Khi nói về SEO trong cho website WordPress nói riêng và các nền tảng khác nói chung, chắc hẳn bạn đã nghe về cách thiết lập slug cho một trang. Vậy cụ thể slug là gì? Và tại sao nên tối ưu slug? Trong bài viết này, hãy cùng On Digitals tìm hiểu cách hoạt động và trả lời những khúc mắc về slug.
Slug là phần có thể chỉnh sửa của URL, dùng để xác định cụ thể một trang trên website theo cách dễ dàng. Nói theo một cách khác, Slug là phần giải thích nội dung của URL.
Bạn có thể xem ví dụ ở hình dưới đây.
Vậy Slug ở đây đơn giản chỉ là /url-la-gi. Khi nhìn vào slug này, người đọc có thể dễ dàng nắm được chủ đề chính mà trang đang truyền tải.
Có 2 cách để chỉnh sửa và tối ưu slug hiệu quả. Tham khảo ngay chia sẻ từ On Digitals.
Với nền tảng WordPress, slug là một phần của URL mà bạn có edit (chỉnh sửa) khi bạn đang viết hoặc chỉnh sửa một bài nào đó. Phần chỉnh sửa slug ở WordPress sẽ có giao diện như thế này.
Lưu ý rằng, điều này chỉ hoạt động với cài đặt permalink phù hợp. Bạn có thể edit cài đặt permalink trong WordPress thông qua phần Settings ( cài đặt) > Permalink (đường dẫn tĩnh).
Để URL trở nên tối ưu và thu về lượng traffic nhiều hơn, bạn nên đưa vào slug các từ khoá có liên quan. Điều này cung cấp cho người dùng và công cụ tìm kiếm nhiều thông tin về trang hơn so với ID hoặc thông số.
Lưu ý: Không nên thay đổi cài đặt, chỉnh cấu trúc permalink khi trang web của bạn đã đi vào hoạt động. Bởi điều này có thể gây ra nhiều rắc rối và lỗi khó chỉnh sửa.
Có hai cách để chỉnh sửa slug ở Shopify. Bạn có thể sửa bằng cách sử dụng chức năng Search engine listing preview (Xem trước danh sách công cụ tìm kiếm) của Shopify. Hoặc sử dụng công cụ Google Preview trong Yoast SEO để thay thế cho Shopify.
Để chỉnh sửa slug bằng chức năng của Shopify, trước tiên bạn cần nhấp vào ‘Chỉnh sửa SEO trang web’ để mở tùy chọn xem trước danh sách công cụ tìm kiếm. Từ đó, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh slug của mình khi cần thiết. Lưu ý rằng, Shopify gọi slug là “handle”, nhưng nó hoàn toàn giống nhau.
Tương tự, nếu bạn chọn edit bằng Yoast SEO, chỉ cần mở bản xem trước của Google trong thanh bên Yoast SEO để hiển thị nơi nhập một slug mới.
Viết một slug tốt cho trang hoặc bài đăng rất có lợi đến SEO của bạn. Một slug tối ưu phải đáp ứng hai tiêu chí sau đây:
Lợi thế chính của slug dành cho SEO là có thể thay đổi các từ khóa để đảm bảo rằng URL có chứa những từ khoá chính. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở mà Google sử dụng để xác định nội dung của một trang cụ thể.
URL là một trong những phần mà người dùng đều nhìn thấy được trong kết quả tìm kiếm. Hãy hình dung khi bạn tìm kiếm một trang nào đó, bạn sẽ thấy được nhiều URL khác nhau về một chủ đề nhất định. Vì thế, bạn cần đảm bảo rằng slug thích hợp, tương ứng với những gì người dùng muốn tìm kiếm.
Ví dụ, các bài viết chính của On Digitals về SEO plugin WordPress có địa chỉ URL là “ondigitals.com/seo-plugin-wordpress”. Bạn có thể thấy được địa chỉ xúc tích, ngắn gọn và đúng như người dùng tìm kiếm. Trường hợp này, người dùng sẽ chọn click vào URL trên thay vì URL như thế này “ondigitals.com/?p=607”, mặc dù URL này cũng là WordPress tạo ra.
Đây là công cụ đánh giá SEO trong plugin Yoast SEO giúp kiểm tra slug có chứa, hay tập trung vào các cụm từ khóa chính hay không. Một bài viết hay trang web của bạn cần có tính khả dụng, tập trung và SEO URL thân thiện.
Để cải thiện URL, Yoast SEO sẽ nghiên cứu và đưa ra kết quả liệu trang của bạn có tập trung vào những cụm từ khóa phổ biến không. Sau đó, công cụ này sẽ đưa ra những đề xuất phù hợp hơn để cải thiện trang.
Xây dựng slug phù hợp cho bài đăng hay một trang cần những bước nào? Dưới đây là 6 bước tối ưu cụ thể dành cho website WordPress.
Bước 1: Thêm từ khóa quan trọng
Điều này đã quá rõ ràng, những cụm từ khóa trọng tâm của bạn phải luôn có ở trong slug. Slug thể hiện mạch lạc để làm rõ trang của bạn nói về điều gì. Phân tích bằng plugin Yoast SEO sẽ hiển thị thông báo này nếu cụm từ khóa của bạn chưa có trong slug.
Bước 2: Kiểm tra lại khi dùng “Các chức năng từ”
Slug được tạo mặc định có thể bao gồm các mạo từ, chức năng từ như “là”, “và” và các từ tương tự. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần những từ này để làm rõ nội dung của bài, hoặc trang. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bỏ chúng. Vì vậy, trừ khi cần thiết để làm rõ nội dung, hãy giữ cho slug được ngắn gọn nhất có thể.
Bước 3: Những từ khóa trọng tâm
Điều quan trọng, bạn không cần phải thêm các từ chức năng và nhồi nhét quá nhiều từ khóa. Ví dụ như trong bài viết này, WordPress sẽ tự động tạo cho bạn một slug như sau “slug-la-gi-va-cach-toi-uu” (dựa trên phần cài đặt permalink của WordPress). Tuy nhiên, slug này khá dài. Vì thế, bạn sẽ cần rút gọn nó bằng một slug khác chỉ trọng tâm vào một từ khóa chính “slug-la-gi”. Và vẫn luôn chắc chắn rằng nó vẫn hợp lý.
Có một điều cần ghi nhớ rằng, bạn chỉ có thể sử dụng slug một lần. Vì vậy, hãy lưu ý chọn slug có liên quan đến đối tượng mục tiêu của mình.
Bước 4: Ngắn gọn, súc tích, vào thẳng nội dung
URL của trang web được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google và ảnh hưởng đến việc người xem có quyết định truy cập hay không. Từ đó có thể thấy được việc lựa chọn từ khóa để đưa vào slug là rất quan trọng đến hiệu quả của website.
Bước 5: Chỉ sử dụng “chữ cái thường”
Hãy sử dụng chữ cái thường (không in hoa) trong slug. Bởi vì, nội dung của bạn có thể vô tình bị trùng lặp khi kết hợp cả viết chữ hoa và chữ cái thường trong slug.
Bước 6: Cấu trúc URL chuẩn ngay từ đầu
Việc thay đổi các cấu trúc URL có thể gây ra nhiều khó khăn cho SEO và thậm chí là người dùng. Ngay cả khi bạn sử dụng chuyển hướng WordPress (redirect manager) để đảm bảo người dùng tìm được đúng trang. Vì vậy, khi tạo slug của mình, hãy đảm bảo và chắc chắn rằng slug của bạn vẫn có ý nghĩa trong nhiều năm.
Sau hành trình đi cùng On Digitals tìm hiểu về slug, chắc hẳn bạn đã nắm được vai trò và cách tối ưu slug cho trang web của mình. Slug là một phần không thể thiếu của URL và cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động SEO.
Theo dõi On Digitals để cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất về Digital Marketing. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng về dịch vụ SEO dành cho doanh nghiệp.