Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

Thành phần của cấu trúc trang web và lợi ích

Dịch vụ Digital ContentDịch vụ SEO

13/01/2023

18

Cấu trúc trang web vô cùng quan trọng trong thiết kế website. Khi website được xây dựng một cách có khoa học và dễ nhìn, nó sẽ tối ưu trải nghiệm người dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. Vậy thành phần của cấu trúc trang web là gì? Cùng On Digitals tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cấu trúc trang web là gì?

Cấu trúc trang web có tên tiếng Anh là Website Structure. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, cấu trúc website là sự sắp xếp và tạo lập các nội dung xuất hiện trên một trang web nào đó.

Thế nào là cấu trúc website

Thế nào là cấu trúc website

Trang web sẽ được Google đánh giá tốt nếu cấu trúc web mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Bên cạnh đó, nó cũng làm hài lòng các nhu cầu của khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin. Do đó, điều này là một phần giúp website tăng thêm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Những thành phần cấu tạo nên website

Một cấu trúc website đạt chuẩn SEO sẽ bao gồm 3 thành phần cơ bản là Source Code, Web Hosting và Domain.

Source Code (Mã nguồn)

Source Code chính là mã nguồn của trang web. Nói dễ hiểu hơn, bạn có thể tưởng tượng đây là một ngôi nhà, trong đó:

  • Địa chỉ nhà tương ứng với tên miền (domain)
  • Mảnh đất được ví như Web Hosting
  • Phần bê tông và gạch chính là mã nguồn (Source Code)

Như vậy, khi có đầy đủ địa chỉ, mảnh đất và vật liệu xây dựng thì mới có thể hoàn thiện được một ngôi nhà. Một trang web cũng thế, chỉ khi sở hữu đủ domain, Web Hosting và Source Code thì đây mới là một cấu trúc website hoàn chỉnh.

Source Code của trang web

Source Code của trang web

Web Hosting (Lưu trữ web)

Lưu trữ web hay còn gọi là Web Hosting, chúng được thiết lập ngay sau khi có tên miền (domain). Tiếp đến, việc bạn cần làm là thuê một máy chủ. Đây được gọi là Web Hosting.

Chức năng của máy chủ bao gồm lưu trữ mọi tài liệu, thông tin và hình ảnh của trang web. Từ đó, chính website sẽ cho ra những kết quả khớp với truy vấn của người dùng.

Domain (Tên miền)

Tên miền hay domain được hiểu là địa chỉ trang web. Như ví dụ đã nêu trên, nếu bạn xem một website là một căn nhà, thì địa chỉ của căn nhà cũng chính là tên miền của trang web.

Vì vậy, khi người dùng muốn truy cập vào website, họ chỉ cần gõ tên miền/domain lên trình duyệt. Lúc này, họ có thể vào trang web và tiến hành tìm kiếm thông tin mong muốn.

Domain - thành phần tạo nên cấu trúc website chuẩn SEO

Domain – thành phần tạo nên cấu trúc website chuẩn SEO

Giao diện 1 trang web gồm những thành phần nào?

Dựa vào ví dụ căn nhà đã nêu trên, thì bên trong ngôi nhà cần có những nội thất cần thiết phục vụ cho đời sống con người. Website cũng vậy, một cấu trúc trang web chuẩn SEO thì bắt buộc có 3 thành phần chính gồm: Header (phần đầu), Content (phần thân) và Page Footer (phần kết).

Sau đây là các thông tin cụ thể của 3 thành phần chính yếu của một trang web nhất định.

Header (phần đầu)

Đây là phần đầu tiên của trang web và được hiển thị trên mọi trang của website. Trong đó, header còn có một số thành phần cơ bản như:

  • Site ID (Tên website): Có thể là logo của công ty hoặc câu khẩu hiệu (slogan) ngắn, được đặt ở góc trái phía trên cùng của trang web.
  • Scan columns (Phần chia cột website): Chứa các thành phần như ô tìm kiếm nâng cao, menu, bài viết xu hướng, danh mục sản phẩm, banner quảng cáo và thông tin liên hệ.
  • Search box (Hộp tìm kiếm): Có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, được đặt ở góc phải giao diện. Search box giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh hơn, bằng cách gõ tên sản phẩm vào ô và bấm nút tìm kiếm.
  • Thanh danh mục (menu) điều hướng: Chứa các URL dẫn tới trang khác trên cùng 1 website. Chúng được đặt bên trong Header.
  • Danh mục lưu trữ hàng (Giỏ hàng): Sau khi đã đặt mua hàng, phần giỏ hàng nằm bên góc phải của web sẽ chứa thông tin sản phẩm và số tiền thanh toán.
  • Banner quảng cáo: Được dùng để quảng cáo dịch vụ của công ty hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Thiết kế của chúng cần sự bắt mắt và gây ấn tượng với người xem.
  • Slider: Bao gồm hình ảnh, nút kêu gọi (CTA) và video. Chúng được đặt ở dưới phần Header.

Header là phần đầu nằm trên trang web

Header là phần đầu nằm trên trang web

Content (phần thân)

Đây được xem là phần trọng tâm của website, vì nơi đây chứa đầy đủ thông tin mật thiết của website. Phần Content còn sở hữu một số yếu tố như:

  • Page Title (Tiêu đề trang)
  • Thanh thông tin
  • Thanh chứa nút chia sẻ lên mạng xã hội
  • Phần chứa nội dung chính
  • Paging navigation (thanh điều hướng phân trang)
  • Breadcrumb navigation (thanh điều hướng phân cấp)

Page Footer (phần kết)

Nơi đây sẽ hiển thị các thông tin về số trang, mục lục, thông tin liên hệ, thông tin công ty và thông tin độc quyền của trang web. Chúng được đặt ở phần cuối cùng trong cấu trúc của một trang web.

Các loại cấu trúc website phổ biến nhất

Sau khi đã nắm bắt giao diện của một cấu trúc trang web cần có những thành phần nào. Tiếp đến, bạn nên nắm rõ các loại cấu trúc web phổ biến nhất hiện nay. Trong đó có các kiểu như phân cấp, ma trận, tuần tự và cơ sở dữ liệu.

Cấu trúc website kiểu phân cấp

Đây là cấu trúc website chuẩn SEO được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Bởi nó phù hợp với những trang web có lượng dữ liệu lớn. Với kiểu cấu trúc phân cấp, giao diện web sẽ tự động phân chia thành những cấp bậc, gắn liền với các danh mục cụ thể khác nhau.

Ngoài ra, dạng cấu trúc này còn giúp bạn dễ dàng hình thành ý tưởng và phác thảo một cách thông minh, nhanh chóng nhất.

Cấu trúc website kiểu ma trận

Cấu trúc web kiểu ma trận đã được thiết kế và tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, nó lại ít được các công ty quan tâm và lựa chọn. Sở dĩ kiểu cấu trúc này ngày càng suy thoái vì đã quá cũ, không mang đến nhiều ích lợi cho website hiện nay.

Sử dụng loại cấu trúc này còn giúp người dùng tự chọn nơi muốn đến ở lần tiếp theo.

Cấu trúc website kiểu ma trận 

Cấu trúc website kiểu ma trận 

Cấu trúc website kiểu tuần tự

Quá trình thiết kế website kiểu tuần tự khá phức tạp. Nó được xây dựng và phát triển bởi các nhà UX. Kiểu thiết kế này giúp xây dựng một quy trình cụ thể, đồng thời sẽ phân luồng đều cho các quy trình khác.

Các chuyên gia thiết kế UX đã sử dụng kiểu cấu trúc tuần tự để tạo ra và phát triển các đầu công việc cho một quy trình.

Cấu trúc cơ sở dữ liệu

Cấu trúc trang web theo dạng cơ sở dữ liệu được thiết lập với nguồn dữ liệu cực kỳ đa dạng và phong phú. Đây là cấu trúc được tích hợp giữa công cụ tìm kiếm và cơ sở dữ liệu, cùng với lối thiết kế thông minh.

Điều này giúp người dùng cảm thấy hài lòng khi đạt được nhu cầu của họ. Ngoài ra, cấu trúc website cơ sở dữ liệu còn giúp tăng sự trải nghiệm của khách hàng đến trang web.

Lợi ích khi tối ưu cấu trúc của website là gì?

Tối ưu cấu trúc trang web là một trong những điều quan trọng mà bạn nên chú ý. Khi cấu trúc website đạt chuẩn SEO sẽ mang lại nhiều lợi ích. Công đoạn này không chỉ làm tăng sự trải nghiệm của khách hàng, mà bên cạnh đó còn giúp tăng doanh thu, thêm lợi nhuận nhờ việc tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tuy nhiên, khi tối ưu cấu trúc một trang web, bạn hết sức cẩn thận. Cụ thể hơn, bạn cần biết cách lựa chọn cấu trúc phù hợp với mô hình kinh doanh và mục tiêu của công ty. Bên cạnh đó, cấu trúc này còn phải đúng với nhu cầu khách hàng.

Lợi ích khi tối ưu cấu trúc của website

Lợi ích khi tối ưu cấu trúc của website

15 tiêu chuẩn cấu trúc trang web chuẩn SEO

Để xác định một trang web có đạt chuẩn về mặt cấu trúc hay không, bạn nên tham khảo 15 tiêu chuẩn sau đây.

Cấu trúc trang web đáp ứng được ý định tìm kiếm

Khi đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng thì website đó sẽ được đánh giá tốt. Điều này thể hiện bằng việc website cung cấp những thông tin hữu ích và thiết thực nhất đến người dùng.

Bên cạnh đó, việc chèn các liên kết hoặc Anchor Text cũng giúp điều hướng người dùng hiệu quả và nhanh chóng. Cụ thể hơn, bạn cần đạt đủ 3 yếu tố được xem là cơ bản và cần thiết. Đó chính là điều mà khách hàng đang tìm kiếm, họ mong muốn xem những thứ gì và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan.

Làm phẳng cấu trúc thông tin (nhưng không quá mức)

Việc tạo lập cấu trúc có các site nằm gần với trang chủ được gọi là làm phẳng cấu trúc thông tin. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, người dùng thường sẽ sử dụng số ít lần nhấp chuột vào các liên kết để thực hiện việc điều hướng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ quy tắc “3 lần nhấp” để hiểu sâu về vấn đề UX/UI. Điều này có nghĩa rằng các site quan trọng sẽ không cách trang chủ của bạn quá 3 lần nhấp chuột.

Làm phẳng cấu trúc thông tin 

Làm phẳng cấu trúc thông tin 

Sử dụng cấu trúc Hub page để cung cấp thông tin nhanh

Một trang web thể hiện bao quát các thông tin quan trọng được gọi là Hub Page. Cấu trúc Hub Page được đánh giá tốt khi chúng chứa nhiều liên kết có liên quan trỏ đến. Điều này giúp cho người quản trị của Hub Page có thể truyền tải cho mọi chủ đề con đã được liên kết.

Mặt khác, nhiều liên kết có thẩm quyền đều được chứa trong toàn bộ trang danh mục. Để cấu trúc Hub Page được nâng cao, bạn cần cung cấp thêm thông tin về các tiểu mục hoặc sản phẩm/bài đăng.

Áp dụng cấu trúc Silo cho cấu trúc website

Cấu trúc trang web sẽ tốt dần lên nếu bạn tạo cấu trúc Silo cho chúng. Cấu trúc này giúp bạn phân cấp các nội dung trên trang web trong cùng một chủ đề theo cách hiệu quả nhất. Ngoài việc liên kết lên và xuống, Silo còn có chức năng tạo gắn kết chặt chẽ giữa các website với nhau.

Bên cạnh đó, việc sử dụng cấu trúc Silo còn giúp cho trang web của bạn điều hướng chính xác người truy cập đến những điều cần thiết. Không những vậy, cấu trúc Silo còn giúp cho nội dung các bài viết trong website của bạn được công cụ hiểu rõ hơn.

Theo thường lệ, có 3 yếu tố được nhóm lại chặt chẽ theo cấu trúc Silo gồm điều hướng có Breadcrumb, liên kết theo từng ngữ cảnh, cấu trúc đường dẫn (URL).

Cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo

Liên kết chéo giữa các trang có liên quan trên website

Sức mạnh và độ uy tín của nội dung trong trang web sẽ được tăng cường nếu bạn sử dụng các liên kết chéo. Công dụng của những liên kết chéo là giúp cung cấp những thông tin phổ biến và hữu dụng cho người dùng.

Không chỉ vậy, các liên kết này còn hiểu rõ nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, để điều hướng họ đến các website có nội dung hữu ích.

Liên kết Authority site với Landing page (trang đích)

Trang có thẩm quyền hay còn được gọi là Authority site. Đây là một trang được đánh giá là có chất lượng cao. Authority site được các chuyên gia trong ngành và công cụ tìm kiếm tin vào những nội dung chuyên sâu mà website đem lại.

Cũng vì lý do này, trang web của bạn có thể được xếp thứ hạng tốt hơn. Từ đó, website sẽ được nhiều nhóm đối tượng khách hàng truy cập đến.

Liên kết Authority site với Landing page

Liên kết Authority site với Landing page

Phân trang, Xem tất cả trang, Cuộn vô hạn để giúp làm phẳng

Phân chia trang thực chất là công việc giúp bạn ngắt đúng số trang và tạo sự trải nghiệm tốt cho người dùng khi đọc. Bạn có thể chia thành trang 1, trang 2,… để tối ưu danh mục có trên web. Nếu chia đúng cấu trúc thì đồng nghĩa bạn đã làm phẳng cấu trúc website một cách chuẩn xác.

Khi bấm vào “xem tất cả” trong danh sách dài hàng ngàn đầu mục sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng cùng tốc độ tải trang. Vì thế, việc cuộn vô hạn là một trong các phương pháp thường được sử dụng. Lúc này, trong máy người dùng sẽ nhận được nhiều kết quả liên tục khi thao tác lăn chuột trên trang.

Sử dụng điều hướng nhiều chiều thông minh

Điều hướng nhiều chiều thông minh còn được biết đến với tên gọi Faceted Navigation. Đây là một trong những dạng điều hướng của cấu trúc. Trong đó, nó cho phép người dùng lọc, sắp xếp và thu gọn kết quả tìm kiếm dựa trên tiêu chí và tính năng mà họ muốn tìm kiếm.

Từ đó, việc tìm kiếm của người dùng không còn diễn ra quá lâu. Faceted Navigation có thể giúp doanh nghiệp tạo tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh thu.

Xây dựng HTML Sitemap cho cấu trúc web

Một trong những cách hữu hiệu giúp người xem có thể tìm thấy điều hướng dễ dàng hơn là xây dựng HTML Sitemaps cho cấu trúc trang web. Không những thế, sitemap còn tạo sự thuận lợi cho người dùng khi cảm thấy cấu trúc trang web ngày càng có tổ chức, thỏa mãn nhu cầu của họ.

Ngoài ra, cấu trúc này còn hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng định vị các mục còn thiếu trên trang web, hạn chế nội dung bị trùng lặp.

Xây dựng HTML Sitemaps

Xây dựng HTML Sitemaps

Đặt link bài viết mới ở vị trí nổi bật

Công đoạn gắn link bài viết mới ở một vị trí dễ nhìn thấy sẽ thông báo cho người dùng về những thông tin mới và website vừa cập nhật. Điều này góp phần thúc đẩy lượt tương tác và lượng truy cập vào bài viết đó.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải bất kỳ link nào cũng có thể gắn trên trang chủ để kích cầu sự nổi bật. Mà thay vào đó, những link được gắn ở các trang có lưu lượng truy cập cao sẽ mang đến nhiều trải nghiệm tốt cho người dùng hơn.

Tạo liên kết giữa bài viết mới với bài viết cũ

Mỗi khi trang web xuất bản nội dung mới, hãy cố gắng liên kết bài viết với nội dung cũ có liên quan và hữu ích.

Ngoài ra, bạn nên tạo các liên kết cập nhật giữa các nội dung và tăng độ tin cậy của các trang cũ. Đặc biệt, trước khi tạo liên kết, bạn nên tối ưu nội dung cũ và tạo nội dung mới cho phù hợp.

Tạo Navigation BreadCrumbs cho cấu trúc web

Breadcrumbs nên áp dụng cho các trang web thương mại điện tử. Vì liên kết này sẽ giúp bạn điều hướng khách hàng dễ dàng.

Đặc biệt khi các sản phẩm được nhóm thành các danh mục hợp lý sẽ giúp trang web thu hút nhiều khách truy cập. Ngoài ra, Google còn sử dụng các liên kết để sắp xếp thông tin trong kết quả tìm kiếm.

Tạo Navigation BreadCrumbs cho cấu trúc web

Tạo Navigation BreadCrumbs cho cấu trúc web

Loại bỏ các liên kết không cần thiết

Nếu có quá nhiều liên kết không liên quan đến nội dung, cấu trúc của trang web sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Bạn nên thử xem lại và loại bỏ các liên kết không phù hợp. Điều này giúp website phân loại và đánh giá nội dung tốt hơn.

Để giảm bớt các liên kết không cần thiết, bạn cần tuân thủ nguyên tắc nhất định. Đầu tiên, bạn nên xem xét mức độ liên quan của chủ đề dựa trên ý định của người dùng. Sau đó mới cân nhắc đến lượt Click depth.

Sử dụng cấu trúc URL phân cấp

Sử dụng cấu trúc URL phân cấp giúp cho website thể hiện rõ các cấu trúc về mặt nội dung. Khi một website có giao diện dễ nhìn sẽ thu hút nhiều đối tượng người dùng hơn.

Cụ thể, một trang web có cấu trúc URL phân cấp sẽ điều hướng người dùng đến điều họ đang tìm kiếm một cách nhanh chóng. Từ đó, lượt tương tác và tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng theo.

Anchor text là một phần trong cấu trúc web chuẩn SEO

Anchor Text đóng vai trò quan trọng vì kỹ thuật điều hướng này được sử dụng xuyên suốt trong cấu trúc trang web. Google cũng dựa vào điều này để chỉ định mức độ liên quan đến nội dung được liên kết, khuyến khích người dùng nhấp vào.

Do đó, Anchor Text là một phần nhỏ nhưng rất quan trọng trong cấu trúc chuẩn SEO của một website.

Anchor text

Anchor text

Đọc thêm: Cách mua tên miền để thiết lập website phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Lời kết

Trên đây là tất cả các thông tin hữu ích và cụ thể nhất về cấu trúc trang web và các yếu tố để website có cấu trúc đạt chuẩn SEO. Để tìm hiểu thêm các thông tin về SEO, Digital Marketing,… hãy truy cập vào website của On Digitals. Hoặc liên hệ chúng tôi nếu bạn đang cần tư vấn giải pháp Marketing cho doanh nghiệp của mình.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận