Chi tiết bài viết
Google Pagespeed Insights: Chỉ số và các bước tối ưu hiệu quả
06/02/2023
14
Tốc độ trang được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu trong mục kiểm tra và tối ưu. Nó giúp bạn có thể đánh giá website trong dịch vụ SEO của mọi Agency và SEOers. Vậy Google Pagespeed Insights là gì? Google Pagespeed Insights đánh giá website qua những tiêu chuẩn nào? Hãy cùng On Digitals tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Google Pagespeed Insights là gì?
Xây dựng trang web thu hút và tiếp cận được khách hàng là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp muốn hướng đến. Nếu bạn đang không biết bắt đầu từ đâu thì Google Pagespeed Insights là một công cụ hữu hiệu để bạn có một trang web tối ưu và khả năng chuyển đổi tốt. Bên cạnh các công cụ khác của Google như Google Analytics, đây là một trong các công cụ cần thiết nhất cho các SEOer.
Google PageSpeed Insights (viết tắt là PSI) được Google phát triển vào năm 2010. Công cụ này hỗ trợ đánh giá và tối ưu hiệu suất cho trang web theo những tiêu chuẩn của Google.
Google PageSpeed Insights là gì?
Có hai vấn đề mà PSI có thể giải quyết cho người dùng là tốc độ tải trang và tính thân thiện. Cụ thể, Google sẽ đánh giá độ thân thiện của website trên tất cả các thiết bị truy cập, bao gồm điện thoại, máy tính.
Từ đó phân tích để đưa ra biện pháp nâng cao trải nghiệm của người dùng. Các số liệu thu thập được hiển thị trên bản báo cáo PSI.
Google Pagespeed Insights đánh giá website qua các tiêu chuẩn nào?
Dựa vào bộ tiêu chuẩn Pagespeed Insights phát triển từ Google, công cụ sẽ đưa ra những số liệu chính xác và khách quan nhất.
Bộ tiêu chuẩn bao gồm các yếu tố sau:
- Hạn chế Redirect ở trang đích đến
- Sử dụng chức năng compress data trước khi gửi về trình duyệt
- Giảm thời gian trả lời của server
- Tối đa hóa chức năng lưu trữ cache của trình duyệt
- Cần giải nén CSS và Javascript của website
- Nén dung lượng cho hình ảnh tải lên trang web
- Tối ưu hoá quy trình chèn thư mục CSS
- Thiết lập thứ tự ưu tiên nội dung trong trang web
- Loại bỏ chế độ chặn Javascript và CSS trước khi tải trang.
Bộ tiêu chuẩn đánh giá của Pagespeed Insights
Một trang web được xem là tốt phải đảm bảo bộ tiêu chuẩn đánh giá trên. Thông qua đó, bạn có thể biết những nhân tố nào của website chưa đảm bảo để có biện pháp điều chỉnh và cải thiện trang.
Pagespeed Insights cho biết những chỉ số gì?
Sau khi phân tích trang web, các chỉ số về hiệu năng mà Pagespeed Insights cung cấp cho người dùng được sắp xếp theo thứ tự sau:
Speed Score (Điểm tốc độ)
Đây là chỉ số đánh giá tốc độ tải trang web dựa trên số liệu của Lighthouse Lab.
Field Data (Dữ liệu thực tế)
Dữ liệu này được thu thập dựa trên trải nghiệm của người dùng trong thời gian 30 ngày. Dữ liệu thực tế chia thành 2 phần chính: First Contentful Paint và First Input Delay.
Field Data
Lab Data (Dữ liệu phòng thí nghiệm)
Đây là những dữ liệu dựa trên phân tích của Lighthouse, được lấy từ thiết bị di động và mạng di động giả lập (3G).
Opportunities (Đề xuất cho trang web)
Pagespeed Insights phân tích thông tin về hiệu suất tải trang. Sau đó đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện trang web. Mỗi đề xuất sẽ đánh giá ước tính thời gian tải mà trang có thể tiết kiệm được nếu sử dụng đề xuất.
Chỉ số này được đánh giá là hữu ích bởi nó cung cấp chi tiết về giải pháp. Từ đó nhằm tối ưu hoá thời gian tải trang.
Diagnostics (Chẩn đoán)
Trong phần này, Pagespeed Insights đưa ra những giải pháp để phát triển website mà bạn có thể cân nhắc thêm vào.
Passed audits (Thành phần ổn định)
Kết quả của Passed audits là những chỉ số hiệu năng đã và đang hoạt động ổn định trên website. Passed audits chỉ cần duy trì, không cần thay đổi.
Passed audits
Điểm Performance của Google Pagespeed Insights được tính thế nào?
Vào cuối năm 2018, PSI được vận hành bởi Lighthouse. Do vậy, Pagespeed Insights được tính điểm dựa trên việc tích hợp với Lighthouse API. Công cụ này sẽ trả về báo cáo cho kết quả Performance Score trên thang 100, chia theo từng phân vị.
Google cũng đưa ra kết quả: “Trong danh mục Performance, mục duy nhất ảnh hưởng đến điểm Pagespeed là Metrics.”
Đối với phiên bản Lighthouse 6 (được ra mắt năm 2020), Metrics sẽ được đánh giá bằng 6 chỉ số sau:
- Nội dung đầu tiên được hiển thị (First Contentful Paint): 15%
- Thời gian tương tác (Time to Interactive) : 15%
- Chỉ số tốc độ Pagespeed (Speed Index): 15%
- Phần tử lớn nhất hiển thị (Largest Contentful Paint): 25%
- Tổng thời gian chặn (Total Blocking Time):25%
- Thay đổi bố cục tích lũy (Cumulative Layout Shift): 5%
Metrics ảnh hưởng đến điểm Pagespeed
Các trọng số này đã có những thay đổi trong các phiên bản Lighthouse phát hành. Cụ thể trong Lighthouse 5 trước đó, Lighthouse có chỉ số First Meaningful Paint và First CPU Idle. Tuy nhiên, Lighthouse 6 đã thay thế các chỉ số này bằng Largest Contentful Paint, Total Blocking Time và Cumulative Layout Shift.
Cách tính điểm website của Pagespeed Insights
Khi phân tích website, Pagespeed Insights sẽ trả về hai loại dữ liệu cho người dùng: dữ liệu phòng thí nghiệm (Lab Data) và dữ liệu thực tế (Field Data).
Điểm số trên Pagespeed Insights đánh giá trên thang 100, được tính bằng tổng điểm số thực tế và điểm số Lab Data. Có những mức điểm như sau:
- 0 điểm: Website có nhiều lỗi, cần được tối ưu hoá tất cả vấn đề
- 50 điểm: Chất lượng website tương đối tốt, vận hành ổn định, có một vài chỗ cần tối ưu hoá
- 100 điểm: Chất lượng trang web đảm bảo, không xuất hiện lỗi, đang hoạt động tốt
Mỗi khoảng điểm được hiển thị với một màu sắc khác nhau. Cụ thể dưới 50 điểm ứng với màu đỏ, từ 50 đến 89 điểm là màu cam và từ 90 điểm trở lên là màu xanh.
Website đạt bao nhiêu điểm Pagespeed là tốt?
Pagespeed đem lại cho người dùng những tính năng vượt trội nên chắc chắn ai cũng muốn đạt mức điểm 100 hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, những điểm số trên công cụ này mang tính chất tham khảo, không nhất thiết phải đạt 100.
Không nhất thiết phải đạt 100 điểm Pagespeed
Thêm vào đó, mỗi web sẽ có một cấu hình và nội dung phát triển riêng. Vì thế, bạn hãy sử dụng công cụ này để tìm ra những vấn đề của website đang mắc phải.
Tác động của Pagespeed Insights đến SEO
Thực tế đã chứng minh rằng, Pagespeed Insights không có sự ảnh hưởng đến SEO. Song, nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trên SERP. Bởi điểm số cao đồng nghĩa với việc trải nghiệm người dùng trên web tốt.
Việc trang web nhận được đánh giá cao dựa theo bộ quy chuẩn của Pagespeed Insights giúp tăng thứ hạng hiển thị của web trên Google. Từ đó thu hút được nhiều lượt truy cập và tỷ lệ chuyển đổi của web sẽ tăng.
Pagespeed Insights giúp tăng thứ hạng trang web
Do vậy, mặc dù Pagespeed Insights không có ảnh hưởng trực tiếp đến SEO, nhưng hỗ trợ bạn tăng thứ hạng trang web để đạt được hiệu quả tối đa.
