Search Intent là một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu các ý định của khách hàng, từ đó đáp ứng các nhu cầu của họ. Điều này giúp website có được thứ hạng cao, mang về traffic và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy Search Intent là gì? Cách phân loại và tối ưu ý định tìm kiếm như thế nào? Cùng On Digitals tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Search Intent hay User Intent là thuật ngữ chỉ ý định tìm kiếm, mục tiêu cuối cùng của người dùng trên SERPs.
Mỗi ngày có hơn 5,5 tỷ lượt tìm kiếm, truy vấn trên Google. Tương ứng với mỗi giây trôi qua có tới 63,000 thao tác được diễn ra trên cỗ máy tìm kiếm khổng lồ. Đây là cơ hội cũng là thách thức cho các trang web muốn tiếp cận với lượt tìm kiếm khủng này.
Đôi khi những từ khóa không thể hiện được hết mong muốn của người dùng nên đòi hỏi các SEOer phải nắm bắt được ý định của họ. Triển khai đúng Search Intent giúp website thăng hạng tốt hơn khi nhu cầu tìm thông tin của người dùng được đáp ứng.
Trong hành trình tiếp cận người dùng, Google đưa ra nhiều nguyên tắc để có những kết quả chính xác nhất cho các truy vấn. Do vậy, xác định ý định tìm kiếm của người dùng là việc thiết yếu. Search Intent được xem như yếu tố để xếp hạng thứ tự từ các kết quả của SERPs.
Một thông cáo của Google vào tháng 8/2018 cho biết: “Search Intent của người dùng đang thực sự định hình lại cả một mảng tiếp thị. Ngày nay, họ không còn đi theo con đường tuyến tính từ việc nhận thức sản phẩm cho đến cân nhắc để mua hàng. Người dùng lại có xu hướng thu hẹp và mở rộng tìm kiếm của mình liên tục. Và quyết định mua hàng vào khoảnh khắc không thể đoán trước.”
Qua thông tin này, nếu website không đáp ứng được Search Intent sẽ làm cho trang web không có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Vì vậy, việc tối ưu hóa nội dung đáp ứng search intent sẽ giúp website tăng hạng bền vững.
Search Intent và Insight đều là thuật ngữ nói về việc tìm hiểu mong muốn và mục đích của người dùng. Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này nằm ở mức độ mong muốn của người dùng khi thực hiện truy vấn trên công cụ tìm kiếm.
Một website có nội dung chất lượng nếu đáp ứng được cả Intent và Insight của khách hàng. Khi đó, website sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và phát triển một cách bền vững.
Dưới đây là những lợi ích mà Search Intent mang lại cho SEO và doanh nghiệp.
Search Intent giúp website gia tăng lưu lượng truy cập chất lượng. Từ đó cải thiện lượt chuyển đổi. Nếu bạn đáp ứng tốt intent thì đối với SEO sẽ có một số lợi ích sau:
Một website tốt sẽ mang đến lượt chuyển đổi tốt cho doanh nghiệp và dĩ nhiên hiệu quả kinh doanh cũng sẽ được cải thiện.
Một thống kê mới nhất của Google đã chỉ ra 82% người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động để tra cứu các cửa hàng tại địa phương họ sống. Trong đó, 72% người truy vấn sẽ tới trực tiếp cửa hàng để mua nếu cách họ nhỏ hơn 5 km.
Trong trường hợp này, việc tối ưu đúng các intent của người dùng như thành phố, quận, huyện, địa điểm nổi tiếng,… sẽ thu về một lượng lớn khách hàng gần địa chỉ doanh nghiệp.
Dựa vào các nghiên cứu khoa học của Semrush, Yoast SEO và Ahrefs về mục đích của người dùng, search intent được phân thành 4 loại dưới đây.
Information Search Intent là ý định tìm kiếm thông tin. Loại Intent này xuất hiện khi người dùng có một thắc mắc cụ thể hoặc muốn biết thêm thông tin về một chủ đề nào đó.
Đặc điểm của loại ý định này là người dùng đa phần tìm kiếm dưới dạng câu hỏi, số ít được thể hiện ở một cụm từ bình thường. Kết quả hiển thị của dạng Intent này thường là các trang cung cấp thông tin, nghiên cứu như Wikipedia, diễn đàn, blog,…
Ví dụ về loại Intent tìm kiếm thông tin: “seo là gì”, “seo agency uy tín”, “địa điểm vui chơi tại hà nội”, “dự báo thời tiết hôm nay”,…
Đây là ý định tìm kiếm điều tra thương mại, xuất hiện khi người dùng đang phân vân giữa các brands hoặc các sản phẩm khác nhau. Họ chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Do vậy, đặc điểm của loại Intent này là người dùng thường truy vấn dưới dạng so sánh hoặc đánh giá giữa các thương hiệu, sản phẩm khác nhau.
Người dùng có Intent dạng này có ý định giao dịch nhưng cần thêm thời gian và thông tin thuyết phục. Từ đó lựa chọn được những sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ.
Một số từ khóa về loại intent dạng Commercial Investigation: “top sữa rửa mặt tốt nhất”, “so sánh redmi note 11 và redmi note 11s”, “top quán ăn ngon nhất tại hải phòng”,…
Đây là loại ý định tìm kiếm giao dịch, xuất hiện khi người dùng đã tìm hiểu về sản phẩm và sẵn sàng thực hiện thanh toán mua hàng. Những ý định tìm kiếm giao dịch thường sẽ bao gồm tên sản phẩm kèm một số động từ về mua bán như mua, đặt, bán…
Đương nhiên, khi người dùng đã sẵn sàng giao dịch thì intent này sẽ có tỷ lệ lượt chuyển đổi cao hơn, cần được ưu tiên hơn các dạng intent khác. Trang tìm kiếm sẽ hiển thị các trang web mua sắm trực tuyến như Tiki, Lazada,..
Một số ví dụ về Transactional Search Intent: “mua redmi note 11s”, “đặt tàu từ hà nội về hải phòng”,…
Navigational search intent là dạng ý định tìm kiếm điều hướng. Nói một cách đơn giản, người dùng đã xác định được một trang web cụ thể nhưng không gõ đầy đủ URL của trang web đó. Một số ví dụ về dạng truy vấn này: “facebook”, “24h.com”, ‘sanbđs”,…
Người dùng thể hiện các User Intent bằng các từ khoá. Do vậy, việc nắm bắt các từ khóa cần được SEOer đặc biệt quan tâm. Để xác định chuẩn xác Search Intent thì người làm SEO cần phân tích ngữ nghĩa của từ khoá. Một số từ khoá của từng loại Intent đã được chúng tôi đề cập ở nội dung trên.
Tuy nhiên, trên thực tế xuất hiện những trường hợp tìm kiếm không thuộc các đặc điểm dễ nhận biết và phân loại như vậy. Khi đó, muốn xác nhận rõ ràng intent của người dùng nhờ vào trang kết quả tìm kiếm của Google.
Khi xác định search intent bằng cách này, bạn cần quan sát các đặc điểm của trang kết quả tìm kiếm sau khi truy vấn từ khóa mục tiêu.
Google có xu hướng hiển thị các đoạn trích nổi bật cho một số loại keyword intent. Nói đơn giản, trang kết quả SERPs sẽ giúp chúng ta có thể phân biệt được loại ý định tìm kiếm của người dùng.
Đối với Search Intent thì điều quan trọng nhất là phải tối ưu trang của bạn nhằm đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng. Tuỳ theo từng loại Intent, chúng ta sẽ có các cách tối ưu khác nhau để giải quyết được vấn đề cũng như thắc mắc của người dùng.
Sau khi đã phân loại được các nhóm Intent, chúng ta cần đưa ra luồng thông tin phù hợp với sự quan tâm của người dùng đó.
Như đã nêu bên trên, loại ý định này cũng chia thành nhiều luồng khác nhau. Điểm mấu chốt ở đây là sử dụng những gợi ý đến từ Google bằng cách kiểm tra nội dung 10 vị trí đầu, rà soát hộp thoại “People also ask”, tổng hợp và phân tích các lượt truy vấn có liên quan. Từ đó nắm bắt được mong muốn của người dùng và xây dựng các bài viết có nội dung chất lượng.
Khi người dùng có ý định tìm kiếm giao dịch tức là họ đã sẵn sàng mua bán, không cần cung cấp thêm các nội dung lan man. Để tối ưu loại intent này, bạn chỉ cần đưa cho họ một trang sản phẩm cụ thể, thúc đẩy nhanh chóng chuyển đổi. Muốn việc mua bán trở nên dễ dàng, trang của bạn cần có những đặc điểm sau:
Với loại tối ưu này, người dùng đã nhắm điều hướng đến trang của bạn thì họ sẽ nhập chính xác từ khóa thương hiệu.
Bạn cần hiểu rõ ý định mua hàng của người dùng, sau đó cung cấp các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, không phải khách hàng nào có ý định mua hàng thì họ sẽ mua ngay lập tức.
Thông qua những thông tin tìm hiểu, làm các phép so sánh, họ mới đưa ra quyết định cuối cùng. Do vậy, bạn cần cung cấp các nội dung có giá trị cho người dùng, thông tin đa dạng như các bài đánh giá sản phẩm, so sánh với sản phẩm khác,…
Search Intent bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, rất khó để chia thành nhóm bởi chúng phụ thuộc vào đặc điểm tìm kiếm của người dùng.
Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến Search Intent là gì? Đó chính là yếu tố văn hóa, địa lý, hành vi, thói quen,… Vì thế bạn cần phân tích ý định tìm kiếm người dùng dựa vào nhiều yếu tố kết hợp. Từ đó đảm bảo bài viết đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm và giúp web bạn có thứ hạng cao hơn.
Ý định tìm kiếm của người dùng luôn phức tạp, trong vài trường hợp sẽ không dễ nhận biết. Có thể người dùng cũng không biết đến search intent của họ là gì, họ muốn tìm video, hình ảnh hay nội dung mô tả cho tìm kiếm của họ.
Việc duy nhất giúp chúng ta nắm bắt được là phân tích SERPs. Kết quả của việc phân tích này là sự thấu hiểu với người dùng, từ đó điều chỉnh nội dung bài viết cho phù hợp.
Ý định tìm kiếm thay đổi theo tâm lý người dùng. Một bài viết trên website bị mất top khi đã đứng đầu trong thời gian dài và tỷ lệ chuyển đổi giảm sút. Đây là dấu hiệu cho thấy search intent đã thay đổi. Khi đó cũng là lúc bạn cần xem xét lại kết quả tìm kiếm, nhìn nhận lại Intent khách hàng và thay đổi nội dung cho phù hợp.
Việc nắm bắt được search intent sẽ giúp mang lại những nội dung chất lượng cho người dùng. Từ đó, website có có được thứ hạng cao và phát triển bền vững.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn chi tiết và đầy đủ các thông tin liên quan đến Search Intent. Theo dõi On Digitals để xem thêm các bài viết hữu ích khác. Nếu bạn quan tâm đến các dịch vụ SEO, Digital Marketing, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.