Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

8P trong marketing là gì? Ví dụ 8P trong Marketing

Dịch vụ Outreach Marketing

21/09/2023

49

Mô hình 8P trong Marketing là gì?

E. Jerome McCarthy là người đặt nền móng đầu tiên cho khái niệm 4P là gì và Philip Kotler là người đã giúp chúng ta hiểu hơn về Marketing Mix là như thế nào.

Thì mô hình 8P Marketing Mix là một phương pháp trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, mở rộng mô hình 4P truyền thống (Product, Price, Place, Promotion) bằng cách thêm vào 4 yếu tố bổ sung (Promotion, Physical Evidence, People, Processes và Performance). Đây là cách để các doanh nghiệp xem xét chi tiết và chiến lược hơn khi quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Các yếu tố có trong mô hình 8P Marketing Mix

8P Marketing Mix được phát triển mục đích là mở rộng định nghĩa cho 7P marketing. Hiện nay, mô hình 8P được sử dụng rộng rãi bởi mô hình này dễ tiếp cận và có tính ứng dụng cao.

Product

Sản phẩm (Product) chính là yếu tố đầu tiên được nhắc đến trong cả mô hình 4P và 8P của Marketing Mix. Sản phẩm chính là ‘trái tim’ của một chiến lược tiếp thị. Đây là sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp cho khách hàng. Để thành công, bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm của mình, tính năng, lợi ích, và cách nó khác biệt so với đối thủ.

Vai trò của Product trong mô hình 8P

Bởi mục đích cuối cùng của Marketing đó chính là doanh số bán hàng sẽ được tăng dựa trên việc bán được nhiều hay ít sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, thương hiệu đều sẽ kinh doanh một hay chuỗi những sản phẩm nhất định. Việc cần khai thác ở đây đó chính là làm sao để có thể khai thác sản phẩm/ dịch vụ này trở thành công cụ Marketing.

Việc cần thực hiện đó chính là thương hiệu cần giới thiệu đến khách hàng về những điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ để khách hàng biết được lý do vì sao họ nên mua chúng. Khách hàng thường có xu hướng bị thu hút bởi những sản phẩm/ dịch vụ mang lại giá trị nhất định và đáp ứng được nhu cầu của họ.

Product bao gồm 3 các khía cạnh:

  • Sản phẩm cốt lõi/ ý tưởng: bao gồm thông tin về công dụng, lợi ích có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng
  • Sản phẩm vật lý: sản phẩm “cuối cùng” sau quá trình xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng doanh nghiệp hướng đến với những đặc tính cơ bản: chất lượng, kiểu dáng, bao bì, thương hiệu,…
  • Sản phẩm bổ sung: gồm những yếu tố tạo sự khác biệt bổ sung cho sản phẩm như các dịch vụ hậu mãi, bảo hành, freeship,…

Những câu hỏi mà doanh nghiệp có thể tham khảo để có thể xây dựng sản phẩm một cách toàn diện như:

  • Quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ này như thế nào?
  • PODs (những điểm khác biệt) của sản phẩm/ dịch vụ này là gì để khiến khách hàng chú ý và quyết định mua sản phẩm?
  • Khả năng truyền thông của sản phẩm này như thế nào?

Price

Price hay giá cả có thể quyết định sự thành bại của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp cần phải đặt giá một cách hợp lý để thu hút khách hàng và đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận.

Chính vì thế, chiến lược định giá cần được lên kế hoạch kỹ càng bởi Marketers. Như nghiên cứu thị trường, đối thủ và cảm nhận của người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định về giá.

Price chính là chiến lược định giá của doanh nghiệp đối với sản phẩm

Việc đưa ra giá cả cho sản phẩm/dịch vụ cần có tính chính xác cao bởi nếu doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá không phù hợp sẽ mất khách hàng của mình. Định giá sản phẩm quá cao sẽ khiến khách hàng không thể không muốn mua nó. Định giá quá thấp, doanh nghiệp không thể có được lợi nhuận.

3 Chiến lược định giá trong mô hình 8P trong Marketing đó là:

  • Penetration Pricing (Định giá thâm nhập)
  • Skimming Pricing (Định giá hớt váng)
  • Neutral Pricing (Định giá trung lập)

Trước khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp cần giải đáp những câu hỏi sau đây để có thể xây dựng chiến lược giá cho mình:

  • Với mức giá này, liệu người dùng sẽ nhìn nhận như thế nào về sản phẩm/ dịch vụ?
  • Với mức giá đã được chọn thì khả năng tiếp cận của sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng sẵn sàng chi trả như thế nào cho sản phẩm/ dịch vụ cùng loại?
  • Chiến lược giảm giá nào sẽ phù hợp với thương hiệu và doanh mục sản phẩm nào của thương hiệu?
  • Có hay không phương pháp khác có thể đổi mới giá cả?

Place

Place đề cập đến địa điểm hay kênh phân phối mà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm của mình. Người lên kế hoạch cần đưa ra được phương án địa điểm phân phối sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Để giải quyết vấn đề này, cần xem xét thị trường mục tiêu và cần thực hiện những gì để thu hút khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

Phụ thuộc vào thời điểm, địa điểm phân phối sẽ có tầm ảnh hưởng khác nhau. Và doanh nghiệp cũng cần cân nhắc về những sản phẩm của mình đang cung cấp đến khách hàng để đưa ra được quyết định cuối cùng.

Place – kênh phân phối doanh nghiệp bán sản phẩm

Để việc đưa ra quyết định cuối cùng về kênh phân phối cho sản phẩm của thương hiệu được thực hiện đúng cách. Hãy tham khảo những thắc mắc sau đây khi lên kế hoạch cho kênh phân phối thương hiệu:

  • Khả năng sản phẩm sẽ được sử dụng nhiều nhất ở đâu?
  • Khách hàng có thể mua sản phẩm ở đâu?
  • Sản phẩm mà doanh nghiệp đang phân phối có độ rộng rãi và tính chọn lọc của sản phẩm nhữ thế nào?
  • Làm thế nào để tối ưu hóa trải nghiệm người mua sắm trực tuyến?

Một số địa điểm/ kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho sản phẩm của mình như: đại lý/ môi giới, cửa hàng của thương hiệu, các nền tảng trang thương mại điện tử,…

Promotion

Promotion (Quảng cáo) chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp giới thiệu thông tin sản phẩm/ dịch vụ thông qua hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng. Từ đó, họ sẽ biết đến doanh nghiệp và đưa ra quyết định mua sản phẩm.

Quảng cáo giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến người dùng

Để có thể thực hiện một chiến dịch quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu và chọn ra cho mình một thông điệp truyền thông phù hợp đến khách hàng. Các công cụ cụ thể của Promotion trong mô hình 8P bao gồm:

  • Quảng cáo (Advertising)
  • Quan hệ công chúng (Public Relations)
  • Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
  • Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
  • Khuyến mãi (Sales Promotion)

Một số gợi ý được sử dụng nhiều cho hình thức này được kể đến như: word-of-mouth, tổ chức sự kiện, họp báo ra mắt, ưu đãi đặc biệt,… đều là những phương án có thể sử dụng cho kế hoạch Marketing sản phẩm của doanh nghiệp.

Physical Evidence

Khía cạnh “Trải nghiệm thực tế” trong mô hình 8P Marketing Mix chính là môi trường và trải nghiệm mà khách hàng gặp phải khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này bao gồm sản phẩm vật lý, cũng như mọi thứ mà khách hàng có thể nhìn thấy, chạm vào hoặc trải qua khi họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Trải nghiệm thực tế là một khía cạnh quan trọng của chiến lược tiếp thị và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt và đáng nhớ đối với khách hàng. Bằng cách tối ưu hóa mọi khía cạnh của “Trải nghiệm thực tế,” bạn có thể tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

People

People (Con người) là một yếu tố đóng vai trò quan trọng của 8P trong Marketing. Con người ở đây đại diện cho đội ngũ trong doanh nghiệp của bạn. Yếu tố này quan trọng hơn cả nếu như xem xét đến hình thức dịch vụ, bởi việc cung cấp dịch vụ chính là hoạt động kinh tế giữa con người với con người.

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong mô hình 8P

People đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và độ tin cậy. Đảm bảo rằng mọi yếu tố con người liên quan đến doanh nghiệp của bạn đều được đào tạo và thấu hiểu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để có thể dễ dàng tiếp cận đến thị trường mục tiêu.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng tất cả mọi người trong tổ chức chia sẻ cùng một tầm nhìn và giá trị, có thể xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Processes

Trong mô hình 8P Marketing Mix, Processes – Quy trình là yếu tố quan trọng xác định cách doanh nghiệp tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Nếu thực hiện đúng quy trình có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, hiệu suất, và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Quy trình sản xuất: Đối với các doanh nghiệp, quy trình sản xuất sản phẩm chính là quyết định cơ bản về cách sản phẩm được tạo ra. Quy trình này cần phải được tối ưu hóa để đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản phẩm.
  • Quy trình dịch vụ: Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, quy trình dịch vụ quyết định cách dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Điều này bao gồm cả quy trình đặt hàng, xử lý đơn hàng, và phản hồi khách hàng.
  • Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro trong quy trình là việc xác định và giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian giao hàng của sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Quy trình cần phải được tối ưu hóa để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Điều này có thể liên quan đến cách doanh nghiệp quản lý nguồn lực, quản lý thời gian, và đảm bảo tính hiệu quả trong từng bước của quy trình.
  • Đo lường và theo dõi: Để đảm bảo rằng quy trình hoạt động một cách hiệu quả, bạn cần phải có cách để đo lường và theo dõi năng suất của mỗi quy trình. Điều này bao gồm việc đặt ra các chỉ số và theo dõi dữ liệu để tối ưu hóa quy trình.
  • Tự động hóa: Sự tự động hóa trong quy trình có thể giúp giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ hoạt động. Điều này có thể áp dụng trong cả sản xuất và dịch vụ.

Quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bằng cách tối ưu hóa và quản lý quy trình một cách hiệu quả, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đạt được sự thành công trong chiến lược tiếp thị của mình.

Performance

Performance hay hiệu suất của một doanh nghiệp/ thương hiệu sẽ có từng mức độ tham chiếu khác nhau. Nếu như hiệu suất của một thương hiệu xa xỉ phẩm chính là khả năng mang lại trải nghiệm độc nhất ở 2 phương thức khác nhau, đầu tiên là khía cạnh sản phẩm và tiếp đến trải nghiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ.

Doanh nghiệp có hiệu suất cao có lợi thế cạnh tranh lớn

Hay ở khía cạnh là sản phẩm, hiệu suất mà sản phẩm cần đạt được đó chính là hoàn thiện các công năng của sản phẩm thông qua các chi tiết: thiết kế, kiểu dáng, chất lượng vật liệu,…

Bằng cách đo lường, đánh giá hiệu suất một cách thường xuyên và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng thương hiệu đang tiến về hướng đúng và đạt được sự thành công trong thị trường cạnh tranh.

Tìm hiểu thêm: 4 cấp độ chiến lược digital marketing là gì?

Case study: Mô hình 8P Marketing của Biti’s

On Digitals sẽ đưa ra một mô hình 8P của hãng giày dép Biti’s để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này ứng dụng trong Marketing như thế nào. Biti’s gợi nhắc trong lòng người tiêu dùng Việt như “thương hiệu quốc dân” trong lòng người trẻ, hay là một trong số những thương hiệu đầu tiên thực hiện chiến dịch “Proudly Made in Vietnam“. Cùng điểm qua mô hình 8P trong Marketing đã được Biti’s áp dụng như thế nào ngay sau đây:

8P Marketing của Biti’s

Product – Sản phẩm

Biti’s đã không ngừng xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm của mình ngày càng đa dạng, nhằm tiếp cận đến rộng rãi hơn tệp khách hàng của họ:

  • Sandal: Đây là một trong những mặt hàng “mũi nhọn” của Biti’s với đa dạng mẫu mã cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Giày thể thao: Đột phá khi phát triển mô hình và chất lượng mới cho dòng này của thương hiệu. Với các tên gọi sản phẩm khác nhau cho từng chiến dịch khác nhau được kể đến như Hunter Feast, Hunter Street, Hunter Original và Hunter X hướng đến tệp khách hàng tiềm năng trẻ.
  • Giày chạy bộ: Với hình ảnh mới – nhận diện mới, chính vì thế dòng sản phẩm này đã được thương hiệu sử dụng nguyên liệu sản phẩm cao cấp hơn cả.

Bước chuyển mình đáng ghi nhận của Biti’s đó chính là cho ra mắt dòng giày thể thao Biti’s Hunter với những đặc điểm nổi trội khi chỉ nặng 225g và là sản phẩm giày thể thao nhẹ nhất thời điểm đó. Sản phẩm Biti’s Hunter nhận được rất nhiều đánh giá tích cực: thiết kế đẹp, trọng lượng nhẹ, đế giày êm, chất vải bền và thoáng khí.

Price – Chiến lược về giá

Chiến lược giá hớt váng chính là chiến lược định giá được Biti’s áp dụng cho các sản phẩm của mình nhằm mục đích thu hút sự chú ý thị trường. Thương hiệu đã ra mắt mẫu sản phẩm giày Biti’s Hunter Street có giá tương đối cao, sau đó phát triển những mẫu mã đơn giản hơn, giá thấp hơn như Hunter Feast hay Hunter Original để thu hút những khách hàng nhạy cảm với giá mới.

Thông tin sản phẩm như kích cỡ, màu sắc, chủng loại và cả giá đều được in trên tem sản phẩm của Biti’s. Chất lượng đi đôi với giá cả phù hợp chính là những nhận định của người tiêu dùng khi nhắc đến thương hiệu Việt này. Đây chính là những yếu tố khiến Biti’s sử dụng chiến lược định giá này cho các dòng sản phẩm của mình.

Place – Phân phối

Sản phẩm của Biti’s được bán tại các cửa hàng trên toàn quốc, trên các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, các đại lý và nhiều nơi khác, phân bố rộng rãi trên khắp cả nước để giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và mua sản phẩm. Thông thường, tại các cửa hàng trực tiếp sẽ có nhiều loại sản phẩm đa dạng, giúp khách hàng thuận tiện trong việc so sánh và lựa chọn.

Biti’s có hệ thống phân phối sản phẩm khắp cả nước với 07 Trung tâm chi nhánh, 156 cửa hàng trực tiếp và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ. Bên cạnh thị trường trong nước, Biti’s đã thành công mở rộng mô hình kinh doanh của mình ra thị trường quốc tế với 04 văn phòng đại diện với 30 tổng kinh tiêu, hơn 300 điểm bán hàng tại Trung Quốc. Sản phẩm của Biti’s đã được xuất khẩu hơn 40 nước trên thế giới như Mexico, Ý, Pháp, Anh, Mỹ,…

Promotion – Quảng bá/xúc tiến

Biti’s đã dẫn khẳng định vị trí hàng đầu của mình trên thị trường và để lại một hành trình dài 33 năm với những giá trị vô hình đong đầy “Nâng niu bàn chân Việt“.

Chiến dịch “Để để trở về” ra mắt vào năm 2017 đã làm bùng nổ Internet và trở thành một trong những chiến dịch truyền thông phổ biến nhất.

Giống như nhiều thương hiệu khác tham gia vào các chiến dịch truyền thông trong dịp Tết, mục tiêu dài hạn của Biti’s là muốn người tiêu dùng nhớ về và trở thành thương hiệu Top of Mind trong mỗi kỳ Tết, và khai thác khía cạnh “Đi để trở về“. Biti’s mong muốn mang đến sự thoải mái và niềm tự hào khi sử dụng sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.

Physical Evidence – Trải nghiệm thực tế

Khách hàng hoàn toàn có thể đặt niềm tin cho sản phẩm của Biti’s cung cấp, bởi số lượng lớn cửa hàng giày dép phân phối bởi Biti’s hay trung gian phân phối bán lẻ cho khách hàng đến trải nghiệm sản phẩm.

Concept Store của Biti’s

Bên cạnh đó Biti’s cũng vừa cho ra mắt 4 cửa hàng cao cấp cho mình với đa dạng các mẫu mã mới nhất đều có mặt tại đây. Chuỗi cửa hàng được thiết kế theo phong cách “Concept Store” chuẩn quốc tế như các thương hiệu giày nổi tiếng thế giới.

People – Con người

Nhân viên tại cửa hàng Biti’s được quy chuẩn trang phục, chuyên môn tư vấn và thái độ phục vụ nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại đây. Bên cạnh đó Biti’s đã thực hiện chiến dịch quản trị nhân sự “Happy Biti’s” muốn xây dựng một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên khác cho hành trình “Nâng niu bàn chân Việt”. Biti’s không đơn thuần là doanh nghiệp mãi chạy theo lợi nhuận kinh tế mà còn tạo ra nhiều giá trị lợi ích cho cộng đồng.

Processes – Quy trình

Quy mình mua hàng tại Biti’s được phân chia thành 2 hình thức chính đó là offline và online. Khách hàng có thể mua sắm và trải nghiệm trực tiếp dịch vụ mua sắm tại các cửa hàng của Biti’s hoặc các nhà phân phối trung gian bán lẻ. Đối với các sản phẩm được mua trực tiếp sẽ có quy trình đổi trả cụ thể từ nhà sản xuất. Đối với hình thức đặt hàng trực tiếp từ chính website của Biti’s hay các trang thương mại điện tử khác, quy trình đặt hàng và trao trả hàng cũng đã được biểu thị cụ thể đến khách hàng khi mua sắm bằng hình thức này.

Performance – Hiệu suất

Hiệu suất ra mắt các sản phẩm mới của Biti’s được đánh giá rất tốt, chỉ với một sản phẩm mũi nhọn hiện nay ‘Biti’s Hunter’ thương hiệu đã ra mắt hàng loạt các sản phẩm cùng nhóm khác. Kể tiếp đến là chiến dịch “Đi để trở về” cũng đã gây nên tiếng vang lớn với video ca nhạc được Biti’s thực hiện hàng năm nhằm truyền tải thông điệp giá trị và tăng trưởng độ nhận nhiện của chính mình.

Lời kết

Làm quen với khái niệm “8P trong marketing” đã giúp nhiều doanh nghiệp đưa ra những đánh giá về tình hình kinh doanh hiện tại và đưa ra một chiến lược tiếp thị thành công khi xem xét tất cả các yếu tố quan trọng.

Với ví dụ về việc ứng dụng 8P trong marketing, On Digitals đã giới thiệu cách áp dụng mô hình này như liệt kê các yếu tố như sản phẩm, giá, phân phối, quảng bá, trải nghiệm thực tế, con người, quy trình, và hiệu suất có thể hợp nhất để tạo ra một chiến lược mạnh mẽ và làm cho thương hiệu trở thành người dẫn đầu trong thị trường.

Hy vọng rằng thông qua việc áp dụng hiểu biết về 8P trong marketing, các bạn có thể xây dựng các chiến lược tiếp thị thành công và phát triển doanh nghiệp của mình. Và nếu bạn đang tìm kiếm một Agency có thể giúp bạn hoạch định chiến lược tiếp thị tương lai?

Hãy liên hệ với On Digitals ngay, chúng tôi đã có cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp vừa và lớn với cả trong và ngoài nước trong khía cạnh xây dựng chiến lược truyền thông cho họ.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận