Chi tiết bài viết
Vai trò của marketing hiện đại đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Vai trò của marketing hiện đại đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Thị trường bán lẻ Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây, đã đóng góp xấp xỉ 8% vào GDP và được chuyên gia đánh giá là một trong những thị trường sôi động nhất trên thế giới.
Sự hòa nhập với các xu hướng Công nghệ kỹ thuật số trong thương mại bán lẻ về hành vi mua sắm của người tiêu dùng đang đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải chuyển mình để thích nghi trong thời đại mới.
Những thách thức trên sẽ trở thành cơ hội dành cho những ai biết nắm bắt.
Theo một kết quả nghiên cứu, có đến 80% người tiêu dùng có khả năng cao sẽ mua hàng nếu họ được trải nghiệm cá nhân hóa.
Những rào cản của doanh nghiệp bán lẻ truyền thống trong thời đại công nghệ 4.0
Rào cản về công nghệ
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng thương mại điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra và phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam. Với sự ra đời của nhiều dòng điện thoại thông minh, được phân hóa nhiều cấp, phù hợp với hầu hết người dân nên lượng người sử dụng điện thoại cũng tăng cao.
Chính vì vậy, nếu không có sự thay đổi để thích nghi, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống sẽ không thể giữ vững được vị thế trên thị trường của mình.
Chỉ cần nhìn vào thời gian mà người tiêu dùng dành ra mỗi ngày để sử dụng mạng Internet và các thiết bị công nghệ hiện nay, nếu chỉ dựa vào hệ thống cửa hàng bán lẻ vật lý như trước đây, các doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng lớn là các khách hàng mua sắm trực tuyến.
Rào cản về kênh bán hàng
Những doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam truyền thống thường chỉ kinh doanh trên một kênh bán hàng duy nhất. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu đi sự tương tác kịp thời cùng với sự chủ động trong việc nắm bắt ý kiến phản hồi hoặc nhu cầu của khách hàng. Do đó sẽ vô tình tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh khác.
Chỉ cần nhìn vào thời gian mà người tiêu dùng dành ra mỗi ngày để sử dụng mạng Internet và các thiết bị công nghệ hiện nay, nếu chỉ dựa vào hệ thống cửa hàng bán lẻ vật lý như trước đây, các doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng lớn là các khách hàng mua sắm trực tuyến.
Theo ClickZ, việc lập ra một chiến lược hợp lý trên tất cả các kênh bán hàng là rất cần thiết bởi tiếp thị đa kênh luôn đem lại lợi nhuận tốt hơn.
Các chiến dịch như vậy sẽ có tỷ lệ tương tác trung bình là 18,96%, so với việc nỗ lực trên một kênh duy nhất chỉ chiếm tỷ lệ 5,4%. Ngoài ra, tiếp thị đa kênh cho thấy tỷ lệ giữ chân khách hàng cao hơn đến 90%.
Rào cản về không gian và thời gian
Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống còn gặp phải trở ngại vì bị giới hạn bởi thời gian và địa lý. Và điều này sẽ dẫn đến việc không tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng ở những khu vực khác.
Đây là một bất lợi lớn cho doanh nghiệp bán lẻ khi xét về nhiều khía cạnh. Độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không tăng mạnh so với các đối thủ cạnh tranh, độ phủ sóng các mặt hàng sản phẩm không tới được những địa điểm có nhu cầu. Trong thời gian dài sẽ gây tổn thất một nguồn doanh thu rất lớn đối với doanh nghiệp.
Từ những rào cản trên, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng thời cơ vừa có sự chuẩn bị linh hoạt cho các đối sách biến những thách thức của Công nghệ số thành cơ hội, điểm mạnh cho doanh nghiệp của mình, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Ý nghĩa và vai trò của marketing hiện đại trong việc nâng cao vị thế cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Ý nghĩa của marketing kỹ thuật số hiện đại
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia sử dụng công nghệ kỹ thuật số phổ biến nhất trên thế giới. Để tận dụng được ưu thế này, trước hết các doanh nghiệp cần tư duy rõ nét về ý nghĩa của công nghệ này.
Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống còn gặp phải trở ngại vì bị giới hạn bởi thời gian và địa lý. Và điều này sẽ dẫn đến việc không tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng ở những khu vực khác.
Đây là một bất lợi lớn cho doanh nghiệp bán lẻ khi xét về nhiều khía cạnh. Độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không tăng mạnh so với các đối thủ cạnh tranh, độ phủ sóng các mặt hàng sản phẩm không tới được những địa điểm có nhu cầu. Trong thời gian dài sẽ gây tổn thất một nguồn doanh thu rất lớn đối với doanh nghiệp.
Từ những rào cản trên, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng thời cơ vừa có sự chuẩn bị linh hoạt cho các đối sách biến những thách thức của Công nghệ số thành cơ hội, điểm mạnh cho doanh nghiệp của mình, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Vai trò của marketing hiện đại
Marketing hiện đại cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới của sự tương tác đa chiều. Trái ngược với phương pháp marketing truyền thống một chiều – chỉ có thương hiệu truyền đạt thông tin đến với người tiêu dùng, truyền thông kỹ thuật số sẽ giúp doanh nghiệp tương tác được nhiều hơn với khách hàng.
Thêm vào đó, các thông điệp giờ đây đều có thể được cá nhân hóa với marketing hiện đại, những thông điệp khác nhau sẽ được truyền tải cho những đối tượng phù hợp khác nhau.
Kỹ thuật số (digital) chủ yếu liên quan đến dữ liệu và marketing hiện đại chú trọng hướng đến sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Điều này sẽ đồng nghĩa rằng các công ty và doanh nghiệp bán lẻ nên đầu tư vào khả năng đo lường dữ liệu. Vì marketing hiện đại lấy việc phân tích dữ liệu làm mấu chốt của mọi chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Và để có thể cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp đều cần trang bị cho mình chiến lược marketing hợp lý.
Theo báo cáo thống kê của The Drum đã cho biết phần lớn sự tăng trưởng quảng cáo trên toàn cầu đến từ sự tăng trưởng của marketing hiện đại. Và đa phần tập trung ở hai mảng chính, kết quả tìm kiếm trả phí và hình thức quảng cáo trên mạng xã hội, ước tính trị giá lần lượt là 109 tỷ USD và 76 tỷ USD.
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo trên mạng xã hội được dự đoán sẽ là đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng ngân sách cả ngành quảng cáo trong năm 2020.
Bán hàng đa kênh, giải pháp giúp doanh nghiệp bán lẻ tận dụng tối ưu lợi ích của marketing hiện đại
Theo một báo cáo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, có đến 45% người dân Việt Nam sử dụng Internet. Chính vì thế, thói quen mua sắm cũng đang dần thay đổi và đã xuất hiện một nhóm khách hàng mới – khách hàng mua sắm đa kênh (Omni shopper).
Theo báo cáo thống kê của The Drum đã cho biết phần lớn sự tăng trưởng quảng cáo trên toàn cầu đến từ sự tăng trưởng của marketing hiện đại. Và đa phần tập trung ở hai mảng chính, kết quả tìm kiếm trả phí và hình thức quảng cáo trên mạng xã hội, ước tính trị giá lần lượt là 109 tỷ USD và 76 tỷ USD.
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo trên mạng xã hội được dự đoán sẽ là đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng ngân sách cả ngành quảng cáo trong năm 2020.
Theo Statista, Google sẽ đóng vai trò là một chỉ số vô cùng quan trọng thể hiện sự ảnh hưởng của marketing hiện đại. Nhiều công ty Internet hàng đầu cũng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng trưởng của marketing hiện đại. Số liệu ước tính Facebook sẽ chiếm khoảng 13% thị trường và Amazon sẽ chiếm khoảng 2,5%.
Statistical Infographic
Omni Channel là mô hình tiếp thị bán hàng đa kênh với mục tiêu cải thiện trải nghiệm và xây dựng mối liên kết giữa thương hiệu với khách hàng tại các touchpoint.
Mô hình này được áp dụng rộng rãi trong hoạt động marketing, bán hàng theo phương thức tạo nên những trải nghiệm nhất quán, tích hợp. Cho dù khách hàng đang ở đâu, sử dụng nền tảng online hay offline Omni Channel đều có thể tiếp cận.
So với các kênh truyền thống thường hoạt động song song, Omni Channel được thiết kế phối hợp với nhau sao cho trải nghiệm của khách hàng trên tổng thể đều được liền mạch, mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng các kênh đơn lẻ.
Theo nghiên cứu hành vi (Omni Channel), gần 6 trên 10 người sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng ngay sau khi tìm hiểu thông tin sản phẩm trên Internet.
Mô hình tiếp thị bán hàng đa kênh (Omni channel) được kết nối chặt chẽ với nhau trên cùng một hệ thống sẽ giúp mang lại trải nghiệm nhất quán cho người tiêu dùng. Từ đó, mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô tiếp cận với khách hàng và được khách hàng biết đến nhiều hơn.
Những hoạt động điển hình trong mô hình bán hàng đa kênh phải kể đến như:
- Trả lời và phản hồi khách hàng qua đường dây nóng miễn phí
- Xây dựng chiến lược content phù hợp
- Tư vấn khách hàng trên website
- Tư vấn, tương tác khách hàng thông qua các trang mạng xã hội
- Tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động
- Sử dụng Email chăm sóc khách hàng
Một số thương hiệu tại Việt Nam đã đón đầu xu thế này và đã gặt hái được một số thành công nhất định, trong đó có cả những doanh nghiệp lớn. Mô hình này đã đem lại lợi ích to lớn trong việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Xem thêm: Marketing bán hàng và chăm sóc khách hàng vẫn là hai yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải liên tục cải thiện.
Kết luận
Doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do có đặc tính quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và trung bình chi tiêu hộ gia đình tăng hàng năm. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong 30 nhóm quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Tuy nhiên, sẽ là bài toán khó để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài khi các doanh nghiệp không có chiến lược marketing vững vàng trong thời đại công nghệ số.
Vì vậy, cập nhật kiến thức và chuẩn bị chiến lược marketing hiện đại dành riêng cho doanh nghiệp của mình là điều cần thiết ngay lúc này. Hãy liên hệ với On Digitals ngay hôm nay để được tư vấn chiến lược marketing hiện đại phù hợp nhất.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm