SEO là giải pháp tối ưu, giúp đưa thương hiệu tăng độ nhận diện và tiếp cận gần hơn với khách hàng trên các công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất là Google. Để hoạt động SEO đạt được hiệu quả, bạn cần hiểu về Google cũng như nắm được các phương pháp SEO cơ bản. Cùng On Digitals tìm hiểu ngay thông tin qua nội dung bài viết dưới đây.
SEO (Search Engine Optimization) có thể hiểu đơn giản là tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm, nổi bật nhất là Google. Việc SEO hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện thứ hạng từ khóa, lượng truy cập của người dùng trên website. Đây là một trong những cách giúp nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp khi on top Google.
Lĩnh vực SEO bao gồm 2 hạng mục cơ bản: SEO Onpage và SEO Offpage.
SEO Onpage là thuật ngữ chỉ những phương pháp SEO thực hiện trực tiếp trên trang web. Nó bao gồm các yếu tố không thể hiện ra ngoài như Schema, điều hướng link, SSL, AMP,... Và cả những khía cạnh người dùng có thể thấy được. Chẳng hạn như tốc độ tải trang, hình ảnh, tiêu đề, nội dung, đường dẫn,…
Việc tối ưu Onpage đóng vai trò quan trọng. Mục đích của SEO Onpage là đạt được lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) và thứ hạng từ khóa mong muốn. Không những vậy, tối ưu Onpage là cách để doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với khách hàng tiềm năng.
Trong một vài năm trước đây, các hoạt động SEO Onpage ít được chú trọng. Người ta thường cho rằng chỉ cần đẩy mạnh yếu tố Offpage như backlink là có thể lên top nhanh chóng.
Tuy nhiên, qua nhiều lần cập nhật, Google đã cải thiện nhiều về thuật toán. Google đòi hỏi quá trình SEO phải kết hợp cả Onpage và Offpage để có thể phát triển website bền vững.
SEO Offpage dùng để chỉ những thủ thuật giúp tối ưu các yếu tố nằm bên ngoài website. Các yếu tố này bao gồm xây dựng hệ thống liên kết (Link Building, PBN), Marketing trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking,...
Kỹ thuật SEO Offpage tạo ra các liên kết từ bên ngoài đến trang web. Đây là tín hiệu giúp Google nhận biết về website đang triển khai SEO.
Mục đích lớn nhất của phương pháp SEO không chỉ là đạt được lưu lượng truy cập lớn, mà còn phải là nguồn traffic chất lượng với tỷ lệ chuyển đổi cao. Đây là tiền đề vững chắc cho quá trình tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp sau này.
Ngoài ra, các phương pháp SEO sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được thị trường và sự thay đổi của khách hàng. Nắm bắt được hành vi và đặc điểm của người dùng là cơ sở để đưa ra những sản phẩm và nội dung phù hợp hơn với khách hàng mục tiêu. Từ đó, giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ khác.
SEO đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp. Cụ thể, tối ưu tốt SEO cho website sẽ mang đến những lợi ích như sau:
Xây dựng chiến lược SEO hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được những khách hàng tiềm năng. Khi bạn xuất hiện ở đầu trang tìm kiếm, các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ nhìn thấy được thương hiệu của bạn. Tỷ lệ nhấp vào và tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ hay thông tin về doanh nghiệp của bạn cũng sẽ cao hơn.
Việc quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng số đang ngày càng phổ biến. Hằng năm, các doanh nghiệp sẽ phải trả những khoản tiền lớn cho các hạng mục quảng cáo này. SEO sẽ giúp khách hàng biết về doanh nghiệp của bạn mà không cần đến quá nhiều chi phí quảng cáo.
Nếu quảng cáo là cách đưa thương hiệu đến với người dùng thì SEO là phương pháp để người dùng tự tìm ra website của bạn trong hàng ngàn kết quả trên Google. Do đó, lưu lượng truy cập từ SEO (Organic Traffic) có chất lượng tốt hơn và khả năng chuyển đổi cao hơn.
Một website được SEO tốt sẽ là một lợi thế so với những đối thủ cùng ngành. Cùng sản phẩm và dịch vụ nhưng bạn tiếp cận với lượng khách hàng lớn hơn. Điều này hỗ trợ doanh thu và thương hiệu của bạn có cơ hội phát triển nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Khi thường xuyên xuất hiện ở Top đầu khi người dùng tìm kiếm về một chủ đề cụ thể, thương hiệu của bạn sẽ trở nên quen thuộc với người dùng. Dần dần sẽ tạo thành top-of-mind đối với họ.
Đây cũng là một yếu tố để Google đánh giá website thuộc một trong các thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực. Từ đó, những gì bạn chia sẻ càng có khả năng tiếp cận và được tin tưởng nhiều hơn.
Tối ưu SEO sẽ bao gồm cả việc bạn sử dụng các phương pháp để giúp website thân thiện với những công cụ tìm kiếm. Bạn cần hiểu rõ về quy luật của Google và nắm rõ những phương pháp SEO phổ biến, hiệu quả.
Tham khảo bài viết: Kỹ thuật SEO cơ bản
Các phương pháp SEO giúp website có thứ hạng cao bao gồm:
Sau đây là nội dung chi tiết cho các phương pháp SEO mà chúng tôi đã liệt kê ở trên.
Phân tích các sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp trên web, kết hợp với chân dung khách hàng mục tiêu. Đây là bước đầu tiên nhưng quan trọng để tạo ra những nội dung thu hút, làm cơ sở để các phương pháp SEO đi đúng hướng.
Google đánh giá cao những nội dung hữu ích cho người dùng. Vì thế, việc đầu tư vào content theo nhu cầu tìm kiếm của khách hàng sẽ tạo cơ hội thúc đẩy thứ hạng của website.
Chọn tên miền cũng là một yếu tố tác động đến quá trình SEO website. Tên miền ngắn gọn và phù hợp với lĩnh vực sẽ giúp website chuyên nghiệp và dễ nhớ hơn. Khi chọn tên miền bạn cần lưu ý một số vấn đề.
Tối ưu URL trang web là một yếu tố quan trọng trong phương pháp SEO Onpage. Khi thiết lập URL cho bài viết hay cho bất kỳ trang nào trên website, bạn cần lưu ý:
Ví dụ đối với bài viết có từ khóa ”phương pháp SEO”, bạn có thể đặt URL bài viết là “phuong-phap-seo”. Và bạn phải đảm bảo URL này không bị trùng lặp với các bài viết khác đã có trên website.
Nghiên cứu từ khóa giúp bạn tạo được những nội dung chất lượng và không bị “ăn thịt” từ khóa lẫn nhau. Mục đích của việc này đáp ứng nhu cầu của khách hàng với nội dung và số lượng từ khóa có thể quản lý để điều chỉnh kịp thời.
Từ khóa được phân tích và triển khai đúng ý định tìm kiếm sẽ tăng lượng truy cập và time onsite. Đây là chỉ số về thời gian khách hàng ở lại đọc các nội dung trên trang web của bạn.
Khi thiết kế website, ngoài tối ưu tên miền, URL và từ khóa, bạn cũng cần chú ý đến bố cục. Bố cục và cấu trúc của mỗi website sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng trên web (UI/UX). Bố cục trang web nên gọn gàng, dễ nhìn và có tính thống nhất, thẩm mỹ.
Thiết kế nên có điểm nhấn để thu hút khách hàng. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo qua dịch vụ thiết kế website từ On Digitals để tạo ra một website chuyên nghiệp nhất.
Tối ưu hóa thẻ tiêu đề (Title) và mô tả (Meta description) sẽ giúp Google hiểu được những nội dung chính trong trang web. Khi đặt thẻ tiêu đề và thẻ mô tả, bạn nên khéo léo lồng ghép từ khóa chính vào. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa này thì nội dung trang web của bạn cũng có cơ hội hiểu thị cao hơn.
Tham khảo bài viết: SEO Title
Xây dựng nội dung bài viết chất lượng là phương pháp SEO cơ bản nhưng cần được quan tâm đúng mực. Bản chất của công cụ tìm kiếm là đưa ra câu trả lời cho những gì được tìm kiếm.
Do đó, Google đang ngày càng chú trọng đến nội dung thực sự hữu ích của trang web. Nội dung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc Google đánh giá độ uy tín cho website.
Để nâng cao thứ hạng của website một cách bền vững, tuyệt đối không nên sao chép hay spin các content có sẵn ở những trang web khác. Nếu nội dung copy quá nhiều, trang web của bạn sẽ bị phạt và không thể tăng trưởng.
Vì vậy, trước khi triển khai nội dung, bạn nên nghiên cứu thật kỹ về intent của khách hàng mục tiêu và tạo ra content unique nhất.
Tối ưu hình ảnh trên website nhằm mang đến khả năng hiển thị hình ảnh tốt nhất. Phương pháp SEO này có tác dụng cải thiện tốc độ tải trang và đồng thời cũng cải thiện trải nghiệm người dùng với trang web.
Tham khảo bài viết: SEO hình ảnh
Các yếu tố cần quan tâm khi tối ưu hình ảnh trên website:
Liên kết nội bộ (internal link) là những liên kết dẫn đến các trang khác nhau trong cùng website. Xây dựng liên kết nội bộ chất lượng sẽ điều hướng người dùng đến các nội dung khác nhau và tương tác với website nhiều hơn.
Ngoài tác dụng liên kết, internal link cũng là tín hiệu để Google nhận diện đâu là trang đích bạn muốn hướng đến. Do đó, xây dựng liên kết nội bộ có ảnh hưởng lớn đến việc trang đích (thường là trang bán hàng/dịch vụ) có đạt được thứ hạng cao hay không.
Để khách hàng đến với website có trải nghiệm tốt, tối ưu tốc độ tải trang là việc cần thiết. Nếu tốc độ tải trang quá chậm, nhiều người dùng sẽ thoát ra dẫn đến tỷ lệ bounce rate tăng cao.
Có nhiều yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho tốc độ tải trang được nhanh hơn. Trong đó, bao gồm các hạng mục hình ảnh và nội dung. Để tiết kiệm thời gian, bạn cần quan tâm đến tốc độ tải trang ngay từ bước thiết kế web.
Hình ảnh, video và các plugin có dung lượng quá lớn sẽ làm chậm quá trình tải website. Cần kiểm tra tốc độ cả trên máy tính và các thiết bị di động để đảm bảo người dùng dễ dàng truy cập vào website mọi lúc.
Backlink chính là phần quan trọng khi thực hiện các phương pháp SEO website. Các SEOer nên thận trọng khi xây dựng chiến lược Backlink.
Nếu kết hợp tốt giữa các kỹ thuật Onpage với Backlink, website có thể tăng trưởng về thứ hạng và traffic trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng backlink. Bởi nó có thể dẫn đến trang web vi phạm các tiêu chuẩn của Google và bị kìm hãm thứ hạng trong thời gian dài. Khi xây dựng Backlink, bạn cần dẫn từ các website uy tín chất lượng.
Yếu tố quan trọng cần xét đến nữa là Anchor Text. Bạn lưu ý nên sử dụng đa dạng Anchor Text nhưng vẫn đúng với bộ từ khóa mà bài viết hay trang đang tối ưu để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo bài viết: Backlink là gì?
Trong khi tìm hiểu về các phương pháp SEO, bạn sẽ bắt gặp một số thuật ngữ phổ biến như:
Do đó, để tiếp cận và có thể triển khai các phương pháp SEO hiệu quả, bạn nên hiểu thật kỹ những thuật ngữ SEO cơ bản.
Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Do đó, SEO Google có thể ngầm hiểu là phương pháp SEO website trên nền tảng Google thay vì các công cụ tìm kiếm khác.
Local SEO là phương pháp thúc đẩy từ khóa trên các công cụ tìm kiếm liên quan đến địa chỉ, khu vực, thành phố, quốc gia. Những từ khóa áp dụng cho Local SEO thường có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ,... trong khu vực nhất định.
Tham khảo bài viết: SEO Google Map
Khi người dùng tìm kiếm từ khóa, công cụ Google sẽ kết hợp với Google Map để đưa ra những kết quả trong khu vực gần nhất. Điều này sẽ giúp họ có quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Local SEO tốt sẽ giúp bạn tăng trưởng thứ hạng và tăng tỷ lệ chuyển đổi vượt trội.
Whitehat SEO (hay SEO mũ trắng) là phương pháp được Google khuyến khích thực hiện. Những người thực hiện SEO Google mũ trắng sẽ tối ưu website theo kỹ thuật được Google công nhận.
Phương pháp này sẽ đặt người dùng làm trọng tâm và xem trọng việc mang đến những nội dụng hữu ích, chất lượng. Đây là hướng phát triển lâu dài mà doanh nghiệp lớn cần hướng đến để SEO website bền vững.
Tối ưu theo phương pháp Whitehat SEO sẽ cần một khoảng thời gian đủ để tăng trưởng tốt, nhưng tránh được những án phạt làm ảnh hưởng xấu đến website.
Tham khảo bài viết: SEO mũ trắng là gì?
Trái ngược với Whitehat SEO, Blackhat SEO là phương pháp không tuân thủ theo nguyên tắc mà Google đã đưa ra. Những người thực hiện phương pháp SEO mũ đen sẽ tập trung tìm kiếm những sơ hở trong các thuật toán của Google. Sau đó, họ sử dụng những thủ thuật để lách qua các thuật toán này.
SEO Blackhat thường tập trung vào việc đối phó với công cụ tìm kiếm hơn là lợi ích của người dùng. Sau một thời gian, website sẽ phải chịu những án phạt nặng từ công cụ tìm kiếm.
Ngoài Blackhat, trong ngành SEO còn xuất hiện một khái niệm nữa là Greyhat. Đây là phương pháp giao thoa giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen. Greyhat hình thành các kỹ thuật, chiến lược không theo nguyên tắc của Google. Tuy nhiên, nó vẫn ở mức độ chấp nhận được. Greyhat mặc dù hợp pháp nhưng khi sử dụng vẫn có một số rủi ro nhất định.
Rank là thuật ngữ được dùng để chỉ thứ hạng. Trong SEO, rank với nhiệm vụ cung cấp chỉ số về thứ tự xuất hiện của website và từ khóa trên công cụ tìm kiếm. Thứ tự xếp hạng của bài viết và trang web càng cao thì càng chứng tỏ nội dung bài viết của bạn được Google và người dùng đánh giá tốt.
Các trang web đều mong muốn Ranking bài viết trên Google với chỉ số cao nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người nhìn thấy bạn khi tìm kiếm từ khoá. Thứ hạng trang web và bài viết càng cao thì tổng Organic Traffic có được cũng sẽ cao hơn.
Index (lập chỉ mục) là quá trình thu thập, đánh giá và lưu trữ dữ liệu của website trên SERPs. Chỉ những nội dung được index mới có thể hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Không phải lúc nào quy trình index cũng diễn ra nhanh chóng.
Có những trang web và bài viết mất thời gian rất lâu mới được lập chỉ mục. Điều này vô tình tạo ra bất lợi lớn cho các website. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ index nhanh chóng.
NoIndex là thẻ được dùng để ngăn chặn Google lập chỉ mục cho bài viết hay một trang cụ thể trên website. Khi bạn không muốn một thông tin, bài viết của website xuất hiện trên Google, bạn có thể sử dụng thẻ NoIndex để ngăn chặn hoạt động truy xuất và lưu trữ dữ liệu của bọ tìm kiếm.
Do-Follow và No-Follow Links là những thuộc tính mà bạn khai báo với Google khi xây dựng liên kết giữa các trang khác nhau. Nếu bạn mong muốn bọ tìm kiếm của Google thông qua link được gắn để truy quét dữ liệu của trang web được dẫn thì bạn sẽ gắn thẻ Do-Follow. Ngược lại, nếu bạn muốn bộ máy tìm kiếm không đi theo đường dẫn này thì hãy gắn lệnh No-Follow.
Việc này sẽ quyết định dòng chảy sức mạnh giữa các trang trên cùng website hay khác website có được truyền cho nhau hay không. Nếu được dẫn link từ các nguồn uy tín với thẻ Do-Follow thì sức mạnh của trang web uy tín đó sẽ được truyền cho website của bạn.
Keyword Research là quá trình nghiên cứu và tìm kiếm từ khoá. Thông qua đó, bạn sẽ tìm được những từ khoá phù hợp, muốn xếp hạng. Để tìm được những từ khóa này, doanh nghiệp cần có được danh sách đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể sử dụng các tool hỗ trợ để nghiên cứu như Ahrefs, Semrush, Google Keyword Planner, Keywordtool.io,...
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng trong việc phát triển nội dung cho website. Thông qua nghiên cứu từ khoá để nắm bắt được ý định tìm kiếm của người dùng. Nội dung chất lượng và hữu ích sẽ giúp trang web của bạn được người dùng tin tưởng, Google đánh giá cao và từ đó tăng trưởng về thứ hạng.
Tham khảo bài viết: SEO từ khóa
Thuật ngữ Link Building dùng để chỉ việc xây dựng các siêu liên kết từ những trang web khác đến trang web của bạn. Liên kết này sẽ điều hướng khách hàng đến các trang web của bạn từ website uy tín. Từ đó giúp bạn thúc đẩy thứ hạng hiển thị trang web trên công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn có chiến lược Link Building hợp lý, thứ hạng và traffic đổ về website có thể tăng trưởng mạnh mẽ theo thời gian. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng để không vi phạm các nguyên tắc của Google, đặc biệt là vấn đề spam link.
Bài viết trên đã cung cấp tất cả những thông tin bạn cần biết về các phương pháp SEO cho website. Để website doanh nghiệp có thể tăng trưởng ổn định và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn nên nắm bắt và thành thạo các phương pháp SEO.
Nếu muốn thực hiện SEO tổng thể website một cách chuyên nghiệp nhất, hãy liên hệ với On Digitals để được tư vấn chi tiết nhất. Đồng thời, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin hữu ích về SEO và Digital Marketing.