen
Để xử lý khủng hoảng SEO, cần thực hiện theo quy trình sau:
- Xác định nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng SEO
- Lọc backlink bẩn và thực hiện disavow các link đó
- Chỉnh sửa lại các lỗi content nghiêm trọng
- Tối ưu lại website thân thiện với Google
- Khai báo với Google để được xử lý nhanh chóng
- Xử lý khủng hoảng song hành với xây dựng và phát triển trang mới để tối ưu được thời gian và lợi ích.
SEO Trends
SEO Trend có 2 hướng là xu hướng đang hot và xu hướng sắp xảy ra:
- Xu hướng đang hot: là hình thức SEO về các sự kiện, chương trình hoặc những nhân vật đang được nhiều người quan tâm trên các kênh truyền thông
- Xu hướng sắp xảy ra: là đón đầu các sự kiện đang được sắp hot thông qua các từ khóa liên quan tới sự kiện đó.
Loại hình SEO này có mức độ cạnh tranh cao và chỉ tăng traffic trong một khoảng thời gian nhất định
SEO Trends là gì?
Khi SEO website cần lưu ý gì?
Để đưa được website lên top của kết quả tìm kiếm cần nhiều yếu tố bổ trợ với nhau. Dưới đây là những lưu ý quan trong khi thực hiện SEO website:
Tối ưu khả năng thu thập data của Google
Đầu tiên, trang web cần được tối ưu tốt để bot của Google có thể thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Nếu như website ngăn cản quá trình thu thập dữ liệu của Google thì trang web sẽ không được xếp hạng
Bạn có thể sử dụng các đường liên kết nội bộ để giúp các trang web mới được Google tìm thấy và lập chỉ mục nhanh chóng hơn. Nếu không thể tự tối ưu, hãy nhờ tới các chuyên gia lập trình, người quản trị website để thực hiện các công việc này.
Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là quá trình quan trọng trong một chiến lược SEO. Thông qua các từ khóa, người dùng sẽ tìm thấy website trên các công cụ tìm kiếm. Quá trình nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra bộ từ khóa phù hợp cần tối ưu và hỗ trợ việc xây dựng chiến lược nội dung.
Quá trình nghiên cứu từ khóa giúp xây dựng bộ từ khóa phù hợp
Đây là công việc cần dành nhiều thời gian và thực sự nghiêm túc. Nếu nghiên cứu từ khóa không đúng sẽ tiêu tốn nhiều chi phí đầu tư của dự án và không mang lại hiệu quả gì.
Xây dựng content chuẩn SEO
Bên cạnh việc mang đến những nội dung chất lượng, hữu ích cho người dùng thì còn phải chuẩn SEO để giúp công cụ tìm kiếm nhanh chóng xếp hạng website. Một nội dung chuẩn SEO cần đảm bảo các yêu cầu về thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, mật độ từ khóa hợp lý, hình ảnh phải được tối ưu hóa,… Tuy nhiên, nội dung chất lượng vẫn là điều cần được ưu tiên trong giai đoạn đầu thực hiện chiến dịch SEO.
Bài viết chuẩn SEO giúp công cụ tìm kiếm dễ xếp hạng hơn
Tối ưu cấu trúc website
Cấu trúc của website là cách các trang của website được sắp xếp và liên kết với nhau. Tối ưu cấu trúc website giúp các công cụ tìm kiếm tìm kiếm,thu thập dữ liệu nhanh chóng và người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn.
Tối ưu Onpage
Tối ưu Onpage là những công việc tối ưu hóa các yếu ngay trên website. Mục tiêu của việc này là giúp website được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều traffic hơn.
Tối ưu Onpage bao gồm các yếu tố liên quan đến kỹ thuật và các khía cạnh liên quan đến nội dung trên trang web. Đây là việc mà bạn cần phải thực hiện thường xuyên, đặc biệt đối với các website mới xây dựng.
Tối ưu On-Page SEO
Tối ưu Off-page
Đây là các công việc tối ưu hóa bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết chất lượng trỏ về trang web và marketing trên social media, social bookmarking. Mục tiêu của tối ưu Off-page là giúp website lên top tìm kiếm và thu hút nhiều lượt truy cập hơn.
Tối ưu Off-page là công việc cần nhiều thời gian, đặc biệt là Link Buiding. Bởi vì Google đặc biệt quan tâm đến số lượng và chất lượng của các backlink. Nếu backlink chất lượng kém, điều này sẽ làm cho website bị phạt bởi Google.
Tối ưu thiết bị di động
Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng để tìm kiếm các thông tin ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, website cần được tối ưu hóa trên thiết bị di động để người dùng dễ dàng sử dụng hơn.
Hiện tại, Google cũng ưu tiên việc lập chỉ mục website trên thiết bị di động. Do đó, website phải thân thiện trên thiết bị di động để trang web được index nhanh hơn.
Dưới đây là các cách để tối ưu website trên thiết bị di động hơn:
- Tạo 2 giao diện khác nhau trên máy tính và thiết bị di động nhưng sử dụng chung 1 đường dẫn
- Dùng 2 đường dẫn khác nhau cho hai phiên bản máy tính và thiết bị di động
- Giao diện có khả năng có dãn với cả hai giao diện máy tính và thiết bị di động
Tối ưu trải nghiệm người dùng
Tối ưu trải nghiệm của người dùng sẽ giúp website tạo được thiện cảm với khách hàng.
Một website có thời gian tải trang lâu, nội dung trên trang như hình ảnh, chữ không phù hợp về kích thước, font sẽ tạo cảm giác khó chịu cho người dùng.
Với những điều trên sẽ dẫn đến thời gian trên trang sẽ ngắn đi và tăng tỷ lệ thoát trang của website. Hơn nữa, tốc độ tải trang cũng là yếu tố quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng website.
Trải nghiệm người dùng cần được chú trọng
Phân tích, đo lường hiệu quả SEO
Đây là hoạt động cần làm sau một khoảng thời gian thực hiện chiến dịch SEO. Việc phân tích, đánh giá các hoạt động đã làm sẽ giúp đo lường được hiệu quả của SEO.
Chiến dịch SEO luôn cần phân tích đo lường để đánh giá hiệu quả
Có rất nhiều công cụ SEO để hỗ trợ việc phân tích và đo lượng hiệu quả SEO. Có 2 công cụ phân tích chuyên sâu của Google là Google Analytics và Google Search Console. Với Google Analytics sẽ phân tích và thấu hiểu được hành vi của người dùng. Còn đối với Google Search Console sẽ thông báo các lỗi của website và khắc phục các lỗi đó, từ đó cải thiện hiệu suất của website.
Các công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả
Dưới đây là một số công cụ được sử dụng phổ biến để hỗ trợ thực hiện SEO hiệu quả:
Hỗ trợ tối ưu Onpage
Đối với doanh nghiệp đầu tư ngân sách cao cho SEO thường sẻ sử dụng công cụ hỗ trợ SEO Onpage như SEMRush và MozPro. Đây là hai nền tảng giúp website được tối ưu hóa, cung cấp các thông tin và kiểm tra thứ hạng của từ khóa trên trang web
Sử dụng phân tích link
Với công cụ phân tích link, bạn sẽ kiểm tra được chất lượng của backlink, những đường link nào mang về nhiều traffic cho website. Bạn có thể sử dụng 2 công cụ phân tích link hiệu quả là Ahref và Open Site Explorer
Công cụ giúp phân tích kiểm tra và phân tích link
Hỗ trợ làm content
Công cụ hỗ trợ làm content sẽ giúp bạn thực hiện nhanh và dễ dàng hơn các việc như xây dựng ý tưởng, đảm bảo chất lượng về nội dung, ngữ pháp, chính tả, hình thức chuẩn SEO. Bạn có thể tham khảo các công cụ như Grammarly, SEO surfer, SEMrush.
Cải thiện UX/UI
UX/UI là những giao diện website liên quan đến trải nghiệm của người dùng giúp. Một website được tối ưu UX/UI sẽ giúp người dùng dễ dàng thao tác và tìm kiếm thông tin, từ đó tăng thời gian ở lại trang và thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Các công cụ giúp cải thiện UX/UI như Crazyegg, Google Analytics,…
Phân tích từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một công việc quan trong. Vì vậy, sử dụng các công cụ phân tích từ khóa sẽ giúp quá trình nghiên cứu chính xác hơn. Các công cụ này sẽ giúp xây dựng bộ từ khóa chất lượng. Từ đó website sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Google Keyword Planner, Ahrefs, Keywordtool.io là 3 công cụ phân tích từ khóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Phân tích/Audit website
Phân tích website giúp biết được các điểm mạnh và điểm ưu của website. Với sự hỗ trợ của các công cụ hỗ trợ audit website thì kết quả phân tích sẽ chính xác hơn. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra website của đối thủ để học hỏi những điểm mạnh của họ. Các công cụ được tin tưởng sử dụng mà bạn có thể tham khảo như Ahref, Screaming Frog, Website Auditor,…
Công cụ audit giúp tìm ra các điểm mạnh yếu của trang web
Kiểm tra thứ hạng từ khóa
Các công cụ này sẽ giúp kiểm tra thứ hạng từ khóa nhanh và chính xác hơn so với kiểm tra thủ công. Bên cạnh đó, công cụ này sẽ cho thấy sự thay đổi của các từ khóa để giúp bạn tối ưu tốt hơn. Hai công cụ mà bạn có thể tham khảo là Rank Tracker và Serprobot.
Kỹ năng cần thiết khi làm SEO
Để có thể làm SEO đòi hỏi bạn cần trang bị những kỹ nhất nhất định. Sau đây là những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên SEO.
Phân tích và suy luận
Bên cạnh việc thực hiện tối ưu hóa website, thì các công việc như phân tích dữ liệu website, đối thủ cạnh tranh, các thuật toán của Google cũng cần rất nhiều thời gian. Trong quá trình thực hiện SEO, bạn sẽ gặp các tình trạng như trang được SEO không lên top, website bị Google phạt, đối thủ tấn công,…. Để nhận biết các vấn đề này bạn cần phải có kỹ năng phân tích và suy luận để đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
Tư duy về kỹ thuật
SEO là một nhánh của marketing, nhưng công việc này sẽ liên quan nhiều đến kỹ thuật. Do đó, để có thể thực hiện tốt việc tối ưu đòi hỏi bạn cần có tư duy về kỹ thuật, làm việc tốt với những con số. Bạn có thể học kỹ năng này bằng cách tham gia các dự án, đọc sách hoặc đăng ký các khóa học về SEO.
Tin học văn phòng
Công việc SEO sẽ liên quan nhiều đến dữ liệu của website. Nếu như bạn thành thạo kỹ năng tin học văn phòng, đặc biệt là Excel sẽ giúp bạn thống kế, sắp xếp, lưu trữ dữ liệu dễ dàng và khoa học hơn. Đây là một lợi thế rất tốt cho để trở thành nhân viên SEO.
Lập trình
Mọi thông tin trên website đều được lưu trữ dưới dạng code. Vì vậy, nếu bạn có kiến thức cơ bản về lập trình như đọc và hiểu được code sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thực hiện SEO.
Cập nhật các xu hướng SEO hiện nay
Cập nhật những xu hướng SEO mới sẽ giúp bạn có được lợi thế trong việc cạnh tranh với những doanh nghiệp khác. Sau đây là những xu hướng SEO bạn cần nắm bắt.
Xu hướng Content Hub và Entity Building
Content Hub: là mô hình kim tự tháp bao gồm: Hero, Hub và Hygiene Content. Mô hình là đã được thu gọn hơn so với AIDA. Do đó giúp người thực hiện có cái nhìn tổng quan và triển khai chiến dịch dễ dàng hơn.
Hub chính là content trung tâm trong mô hình kim tự tháp này. Các content khác phải đảm bảo sao cho người dùng chuyển đến Hub Content. Điều này sẽ giúp giữ chân khách hàng và đảm bảo họ sẽ quay trở lại
Enity Building: là xây dựng khả năng nhận diện và phân biệt thương hiệu. Enity giúp Google nhận biết thương hiệu của website là duy nhất, tăng độ tin tưởng và thúc đẩy phát triển. Từ đó, website cũng được gia tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm
Xu hướng xếp hạng đoạn Google Passage
Để có thể đưa ra kết quả chính xác khi người dùng tìm kiếm thông tin, Google đã tìm câu trả lời nằm trong các đoạn nội dung của trang. Đây chính là Google Passage. Google sẽ xếp hạng các đoạn nội dung trong các trang. Hiểu rõ về Google Passage sẽ giúp tăng khả năng có được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm.
Xu hướng xếp hạng Core Web Vitals
Core Web Vitals chính là những yếu tố được Google đánh giá cao và quan trọng với trải nghiệm của người dùng trên website. Ba chỉ số đo lường của người dùng để đánh giá Core Web Vitals là: Largest Contentful Paint, First InPut Delay và Cumulative Layout Shift.
Core Web Vital sẽ ảnh hưởng tới xếp hạng của website. Vì vậy đây là điều bạn cần hướng tới để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Xu hướng Visual Search
Visual Search cho phép bạn sử dụng các hình ảnh để tìm kiếm. Theo các thống kê gần đây thì Google Lens có hơn 1 tỷ lượt sử dụng, Pinterest có hơn 600 triệu lượt Visual Search mỗi tháng. Điều này cho thấy đây là xu hướng SEO đang trên đà phát triển.
Xem thêm: SEO hình ảnh nên được doanh nghiệp chú trọng hơn do những thay đổi về hành vi người dùng nêu trên.
Những câu hỏi thường gặp về SEO
SEO có liên quan nhiều đến IT không?
SEO không liên quan nhiều đến IT. Nhưng bạn cần biết kiến thức căn bản về IT để có thể thực hiện các kỹ thuật SEO dễ dàng hơn và đưa ra những đề xuất về mặt kỹ thuật để cải thiện website
Làm SEO có cần biết viết lách không?
Một nhân viên SEO không chỉ có kỹ thuật mà kỹ năng viết lách cũng quan trọng không kém. Bạn cần phải xây dựng lên ý tưởng, xây dựng outline và viết bài hoàn chỉnh để tạo nên một bài viết chuẩn SEO. Một nội dung chất lượng sẽ là yếu tố quyết định người dùng có ở lại trang web hay không.
Làm SEO có cần biết design hay không?
SEO không cần viết quá nhiều về design, nhưng cần biết cách phân tích và đưa ra nhận định về giao diện của website. Bởi vì giao diện của website cũng quan trọng và ảnh hưởng nhiều tới việc xếp hạng website trên công cụ tìm kiếm.
Phương pháp SEO nào hiệu quả nhất?
Các phương pháp SEO đều sẽ bổ trợ cho nhau. Vì vậy, bạn cần phối hợp tất cả các phương pháp SEO với nhau để tạo ra hiệu quả tốt và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Thời gian triển khai bao lâu thì có kết quả?
Một chiến dịch SEO cần nhiều thời gian để đầu tư và bắt đầu có kết quả trong khoảng 6 tháng. Vì vậy để thực sự có kết quả như mong muốn sẽ mất từ 6 tháng đến 12 tháng
Nên triển khai SEO hay chạy quảng cáo?
Bạn không nên chỉ tập trung vào chỉ riêng một cái. Bạn cần triển khai song song SEO với chạy quảng cáo để mang lại hiệu quả tốt cho chiến dịch. Ngoài ra, việc thực hiện SEO sẽ giúp tối ưu được chất lượng của trang web và tác động tốt đến chất lượng quảng cáo.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp các khái niệm cơ bản về SEO cũng như lợi ích mà SEO mang lại cho doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bài viết hoặc cần thực hiện SEO tổng thể, hãy liên hệ với On Digitals để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm