Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

Hướng dẫn 12 Cách Index Google nhanh nhất hiện nay

Dịch vụ quảng cáo trực tuyếnDịch vụ SEO

22/02/2023

34

Google Index đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển website. Các bài viết khi được index thì sẽ tiếp cận với người đọc nhanh hơn, từ đó lượng truy cập web cũng được tăng. Chính vì thế phía dưới bài viết này, On Digitals sẽ hướng dẫn bạn 12 cách Index Google nhanh nhất để bạn áp dụng.

Google Index là gì?

Google Index là quá trình Google lập chỉ mục một số trang trên website để có thể được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Khi xuất bản một bài viết trên website, Google sẽ cho bot vào quét thông tin và lập chỉ mục cho bài viết này. Chỉ khi nào được lập chỉ mục, người dùng mới có thể tìm thấy bài viết ấy trên Google.

Khái niệm về Google Index

Khái niệm về Google Index

Google index website được thực hiện theo những thuật toán mà Google đã công bố và cập nhật thường xuyên. Điều này giúp cho việc truy vấn thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

Cách kiểm tra website hoặc URL đã được Google index

Hiện tại, có nhiều cách để giúp SEOer hay chủ sở hữu website biết được Google đã index bài viết hay chưa. Dưới đây sẽ là một số cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức.

Tìm kiếm “Site: + Website/URL”

Một cách đơn giản nhất mà các SEOer vẫn đang áp dụng khi kiểm tra Google index là thực hiện theo cấu trúc: Site: + URL. Nếu URL đã được index thì Google sẽ trả về kết quả đúng với URL bạn đã triển khai.

Dưới đây là kết quả index URL bài SEO Audit của On Digitals.

Ví dụ về URL đã được index

Ví dụ về URL đã được index

Trường hợp bài viết của bạn chưa được Index thì Google sẽ trả về kết quả không tìm thấy. Bạn có thể tham khảo ví dụ bên dưới.

Google chưa index thì URL sẽ không được xếp hạng

Google chưa index thì URL sẽ không được xếp hạng

Lưu ý: Để kết quả trả về chính xác hơn, bạn nên kiểm tra bằng trình duyệt ẩn danh để không bị dính cache mà hệ thống đã lưu.

Báo cáo Coverage của Google Search Console

Cách thứ 2 để kiểm tra Google index là vào công cụ Google Search Console, chọn phần Index → Coverage để xem website của bạn đã được Index link hay chưa.

Nếu con số ở mục “đã được index” lớn hơn 0, nghĩa là website của bạn đã được index. Đồng thời, đừng quên kiểm tra vì sao những URL còn lại chưa được index để kịp thời khắc phục.

Trang thông tin trên Coverage 

Trang thông tin trên Coverage 

Gửi yêu cầu lập chỉ mục bằng Google Search Console

Google Search Console là công cụ phổ biến, không thể thiếu đối với mọi SEOer. Bạn sẽ biết được URL đã được index hay chưa thông qua ô “kiểm tra URL” khi vào giao diện của công cụ này. Chỉ cần copy URL và dán vào ô trống trên cùng, sau đó bấm Enter để tiến hành kiểm tra.

Nếu URL đã được index, bạn sẽ nhận được kết quả: URL is on Google.

Trong nhiều trường hợp, URL hay trang bất kỳ trên website có thể bị chậm index hoặc không thể index. Đừng lo lắng, On Digitals sẽ hướng dẫn bạn 12 cách để index Google mới nhất và nhanh chóng nhất.

Kiểm tra URL index với Google Search Console

Kiểm tra URL index với Google Search Console

12 cách Index Google mới nhất và nhanh nhất

SEOer thường truyền tai nhau nhiều về cách “ép index” cho một URL. Tuy nhiên, sẽ có những cách áp dụng được cho website này nhưng lại không hiệu quả đối với một website khác. Do đó, bạn cần biết cách chắt lọc thông tin và áp dụng cách nào tốt nhất trong quá trình SEO website.

Sử dụng Google Search Console

Google Search Console chính là công cụ miễn phí và hữu ích đối với mọi SEOer. Để gọi Googlebot vào quét website, bạn thao tác các bước như sau:

  • Bước 1: Vào trang Google Search Console bằng tài khoản đã đăng ký
  • Bước 2: Copy URL cần khai báo cho Google để gọi Googlebot vào quét bài
  • Bước 3: Nhấn chọn “Kiểm tra URL”
  • Bước 4: Đợi Google kiểm tra xong, chọn “Yêu cầu lập chỉ mục”

Kiểm tra và khai báo URL trên Google Search Console

Kiểm tra và khai báo URL trên Google Search Console

Xóa bỏ mã Crawl Block trong tệp Robots.txt

Như đã giải thích ở trên, Googlebot sẽ crawl bài của website và tiến hành lập chỉ mục cho URL đó. Hãy kiểm tra trong tệp robot.txt hiện có lệnh chặn Googlebot hay không.

Cách thực hiện như sau: Nhập lệnh: yourdomain.com/robots.txt và tìm trong file này có 1 trong 2 đoạn mã dưới đây hay không:

  • 1. User-agent: Googlebot2. Disallow: /
  • 1. User-agent: *2. Disallow: /

Ý nghĩa của 2 đoạn mã này là trong file robot.txt có lệnh chặn không cho Googlebot vào craw bài của website. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần bỏ 2 lệnh trên là được.

Xóa bỏ lệnh chặn trong tệp Robot.txt 

Xóa bỏ lệnh chặn trong tệp Robot.txt 

Bên cạnh đó, Crawl Block trong tệp robots.txt cũng có thể là nguyên nhân chặn Googlebot vào quét từng bài viết riêng lẻ trên website của bạn. Lúc này, hãy vào công cụ URL Inspection Tool được tích hợp trong Google Search Console.

Bạn chọn Coverage Block để hiển thị thêm chi tiết, sau đó tìm kiếm cụm “Crawl Allowed? No: Blocked by robots.txt”. Nếu trong kết quả tìm kiếm có xuất hiện cụm từ này thì đồng nghĩa với việc website của bạn đang bị chặn index trong tệp Robots.txt. Để xử lý, bạn chọn bỏ những lệnh chặn đó.

Đưa trang cần Index vào Sitemap

Một trong những cách index Google mới nhất là sử dụng Sitemap. Nói một cách dễ hiểu, Sitemap chính là bản đồ hướng dẫn đường đi cho Googlebot vào đọc bài viết trên website. Do đó, để giúp bài viết nhanh được Index hơn, hãy đưa URL vào sitemap và submit sitemap này lên Google Search Console.

Loại bỏ các thẻ Noindex giả

Thông thường, nếu trong website có lệnh Noindex bất kì một trang nào, Googlebot sẽ không thể vào và quét được website. Nhập lệnh Noindex sẽ có giá trị khi bạn không muốn công khai một thông tin nào đó. Ngoài ra, lệnh Noindex sẽ cản trở quá trình thu thập dữ liệu của Google.

Để tìm và loại bỏ thẻ này, bạn thao tác bằng một trong 2 cách dưới đây.

Loại bỏ các thẻ Noindex giả

Loại bỏ các thẻ Noindex giả

Cách 1: Tìm thẻ noindex trong phần “head”

Những trang nào có thẻ Noindex ở phần “head” là đang có lệnh chặn của Google. Để xử lý và gọi Googlebot vào quét bài, bạn cần loại bỏ thẻ này ra khỏi những trang bạn muốn cho index.

Cách 2: Tìm trên Google Search Console thẻ noindex

Cách index Google mới nhất bạn có thể áp dụng là sử dụng Google Search Console để tìm và loại bỏ thẻ noindex. Thao tác thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vào Google Search Console bằng tài khoản đã đăng ký
  • Bước 2: Copy và dán link URL cần kiểm tra vào ô trên cùng để kiểm tra xem URL đã nằm trên Google hay chưa
  • Bước 3: Kiểm tra và loại bỏ lệnh Noindex trong Google Search Console

Loại bỏ các thẻ Canonical giả mạo

Canonical là thẻ được thêm vào một trang để giúp Google xác định xem trang nào cần được ưu tiên hơn. Nếu không có thẻ Canonical, Google sẽ không biết đâu là trang duy nhất. Do đó, đừng dùng thẻ Canonical giả mạo để tạo “báo động giả” cho Google.

Dùng thẻ Canonical chuẩn xác để tránh duplicate content trên website. Lệnh Canonical có cấu trúc chung như sau: <link rel=”canonical” href=”https://example.com/sample-page/”/>

Loại bỏ cấu trúc Canonical giả 

Loại bỏ cấu trúc Canonical giả 

Đảm bảo không có Nofollow Internal Link

Trong một website, nếu có thẻ nofollow đồng nghĩa với việc Google sẽ không chuyển pagerank về trang mà bạn đã liên kết. Lệnh ref = “nofollow” không cho Google thu thập thông tin từ trang đích. Do vậy, bạn phải đảm bảo rằng tất cả internal link đều được để dưới dạng dofollow, cho phép Google quét bài bạn cần index.

Để giải quyết trường hợp này, bạn có thể quét báo cáo link bằng Ahrefs để xác định những page đang bị lỗi. Sử dụng công cụ này với cấu trúc “Page has nofollow incoming internal links only”.

Bổ sung các Internal Link mạnh

Internal link giống như mũi tên chỉ đường cho cả người dùng và Googlebot vào đúng một URL mà bạn muốn điều hướng. Việc gắn internal link của bài viết cần index vào một URL đã có traffic là một trong những cách index Google mới và hiệu quả nhất.

Cụ thể, Google sẽ phát hiện một nội dung mới thông qua việc cho Googlebot vào crawls data trên web. Nếu bạn đăng bài lên website nhưng Google không quét được dữ liệu thì bài viết sẽ không xuất hiện trên Google.

Thông thường, những trang có giá trị cao đã được index sẽ dễ dàng gọi Googlebot vào thu thập dữ liệu. Và đi theo internal link đến bài viết cần index.

Để làm được điều này, bạn cần có công cụ hỗ trợ để lọc ra những URL nào đang mang về traffic cho website. Có thể lọc bằng những công cụ phổ biến như: Semrush, Ahrefs,…

Top Pages trong Ahrefs có thể kiểm tra được Internal Link 

Top Pages trong Ahrefs có thể kiểm tra được Internal Link 

Bạn vào tool, sau đó nhập tên miền của website vào và chọn: Best by link. Lúc này những trang đang có giá trị cao trên website sẽ hiển thị. Việc của bạn là chọn ra những URL có nội dung phù hợp với bài viết mà bạn đang muốn Google index và đi internal link vào đó.

Đảm bảo trang là Unique và có giá trị với người dùng

Google ngày càng thông minh trong việc phân loại và xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm. Qua nhiều lần cập nhật khác nhau, giá trị content mang lại cho người dùng luôn được Google ưu tiên để mang đến trải nghiệm tốt nhất khi tra cứu thông tin.

Cũng không loại trừ những trường hợp nhiều website crawl bài nhưng vẫn có thứ hạng cao. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân khiến cho URL của bạn chậm index hoặc không index xuất phát từ việc content không mang lại giá trị cho người dùng.

Để cải thiện điều này, bạn cần kiểm tra kỹ chất lượng nội dung khi xuất bản bài viết trên website. Đảm bảo rằng, bài viết của bạn có độ unique cao, không bị trùng lặp với bất kỳ một trang web nào khác mà Google đã index. Những trang web có thứ hạng cao đã được Google đánh giá là những bài viết có giá trị cho người dùng.

Luôn đảm bảo Content trên website là duy nhất

Luôn đảm bảo Content trên website là duy nhất

Trước khi lên ý tưởng cho bài viết, bạn có thể tham khảo top 10 website đang ranking tốt nhất để lên outline (dàn ý) phù hợp nhất. Đây cũng là cách index google mới nhất mà hàng loạt website top đầu ngành vẫn đang áp dụng.

Đảm bảo không có trang “mồ côi” trên website

Cũng giống như cách đi internal link về những URL có Traffic, mang lại giá trị cao nhất trên website, việc dẫn đường cho Google vào từng bài viết trên website là điều hết sức cần thiết để URL của bạn nhanh được Index.

Trang mồ côi ở đây được hiểu là những URL không có internal link. Googlebot khi crawl data trên website, một URL “đơn độc” không có URL nào khác nhắc đến thì chắc hẳn rất khó để Google có thể phát hiện ra. Do đó, khi tối ưu bài viết trên website, bạn đừng quên đi internal link của bài viết mới xuất bản cho những URL khác có liên quan.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống internal link trên toàn bộ website để chắc chắn rằng không có trang “mồ côi” trên web.

Tối ưu Internal Link giúp URL trên website nhanh được index

Tối ưu Internal Link giúp URL trên website nhanh được index

Xóa các trang chất lượng thấp

Như những gì đã nêu trên, bản cập nhật mới nhất của Google luôn ưu tiên cho những website có nội dung bài viết tốt để xếp hạng cao, tối ưu trải nghiệm người dùng. Do đó, cách index google mới nhất mà bạn không nên bỏ qua đó chính là loại bỏ những URL không mang lại giá trị cho người dùng.

Có quá nhiều trang kém chất lượng sẽ gây lãng phí tài nguyên và giảm tốc độ thu thập data của Google. Do đó, xóa URL không có giá trị sẽ là cách gọi Googlebot vào quét website nhanh hơn.

Xây dựng Backlink chất lượng cao

Backlink là những liên kết ngoài mà những trang web khác đang trỏ về website của bạn. Điều này giúp Google đánh giá cao hơn về URL đang được liên kết. Nếu có một trang web với những chỉ số cao ngút trỏ link về website thì dễ giúp Google nhận biết website đáng tin cậy và mang lại giá trị. Từ đó thúc đẩy quá trình Google index nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng, việc index và ranking trên bảng xếp hạng là hoàn toàn khác nhau. Google index chỉ là việc URL của bạn xuất hiện trên thanh tìm kiếm, còn yếu tố xếp hạng sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng content, backlink, internal link,…

Xây dựng Backlink chất lượng 

Xây dựng Backlink chất lượng 

Đẩy nhanh tốc độ Index bằng Social Bookmarking

Chất lượng backlink luôn được Google xem xét trong việc xếp hạng một website. Social Bookmarking cũng là một trong những nguồn backlink chất lượng mà bạn có thể tham khảo để giúp Googlebot vào thu thập dữ liệu của website.

Hiện tại có nhiều nền tảng Social bạn có thể tham khảo để chia sẻ website của mình lên trên đó. Việc này giúp website của bạn tiếp cận nhiều người dùng hơn. Một số nền tảng bạn nên cân nhắc như Facebook, Twitter, Pinterest, Reddit, Linked, Tumblr,…

Hoặc bạn có thể sử dụng extension Add to Any để chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội một cách nhanh nhất. Đồng thời, nguồn traffic đến từ các kênh Social sẽ cần thiết để website của bạn cạnh tranh cùng những đối thủ đầu ngành.

Sử dụng Google Ads để làm tăng tốc độ lập chỉ mục

Sử dụng Google Ads là một trong những cách làm tăng tốc độ lập chỉ mục hiệu quả nhất. Google Ads là hình thức quảng cáo có trả phí cho Google. Khi chạy quảng cáo, Google sẽ vào quét dữ liệu trên trang, từ đó gián tiếp index cho trang ấy một cách nhanh chóng.

Bạn có thể chạy quảng cáo cho những trang category, trang sản phẩm chủ lực để tăng chuyển đổi. Đừng quên đi internal link về lại những URL bạn muốn Google index.

Nhìn chung, nguyên nhân khiến Google không index website của bạn xuất phát từ 3 nguồn chính:

  • Có lệnh chặn index (lỗi code)
  • Không đi internal link
  • Nhiều trang không có giá trị cho người đọc

Google Ads mang lại Traffic và giúp URL được Index nhanh hơn

Google Ads mang lại Traffic và giúp URL được Index nhanh hơn

Xem thêm: Cách viết bài viết giới thiệu sản phẩm mới hay cho doanh nghiệp.

Lời kết

Hi vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách index Google mới nhất để áp dụng cho website của mình. Đừng quên kiểm tra lỗi kỹ thuật và tối ưu Onpage thật tốt để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Theo dõi On Digitals để cập nhật những thông tin mới nhất về SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về giải pháp SEO dành cho doanh nghiệp.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận