Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

Google Panda là gì? Phương thức vận hành của Google Panda

Dịch vụ SEO

15/06/2023

15

Google Panda, một thuật toán khổng lồ của Google, đã và đang định hình lại cách chúng ta tìm kiếm thông tin trên mạng. Nếu bạn là người làm SEO hoặc sở hữu một website, hiểu rõ về Google Panda là điều vô cùng quan trọng. Vậy Google Panda là gì và tại sao nó lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy?

Google Panda là gì?

Google Panda là thuật toán của Google nhằm đánh giá nội dung của website. Từ đó xếp hạng cao các trang web chất lượng. Đồng nghĩa với việc giảm thứ hạng của các website có chất lượng thấp trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Những lưu ý của Google Panda

Thuật toán Panda đã giải quyết một số hiện tượng có có vấn đề xuất hiện trên bảng kết quả công cụ tìm kiếm. Bao gồm các lỗi sau đây:

  • Nội dung kém, ít thông tin (Thin content): Trang hiển thị ít thông tin và dữ liệu có tính liên quan hay quan trọng, chẳng hạn như một tập hợp các trang viết về thông tin sức khỏe nhưng chỉ viết một vài câu trên mỗi trang.
  • Nội dung trùng lặp (Duplicate content): Việc sao chép nội dung đã xuất hiện ở rất nhiều website trên internet.. Việc trùng lặp cũng có thể xảy ra khi nhiều trang trên một website có nội dung giống nhau hoặc chỉ khác biệt một phần nhỏ.. Ví dụ: Với công ty dọn dẹp vệ sinh nhà cửa tạo 5 trang khác nhau, nhưng nội dung gần như là giống nhau chỉ thay đổi đối với tên quận (Dịch vụ dọn dẹp vệ sinh tại quận 1, Dịch vụ dọn dẹp vệ sinh tại quận 2).

Nội dung trùng lặp ảnh hưởng chất lượng website

  • Chất lượng nội dung thấp (Low-quality content): Nội dung trên trang web quá ít hoặc không chuyên sâu. Điều này dẫn đến không hoặc ít cung cấp các giá trị cho người dùng.
  • Trang thiếu thẩm quyền/độ tin cậy: Nội dung được đăng tải bởi các nguồn không xác thực hoặc không thể xác minh. Một đại diện của Google chỉ ra nếu các trang web muốn tránh bị Panda phạt, hãy hoạt động để có thể được công nhận như cơ quan có thẩm quyền trong chính chủ đề và entity của họ, việc gì giúp người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi cung cấp thông cá nhân của họ.
  • Content farming: Là việc tạo ra một lượng lớn các trang web có chất lượng thấp. Ví dụ một website có các bài viết được tạo ra có nội dung ngắn với đa dạng các truy vấn trên công cụ tìm kiếm. Việc này dẫn đến tạo ra một lượng lớn nội dung thiếu uy tín và không mang lại giá trị cho độc giả. Mục đích của việc này chỉ là để đạt được thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cho mọi thuật ngữ có thể.
  • Tỷ lệ quảng cáo trên nội dung cao: Giao diện trang chính xuất hiện nhiều quảng cáo hơn nội dung chính cần truyền tải
  • Nội dung không đúng phù hợp với truy vấn tìm kiếm – Các trang “hứa hẹn” truyền tải kết quả phù hợp nếu người dùng trỏ kết quả tìm kiếm, nhưng lại thất bại trong việc đó. Ví dụ: trang web với tiêu đề “Mã giảm giá cho combo gà nước” nhưng khi trỏ vào trang lại không thể hiện mã giảm giá, tạo trải nghiệm tệ cho người dùng.
  • Nội dung do người dùng tạo chất lượng thấp (UGC) – Một ví dụ về loại Nội dung này là blog được đăng tải theo dạng các bài đăng ngắn trên blog cá nhân, với đầy lỗi chính tả, ngữ pháp và thiếu thông tin tin cậy.
  • Các website bị người dùng chặn – Các trang web mà người dùng chặn trực tiếp trong kết quả của công cụ tìm kiếm hoặc bằng cách sử dụng tiện ích mở rộng của trình duyệt Chrome để làm như vậy, cho thấy chất lượng thấp.

Làm thế nào để nhận biết được website đang bị Google Panda phạt?

Dấu hiệu tiềm năng cho thấy website đang bị Google Panda phạt đó là sự giảm đột ngột Organic traffic của trang web. Mặc dù việc giảm lưu lượng truy cập của website thời gian đầu sẽ không ảnh hưởng đến trang web nhiều, thế nhưng chỉ cần kéo dài suốt 1 hoặc 2 tháng, hay chỉ vài tuần thì việc giảm traffic này sẽ ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến website.

Nếu lỗi trùng lặp nội dung không xuất hiện nhiều thì Google Panda sẽ không đánh giá liền nhưng chỉ cần tình trạng lặp lại đạt ngưỡng 20%-30% thì Panda sẽ giảm traffic.

Traffic giảm là dấu hiệu của Google Panda đánh giá website

Làm thế nào để hồi phục khi bị Google Panda phạt?

Trong ngành công nghiệp SEO, Google Panda đã và đang là một thuật toán khó có thể khắc phục khi bị phạt. Tuy nhiên, thuật toán đánh giá dựa trên chất lượng website/ nội dung. Để khắc phục chất lượng website sau khi thuật toán đánh giá, cần thực hiện các bước sau:

  • Từ bỏ việc content farming.
  • Trùng tu nội dung trang web ở các khía cạnh chất lượng, tính hữu ích, mức độ liên quan, độ tin cậy và thẩm quyền.
  • Rà soát các nội dung quảng cáo hoặc liên kết affiliate để trang không bị phạt bởi 2 yếu tố kể trên.
  • Đảm bảo nội dung đưa lên trang phù hợp với truy vấn của người dùng.
  • Loại bỏ các nội dung bị trùng lặp.
  • Kiểm tra và chỉnh sửa cẩn thận nội dung do người dùng tạo và đảm bảo rằng nội dung đó là nguyên gốc, không có lỗi và hữu ích cho người đọc, nếu có.

Đọc thêm: Google index sẽ giúp trang web của bạn được hiển thị trên trang kết quả.

Lời kết

Google Panda là một thuật toán quan trọng mà người làm SEO không thể bỏ qua. Bằng việc hiểu rõ về cách hoạt động của Panda và áp dụng những nguyên tắc mà thuật toán này đề ra, bạn có thể nâng cao chất lượng website của mình và đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Tìm kiếm thông tin về thuật ngữ SEO tại On Digitals. Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO cho website doanh nghiệp, hãy liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận