Việc có keyword chất lượng, hiệu quả giúp trang web thu hút được nhiều lượng truy cập cũng như xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Trong bài viết này, cùng On Digitals tìm hiểu keyword là gì và làm thế nào để chọn từ khóa tối ưu.
Keyword (hay từ khóa) là những từ hoặc cụm từ mà người tìm kiếm sử dụng để nhập vào công cụ tìm kiếm. Khi một trang tăng trưởng thứ hạng cũng đều nhờ vào từ khóa bạn đã xây dựng trước đó.
Vì thế, để có một keyword chất lượng, bạn không nên bỏ qua những gì mà người dùng đang tìm kiếm và quan tâm.
Giả sử nếu muốn tìm kiếm thông tin du lịch ở Hà Lan, bạn có thể nhập “địa điểm du lịch Hà Lan, du lịch Hà Lan,…”. Google sẽ rà soát và cho ra những kết quả có nội dung liên quan nhất.
Ngoài ra, dưới đây là các loại thuật ngữ phổ biến liên quan đến keyword:
Từ khóa là yếu tố quan trọng với hoạt động Marketing nói chung và SEO nói riêng. Một khi keyword có chất lượng cũng như có giá trị cao có thể mang về lưu lượng truy cập tốt cho trang web mà không phải chi trả bất kỳ chi phí nào. Song song đó, từ khóa còn giúp website được hiển thị trên đầu kết quả tìm kiếm.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể mở rộng phủ sóng của website bằng cách sử dụng quảng cáo có trả phí (PPC) để đẩy keyword của trang lên top.
Đối với SEO, bạn cần hiểu và đi sâu vào ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng. Việc này nhằm lựa chọn và sử dụng những từ mà họ hay tìm kiếm thông tin nhất. Đây được xem là một cách khôn ngoan để có được thứ hạng cao một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu nghiên cứu và sử dụng sai từ khóa cho trang sẽ dẫn đến giảm lượng traffic trang, giảm thứ hạng bởi nó không đáp ứng nhu cầu tìm kiếm.
Qua đó cho thấy, nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng, đóng vai trò gần như quyết định cho kết quả SEO Keyword. Vì vậy, cần thực hiện phân tích từ khoá một cách cẩn thận để tối ưu kết quả một cách tốt nhất.
Có 2 cách để keyword xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm Google:
Quảng cáo PPC là cách nhanh nhất để hiển thị trang web của bạn nằm trên top trên kết quả tìm kiếm. Bạn có thể đặt giá thầu cho cụm từ khóa mình muốn cạnh tranh với các đối thủ khác trên Google.
Ví dụ của một trang web sử dụng PPC, khi người đọc nhấp vào trang, Google sẽ tự động tính phí bạn.
Đây là một cách thu hút được lượng truy cập theo tự nhiên mà không cần quảng cáo. Tuy nhiên, bạn cần phải đầu tư thời gian và nỗ lực để nghiên cứu cũng như tối ưu tốt những từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm. Quá trình triển khai SEO cho website cần thời gian để đạt được xếp hạng như mong muốn.
Như đã nói trên, Google sẽ rà soát và đánh giá trang web “tốt” nếu có những điều khoản thích hợp như: nội dung, từ khóa,… Thông qua đó, trang sẽ nhận được lượng truy cập tự nhiên từ người dùng.
Có nhiều cách để tìm keyword, phương pháp đơn giản nhất là sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Search Console, Semrush, Rank Checker,… Các công cụ này tương đối dễ sử dụng và có cách hoạt động tương đối giống nhau.
Bạn chỉ cần nhập những từ khóa rộng liên quan đến chủ đề đang xây dựng, công cụ sẽ đưa ra những từ khóa có liên quan. Ví dụ với công cụ của Ahrefs, nó sẽ cho ra các từ khóa liên quan, cũng như lượng truy cập và nhiều chỉ số SEO khác.
Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng công cụ để chọn ra các từ khoá chất lượng trong hàng nghìn từ khoá. Dưới đây là 9 cách giúp bạn xác định được từ khoá phù hợp nhất với mục tiêu của website.
Search Volume giúp cho bạn biết được mức độ phổ biến của các từ khóa. Bên cạnh đó, số liệu cũng cung cấp mức độ phổ biến của một truy vấn cụ thể. Đặc biệt là lượng truy cập tiềm năng mà bạn có thể hướng đến cho trang web của mình.
Bên cạnh đó, các công cụ nghiên cứu từ khoá cũng sẽ cho bạn biết thêm về “độ khó” và “mức độ cạnh tranh” của từ khóa.
Search Intent cho phép bạn biết được ý định, mục đích tìm kiếm của người dùng. Trong SEO, Search Intent đóng vai trò quan trọng, giúp điều hướng tới độc giả với kết quả tìm kiếm liên quan nhất.
Ý định tìm kiếm được chia làm 4 loại chính:
Giá trị tương đương khi chạy quảng cáo PPC cũng là một cách hiệu quả để chọn từ khoá. Dữ liệu cho biết được trung bình các nhà quảng cáo trả bao nhiêu cho mỗi lần nhấp trong chiến dịch tiếp thị của trang.
Độ khó thường được các công cụ đánh giá ở mức 0 – 100. Độ khó càng cao có nghĩa là mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, cần nhiều nguồn lực để lên top. Vì vậy, khi chọn keyword có thể xem xét các từ khóa dễ để giúp lên top nhanh hơn.
Số lượng từ hay độ dài của một từ khoá là yếu tố cần cân nhắc khi chọn keyword. Thông thường, các từ khoá ngắn, ví dụ như “lĩnh vực marketing” sẽ hướng đến search intent rộng hơn. Từ khoá này cũng bao gồm nhiều chủ đề nhỏ hơn bên trong. Ví dụ như: sự phát triển của lĩnh vực marketing, lĩnh vực marketing bao gồm những gì,… là các từ khoá dài hơn.
Do đó khi lựa chọn từ khoá, bạn cần xem xét từ khoá ngắn hay dài là mục tiêu của trang web để tối ưu đúng cách.
Keyword được gắn thương hiệu cũng là một cách để quảng cáo độ nhận diện đến người đọc hiệu quả và xây dựng được sự tin cậy. Đây là những truy vấn có lồng thương hiệu chẳng hạn như on digitals marketing,…
Từ khóa dài mặc dù không có search volume cao như các từ khoá ngắn nhưng lại có mục đích rất cụ thể. Nếu một website sở hữu những bài viết có chứa long-tail keywords thì sẽ gia tăng cơ hội thúc đẩy cả về lượng traffic và tỷ lệ chuyển đổi.
Bên cạnh đó, việc trang web nhắm tới từ khóa dài giúp người dùng tìm kiếm dễ dàng và thu được lượng truy cập đáng kể. Bởi khi người đọc nhập từ khóa trên công cụ tìm kiếm, Google sẽ rà soát và cho ra những kết quả chi tiết và cụ thể nhất. Chỉ với cách này cũng cho thấy được trang web bạn độc lạ, hấp dẫn hơn hẳn đối thủ.
Nhắm mục tiêu theo đối tượng truy cập là hình thức xác định dựa trên vị trí. Phương pháp này hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương có thể nắm rõ hơn đối tượng, mục tiêu thông qua SEO và quảng cáo.
Đối với các website kinh doanh chủ yếu ở địa phương, việc triển khai SEO Local là cần thiết. Chẳng hạn, bạn sẽ thấy được vai trò của SEO Local khi tìm kiếm các từ khóa như:
Từ khóa phủ định giúp ngăn chặn một hay cụm từ nhất định kích hoạt quảng cáo của bạn. Quảng cáo đó sẽ không được hiển thị với bất kì ai đang tìm kiếm cụm từ đó.
Ví dụ một doanh nghiệp đang chạy quảng cáo với chiến dịch “Thời trang phụ nữ”. Tuy nhiên khi người đọc gõ vào thanh tìm kiếm có thể sẽ ra cả kết quả thời trang cho trẻ em.
Vì thế cần phải thêm từ khóa “trẻ em” vào làm từ khóa phủ định. Điều này giúp khách hàng nào có nhu cầu tìm thời trang phụ nữ, thì sẽ không hiện quảng cáo của doanh nghiệp về thời trang trẻ em.
Thông thường, để nghiên cứu keyword cho một chiến dịch SEO website, cần phải trải qua 3 bước:
Trước hết, để hiểu rõ và nắm bắt được tâm lý khách hàng, bạn cần tìm hiểu cũng như xác định các chủ đề thu hút, nổi bật so với trang web khác. Khi trang web xác định được rõ mục tiêu để triển khai thì trang không những mang lại nội dung giá trị, chất lượng cho người đọc mà còn thể hiện được nét riêng, hấp dẫn. Điều đó giúp trang có cơ hội nhận được lưu lượng traffic cao hơn đối thủ.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu của trang cần đạt được gì, bao nhiêu traffic để thực hiện các bước kế tiếp trong nghiên cứu từ khóa.
Sau khi xác định nhiệm vụ, bước kế tiếp là đưa ra một list từ khóa có liên quan đến chủ đề đang xây dựng. Để tiến hành lập danh sách keyword, bạn có thể dùng các công cụ tìm kiếm từ khóa.
Khi có được list keyword, tiếp theo bạn cần lọc các từ khóa thực sự thích hợp với trang web để khi triển khai trang nhận được lượng truy cập cũng như thứ hạng tốt.
Lưu ý: Nếu chọn từ khóa sai mục đích, không liên quan thì độc giả dễ dàng thoát trang bởi họ không tìm được kết quả như họ mong muốn. Từ đó làm giảm độ uy tín, traffic và xếp hạng cho trang.
Các công cụ giúp các doanh nghiệp giảm được khó khăn cho việc nghiên cứu từ khóa. Sau khi lập danh sách từ khoá ban đầu, hãy sử dụng các công cụ để lọc ra danh sách từ khoá chính thức. Sử dụng 9 cách chọn từ khoá phía trên để có được bộ từ khoá chất lượng nhất.
Trên đây, On Digitals đã chia sẻ về keyword là gì, vai trò, cách chọn từ khóa hiệu quả. Bên cạnh đó là hướng dẫn các bước nghiên cứu keyword cho một chiến lược SEO.
Hãy theo dõi On Digitals để cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO nói riêng cũng như Digital Marketing nói chung. Và liên hệ ngay nếu bạn cần được tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp của mình.