Cách tối ưu website theo Google Pagespeed Insights
Pagespeed Insights mang lại nhiều lợi ích cho trang web. Vậy làm thế nào để đạt điểm tối đa trong PSI? Có những phương pháp tối ưu nào để có được 100 điểm? Cùng On Digitals tìm hiểu các phương pháp tối ưu Google Pagespeed Insights sau đây.
Hạn chế dùng mã HTML
Trên thực tế, khá ít doanh nghiệp quan tâm đến việc tối ưu mã hóa HTML. Điều này có thể do web đã hoạt động trong một thời gian dài hoặc web xây dựng không theo chỉ dẫn Google Pagespeed.
Tuy nhiên, vì sao bạn cần chú ý đến HTML? Do cấu tạo của HTML sẽ ảnh hưởng đến thời gian máy chủ đọc thông tin. Từ đó, thời gian xuất hiện của web trên màn hình người dùng trở nên lâu hơn. Đặc biệt, nếu xuất hiện những đoạn mã trùng lặp hay các Tag không được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến quá trình duyệt web và tốc độ tải trang.
Ngày nay, có nhiều công cụ để nén HTML như một Plugin quản trị nội dung. Các công cụ này thực hiện thay đổi tự động và đạt tỷ lệ chính xác cao.
Sử dụng Cache
Tất cả những tài nguyên mà web cần đồng bộ hoá có thể lưu trữ trong trình duyệt thông qua Cache. Cụ thể, những tài nguyên này là nội dung, phông chữ, hình ảnh,…
Sử dụng Cache để tối ưu web theo Google Pagespeed Insights
Những thay đổi khi người dùng chỉnh sửa tài nguyên trên đều lấy từ Cache. Do vậy, cần tối ưu hoá trang web để tận dụng tối đa Cache. Một số Plugin bên ngoài có thể sử dụng như LiteSpeed Cache, W3 Total Cache, WP Super Cache,…
Sử dụng Lazy load
Quá trình xuất hiện hình ảnh trên trang web cần được cải thiện nếu bạn mong muốn giữ chân người xem. Lazy Load có thể giải quyết vấn đề này.
Theo đó, Lazyload giúp giảm tải quá trình hiển thị hình ảnh trong phạm vi nhìn thấy. Những hình ảnh ngoài tầm nhìn sẽ được bổ sung sau. Từ đó có thể cải thiện đáng kể tốc độ tải trang.
Đối với những website trên nền tảng WordPress, bạn có thể dùng một số Plugin như Smush, BJ Lazy Load,…
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh là một tài nguyên mất nhiều thời gian tải và làm chậm tốc độ tải trang. Vì vậy, tối ưu hình ảnh là một trong những giải pháp thường xuất hiện trong các báo cáo PSI.
Sau khi xử lý hình ảnh để trang web nhẹ hơn, bạn sẽ có một báo cáo PSI được cải thiện. Một số công cụ nén miễn phí điển hình như TinyPNG.
Tối ưu hình ảnh
Giảm kích thước của trang
Giảm kích thước của trang là việc giảm kích thước các tài nguyên. Tài nguyên càng nhiều thì web càng nặng. Vấn đề này xuất hiện chủ yếu do trọng lượng của hình ảnh và video cao, do kích thước tệp JavaScript và CSS lớn.
Hãy xem xét các tệp để nén hoặc thay đổi kích thước để giảm kích thước trang. Từ đó có thể cải thiện điểm trên Pagespeed Insights.
Giảm tỷ lệ quảng cáo
Việc hiển thị quá nhiều quảng cáo trên trang web sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Một URL chỉ nên chứa ít hơn 20% quảng cáo.
Giảm tệp JavaScript và CSS
Người dùng thường không chú ý đến tệp JavaScript và CSS. Thực nghiệm đã chỉ ra rằng có 68% web có hai tệp này không được rút gọn. Rút gọn JavaScript và CSS bằng cách loại bỏ các dòng không cần thiết, các khoảng trống trong tệp.
Đa số tệp JavaScript và CSS thường được viết thừa để có thể điều chỉnh trong tương lai. Hiện nay, có nhiều công cụ có thể giải quyết vấn đề này. Ví dụ như WP Super, Online YUI Compressor, Fast Velocity Minify.
Rút gọn JavaScript và CSS nhằm tối ưu tốc độ tải trang
Bỏ mã theo dõi không cần thiết
Mỗi trang web đều có một đoạn mã nhằm theo dõi hoạt động khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng kết quả thu thập được để phân tích hành vi khách hàng. Việc này dẫn đến website phải chạy nhiều mã theo dõi cùng một lúc.
Hãy loại bỏ những mã theo dõi không cần thiết để tối ưu hiệu suất sử dụng website.
Nén tệp thông qua Gzip Compressed
Gzip Compressed giúp giảm dung lượng data cho tệp. Phương pháp này chỉ sử dụng cho các tệp tĩnh như JavaScript, CSS hay HTML. Các tệp này có thể giảm kích thước còn một nửa mà không xảy ra thay đổi đối với người truy cập.
Bạn có thể sử dụng trang Varvy SEO Tool đối với những trang web có dịch vụ nén tự động. Nếu không có, hãy sử dụng Plugin bên ngoài như WP Fastest Cache.
Dùng video nguồn ngoài trang
Dùng video nguồn ngoài trang sẽ vừa giảm kích thước tệp, vừa đảm bảo được chất lượng video. Một số nguồn ngoài như Youtube, Vimeo có thể sử dụng để thay thế video tải trực tiếp lên trang.
Tác dụng mà các nền tảng xã hội này mang lại khi sử dụng là tăng độ nhận diện thương hiệu và nâng cao hiệu quả tìm kiếm. Trong trường hợp website không thể phát tán miễn phí các video, bạn có thể ẩn video và chỉ được truy cập từ những liên kết bạn cho phép.
Tối ưu AMP trên thiết bị di động
AMP (Accelerated Mobile Pages) do đội ngũ Google Pagespeed thực hiện để đảm bảo tốc độ tải trang trên thiết bị di động. Việc sử dụng và tối ưu AMP giúp trang web thân thiện với người dùng, nhanh và mượt hơn ở mọi loại thiết bị.
Tối ưu AMP
Chuyển hướng ổn định
Các chuyển hướng bắt buộc làm cho trình duyệt phải tải lại nhiều trang trong một khoảng thời gian hạn chế. Vấn đề này xảy ra khi chúng có lịch sử thay đổi địa chỉ nhiều lần hoặc thay đổi giao thức.
Giải pháp cho việc này là cập nhật Sitemap mỗi khi thay đổi để người dùng tiếp cận trang web tốt hơn.
Cải thiện hiệu suất của máy chủ
Để duy trì tốc độ trang thì bạn cần đặc biệt chú ý đến hiệu suất máy chủ. Hãy thay đổi kế hoạch lưu trữ để cải thiện tốc độ tải trang.
Trong quá trình quản trị web, bạn có thể gặp các vấn đề về truy vấn data chậm, bộ nhớ hạn chế, lỗi phần mềm, sai sót quá trình quản lý nguồn cục bộ. Nếu không thể tự kiểm soát được những vấn đề này, hãy tìm đến các công ty uy tín để khắc phục.
Cải thiện hiệu suất của máy chủ để đảm bảo tốc độ tải trang
Lưu ý khi sử dụng Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights là công cụ hữu ích cho việc quản trị và tối ưu website. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số nội dung sau:
- Không điên cuồng chạy theo điểm số Google PageSpeed Insights. Hãy sử dụng công cụ này để tham khảo, để tìm ra các lỗi cần cải thiện của trang.
- Ngoài Google PageSpeed Insights, bạn có thể sử dụng thêm một số công cụ khác như Pingdom hoặc GTMetrix. Hãy khách quan nhìn nhận kết quả được phân tích từ các công cụ khác nhau.
Những lưu ý khi sử dụng Google PageSpeed Insights
Lời kết
Trong bài viết này, On Digitals đã chia sẻ đến cho bạn kiến thức về Google PageSpeed Insights. Hy vọng với kiến thức về PSI, bạn sẽ tối ưu tốt về tốc độ tải trang cho website của mình.
Liên hệ ngay với On Digitals nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp SEO và Digital Marketing cho doanh nghiệp.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm