Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

Domain là gì? Những điều cần biết để chọn tên miền cho website

Uncategorized vi

23/03/2023

48

Domain hay tên miền là gì?

Ở mỗi website, domain có thể được tìm thấy tại thanh URL của trình duyệt Internet. Ví dụ ngay tại trang của On Digitals, bạn sẽ thấy thanh URL hiển thị domain “ondigitals.com”. Vậy domain là gì?

domain là gì

Người dùng cần tên miền để truy cập vào trang web dễ dàng hơn

Domain (tên miền) là địa chỉ của trang web hoạt động trên Internet. Thay vì phải ghi nhớ và nhập dãy Internet Protocol (IP) dài của máy chủ, người dùng chỉ cần nhập domain để truy cập vào một trang web bất kỳ. Vì vậy, nếu trang web là một ngôi nhà, domain giống như địa chỉ để dễ dàng tìm kiếm mà không cần phải nhớ tọa độ phức tạp.

Tên miền có bao nhiêu cấp?

Domain thường sẽ cấu thành bởi cấp chính và cấp phụ. Trong đó, mỗi tên miền có thể có 1 hoặc 2 cấp chính. Phân tích domain “ondigitals.com” của On Digitals làm ví dụ.

  • Tên miền cấp 1 (Top-level domain): com
  • Tên miền cấp 2 (Second-level domain): ondigitals

domains là gì

Các cấp domain là một phần quan trọng của URL

Các loại của tên miền

Domain phân chia thành nhiều loại khác nhau theo cấp bậc và không có giới hạn. Trong đó, tên miền cao cấp TLD là quan trọng và phức tạp nhất. Vậy cụ thể khái niệm từng loại domain nghĩa là gì?

TLD – Tên miền cao cấp nhất

Tên miền cao cấp nhất TLD (Top-level domain) đôi khi gọi là domain cấp 1, là phần mở rộng sau dấu chấm cuối domain thuộc cấp cao nhất trong hệ thống Internet. Ví dụ, trong tên miền “ongiditals.com” thì “com” chính là TLD.

top level domain

.com là một trong những top-level domain phổ biến nhất trên thế giới

Hiện có nhiều TLD để lựa chọn như .com, .org, .vn, .net, .info, .io, .bizz, .edu,… Trong đó, .com là lựa chọn phổ biến nhất của gần 50% tổng số trang web trên toàn cầu. Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority – IANA) là nơi trực tiếp quản lý mọi loại TLD domain để tham khảo và lựa chọn như sau.

ccTLD

ccTLD là tên miền quốc gia cao cấp nhất, viết tắt của Country code top-level domain. Loại TLD này dùng để xác định một đất nước cụ thể theo mã Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Đây là loại domain giúp người dùng nhận biết đúng địa chỉ của quốc gia, thường được các công ty có từng trang web cho từng thị trường ưa chuộng. Ví dụ thực tế, ở Việt Nam, ccTLD là .vn, Hàn Quốc là .kr, Vương quốc Anh là .uk,…

gTLDs

gTLDs (Generic top-level domain) là tên miền cao cấp nhất được dùng chung trên toàn thế giới mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Những tên miền này sẽ có mục đích cụ thể và có những điều kiện nhất định mới được đăng ký.

Các gTLDs phổ biến nhất có thể kể đến .gov cho nhà nước, .mil cho quân đội, .org cho các tổ chức phi lợi nhuận, .edu cho giáo dục,… Có một số tên miền như .net trước dành cho nhà cung cấp ISP, .com cho trang web thương mại,… giờ được dùng cho mọi mục đích.

sTLD

sTLD – Sponsored top-level domain – là một loại gTLDs được tài trợ. Ngoài các ví dụ ở trên như .gov cho chính phủ, .mil cho quân đội hay .edu cho tổ chức giáo dục, còn có một số sTLD phổ biến khác như .post cho bưu chính viễn thông, .asia cho công ty tại thị trường châu Á, .museum cho bảo tàng,…

uTLD

Khác với sTLD, uTLD là những tên miền cao cấp không được tài trợ. Một số uTLD phổ biến có thể kể đến .pro, .info hay .biz.

TLD phổ biến

Một số sTLD và uTLD được dùng nhiều hiện nay

iTLD

Infrastructure top-level domain – iTLD là tên miền cao cấp hạ tầng .arpa đại diện cho ARPA. Đây là domain chuyên dụng dành riêng để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng của ICANN.

Tên miền cấp 2

Dưới tên miền cao cấp nhất TLD là tên miền cấp 2 – SLD (Second-level domain). Chúng thường đứng ngay bên trái TLD. Ví dụ trong “ondigitals.com” có .com là TLD thì ondigitals là tên miền cấp 2 SLD.

Tên miền cấp 3

Tương tự, tên miền nằm ngay bên trái của SLD cấp 2 là cấp 3. Số lượng các cấp không giới hạn, có thể có cả cấp 4, 5, 6,… Ví dụ trong “support.google.com” thì support là tên miền cấp 3.

Mục đích của tên miền

Nội dung của trang web được đặt ở một máy chủ lưu trữ. Địa chỉ dẫn tới máy chủ này sẽ được số hóa thành một dãy IP dài. Tên miền làm nhiệm vụ thay thế cho dãy số đó, trở thành một địa chỉ dễ nhớ hơn cho người dùng. Như vậy, khi muốn truy cập vào trang web, người dùng chỉ cần nhập tên miền thay vì dãy số IP.

mục đích domain

Tên miền giúp người dùng ghi nhớ và tiếp cận trang web dễ dàng

Bên cạnh vai trò là địa chỉ dẫn tới trang web, domain được đặt theo các từ khóa hợp lý có thể góp phần tăng độ nhận diện và độc quyền cho thương hiệu. Ví dụ, một doanh nghiệp đang kinh doanh độc quyền sản phẩm A. Doanh nghiệp này có thể đăng ký các domain liên quan trực tiếp tới A. Từ đó, khi khách hàng cần tìm kiếm về A, họ sẽ nghĩ ngay tới trang web của doanh nghiệp.

Cách thức hoạt động của tên miền

Để đến máy chủ (server host) trang web, tên miền là đường ngắn và tiện lợi nhất. Nếu không có domain, người dùng phải nhập dãy số IP dài của máy chủ vào thanh URL. Khi xây trang web, bạn đặt địa chỉ tên miền trỏ về máy chủ. Nhờ vậy, người dùng chỉ cần đơn giản nhập tên miền là sẽ dễ dàng truy cập vào trang web của bạn.

nguyên lý domain

Người dùng nhập domain ở thanh URL để trỏ về máy chủ và truy cập website

DNS (Domain Name Server) là gì?

DNS viết tắt từ Domain Name System, là hệ thống phân giải tên miền. Hệ thống này sẽ dịch những tên miền thành các dãy số IP để máy tính có thể hiểu được. DNS được xem như một cuốn danh bạ Internet. Trong đó, domain là tên người và IP là số điện thoại tương ứng. Bạn chỉ cần nhớ tên miền là đã có thể tìm được số điện thoại và kết nối với trang web.

Ví dụ, nếu nhập tên miền “google.com” vào thanh URL, DNS sẽ phân giải domain thành IP máy chủ Google là “74.125.236.37” là đưa bạn đến trang chủ của Google.

domain name server

DNS kết nối giữa người dùng và máy tính thông qua phân giải domain

7 tiêu chí lựa chọn tên miền tốt nhất cho website

Là “địa chỉ” để khách hàng ghi nhớ và tìm đến trang web, domain phải được chọn lựa kỹ lưỡng. Dưới đây là top 07 tiêu chí cần cân nhắc khi chọn tên miền.

Tên miền dễ phát âm, đánh vần

Dễ phát âm là điều kiện tiên quyết để người dùng ghi nhớ domain dễ dàng hơn. Hãy chọn những tên miền dễ đọc và chỉ đọc được theo một cách. Một domain hiệu quả sẽ là khi một người đọc cho người khác và người đó nhập vào trình duyệt hoàn toàn chuẩn xác.

Tên miền ngắn gọn và dễ nhớ

Dù chọn domain là gì, bạn cũng cần lưu ý chỉ nên gói gọn dưới 10 ký tự thật súc tích. Ngoài ra, đừng sử dụng các từ hiếm hoặc những con số không cần thiết. Một domain ngắn gọn và đúng trọng tâm sẽ in sâu vào trí nhớ khách hàng.

Tên miền thể hiện được lĩnh vực hoặc dịch vụ

Tên miền phải gắn liền với thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp cho người dùng. Có như vậy, khi khách hàng nghĩ tới thương hiệu, họ có thể dễ dàng gõ lại được tên miền và truy cập vào trang web của bạn.

cách chọn domain

Hãy chọn domain ngắn gọn, dễ nhớ và liên quan tới thương hiệu

Tên miền hỗ trợ phát triển thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp đã thâu tóm domain để phát triển thương hiệu gắn với những từ khóa độc quyền. Chỉ cần đăng ký các đuôi tên miền TLD, người khác sẽ không thể sử dụng domain chính của bạn với các đuôi khác, tránh gây hiểu lầm với khách hàng và ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu.

Domain có chứa từ khóa

Kỹ thuật đặt domain chứa từ khóa được ứng dụng nhiều để tăng điểm SEO cho trang web. Người đọc sẽ ngay lập tức phân biệt được lĩnh vực mà trang web đang hoạt động. Cụ thể, nếu thấy domain “ondigitals.com”, ngay lập tức bạn sẽ hiểu trang web của chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực digital.

Domain mang tính tích cực

Với thông điệp tích cực trên tên miền, người dùng sẽ có thiện cảm với trang web. Từ đó, tiếp thu và ghi nhớ thông tin trang web truyền tải một cách hiệu quả hơn.

Domain kết nối với người dùng

Có những domain được thiết kế để tạo ra cơ hội kết nối doanh nghiệp với người dùng. Cách phổ biến nhất là thêm những từ mang tính cá nhân khách hàng như tôi, bạn, my, your,… Từ đó, khách hàng cảm thấy trang web này sẽ mang đến những thông tin, sản phẩm họ cần.

domain kết nối người dùng

Domain có sự kết nối sẽ lôi kéo và giữ chân người dùng tới trang web

Hướng dẫn cách đăng ký tên miền

Tự đăng ký domain để sở hữu một trang web không hề khó. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải nắm rõ các thông tin, hoạt động cũng như thời hạn trên miền. Thông thường, bạn có thể mua qua các công ty đăng ký tên miền trong và ngoài nước. Những công ty này đã được tổ chức quản lý hệ thống domain Internet Corporation for Assigned Names and Numbers cấp phép. Dưới đây là 4 bước đăng ký tên miền đơn giản.

  • Bước 1: Truy cập vào trang đăng ký của công ty bạn chọn.
  • Bước 2: Nhập tên miền mong muốn và chọn đuôi tên miền (TLD).
  • Bước 3: Kiểm tra độ hợp lệ và chọn tên miền cuối cùng.
  • Bước 4: Nhập thông tin chủ sở hữu tên miền, xác nhận và thanh toán.

đăng ký domain

Quy trình đăng ký domain không hề phức tạp

Chuyển tên miền và trỏ tên miền có gì khác nhau?

Chuyển tên miền sẽ chuyển hoàn toàn quyền quản lý domain từ đơn vị cung cấp này qua đơn vị khác. Trong khi đó, trỏ tên miền là thao tác truy cập vào khu vực quản lý của đơn vị hiện tại để cập nhật bản ghi, sử dụng dịch vụ hosting của đơn vị khác.

chuyển tên miền

Quá trình chuyển và trỏ tên miền hoàn toàn khác nhau

Như vậy, nếu bạn đã có domain, nhưng mới mua hosting ở nơi khác thì sẽ phải trỏ tên miền đến hosting đó. Bạn chỉ cần thực hiện chuyển tên miền nếu muốn cùng một nơi quản lý cả hosting lẫn tên miền.

Phân biệt giữa Hosting và Domain

Hosting và domain là gì và khác biệt ra sao? Trước hết, về căn bản, một trang web cần có cả hosting và domain để hoạt động. Domain là địa chỉ bạn cung cấp cho người dùng truy cập trang web. Hosting là không gian máy chủ lưu trữ toàn bộ nội dung trang web. Do đó, có thể coi domain là thông tin địa chỉ cần thiết để người dùng tìm đến được với trang web đang đặt ở hosting.

Ví dụ một cách dễ hiểu, nếu ví website là ngôi nhà bạn đang xây dựng, thì tên miền là địa chỉ chính xác của căn nhà, còn hosting là mảnh đất để xây dựng ngôi nhà ấy.

domain và hosting

Domain và hosting có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau

Điểm khác biệt giữa Subdomain và Addon domain

Subdomain và Addon domain có cách thức hoạt động và công dụng hoàn toàn khác nhau.

Subdomain

Tên miền phụ Subdomain là phần mở rộng được tách ra và thường nằm trước domain chính. Các subdomain hoạt động như một trang web bình thường. Chúng xây dựng nội dung phục vụ chức năng hoặc lĩnh vực khác trên cùng domain gốc.

subdomain

Subdomain xây dựng trực tiếp trên domain chính

Tận dụng subdomain giúp tiết kiệm khoản chi phí đăng ký và thiết kế giao diện domain mới. Ngoài ra, subdomain sẽ giúp tách blog, chủ đề mới, các chức năng phụ,… ra khỏi trang web chính, mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.

Subdomain rất hữu ích với những trang web kinh doanh đa mặt hàng, blog có nhiều chủ đề hoặc hướng tới nhiều đối tượng người dùng riêng biệt. Ví dụ trong domain support.google.com thì support là subdomain. Trang web này chuyên dùng để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dùng Google.

Addon domain

Addon domain là một tên miền mới nằm chung hosting nhưng khác thư mục lưu trữ với tên miền chính. Loại domain này có chức năng không khác gì các domain chính. Chúng hoạt động độc lập giúp doanh nghiệp có thể vận hành nhiều tên miền trên cùng một hosting.

Khi sử dụng Addon Domain, hệ thống sẽ tạo tệp tin mới cho tên miền mới và gửi cho bạn 3 URL. Lúc này, bạn có thể hoạt động trên tệp này mà không lo ảnh hưởng tới domain chính. Nhờ vậy, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí mua hosting.

Các câu hỏi thường gặp về Domain

Bên cạnh băn khoăn domain là gì và những thông tin xoay quanh domain, vẫn còn một số thắc mắc trong việc đăng ký và quản lý domain. On Digitals sẽ cùng bạn giải đáp ngay sau đây.

Vì sao doanh nghiệp nên đăng ký tên miền?

Các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức muốn phát triển thương hiệu đều cần đầu tư cho tên miền. Vậy lợi ích cụ thể khi đăng ký domain là gì? Trước hết, mục đích xây dựng tên miền là để người dùng có địa chỉ truy cập trang web doanh nghiệp. Muốn khách hàng tìm đến, doanh nghiệp phải cung cấp cho họ một tên địa chỉ cụ thể đại diện cho thương hiệu.

Bên cạnh đó, đăng ký domain cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được bản quyền tên mà không có đối thủ nào có thể xây dựng trang web với domain này trong tương lai. Ngoài ra, domain cũng có thể được đính kèm sau đuôi email doanh nghiệp để tạo độ chuyên nghiệp và đẩy mạnh email marketing.

domain doanh nghiệp

Domain tốt mang khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp

Chuyển tên miền là gì?

Khi đổi từ nhà cung cấp hosting này sang một đơn vị khác, bạn có thể cân nhắc thực hiện chuyển quyền quản lý tên miền qua đơn vị mới để tiện quản lý hơn. Nhà cung cấp mới có thể thu phí cho quá trình chuyển tên miền này và thường sẽ tự động gia hạn tên miền thêm một năm sau khi chuyển.

Tên miền hết hạn bao lâu thì có thể mua lại?

Tên miền thường có thể mua lại được sau khi hết hạn 75 ngày. Thời gian cụ thể sẽ được xác định tùy vào TLD và nhà quản lý tên miền. Bạn nên liên hệ được tiếp với nhà đăng ký để có thông tin chính xác nhất.

Xem thêm: Crawl là gì? Các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu về website như thế nào?

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp giúp độc giả domain là gì và nên đặt domain như thế nào. Tên miền là yếu tố vô cùng quan trọng trong xây dựng trang web. Việc tìm được một tên miền độc đáo, dễ nhớ và hiệu quả không hề đơn giản. Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng để có thêm nhiều ý tưởng, từ đó chọn lựa được domain phù hợp nhất.

Tuy nhiên, đặt domain name là gì không phải băn khoăn duy nhất khi phát triển trang web. Hãy theo dõi On Digitals để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh xây dựng trang web nói riêng và Marketing nói chung. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ SEO chất lượng dành cho website doanh nghiệp.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận