Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

Meta Tag là gì? Các loại thẻ Meta phổ biến trong SEO

Uncategorized vi

05/02/2023

11

Thẻ Meta là gì?

Meta là viết tắt của Metadata – siêu dữ liệu, dùng để chỉ các loại dữ liệu mà các thẻ này cung cấp. Hiểu một cách đơn giản, thẻ Meta là đoạn văn bản ngắn hiển thị trong kết quả tìm kiếm, ngay dưới phần mã nguồn trang. 

Meta Tags có vai trò cơ bản là mô tả, tóm tắt nội dung website, giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu được trang web đó nói về chủ đề gì. Bên cạnh đó, Meta tag cũng hỗ trợ người dùng biết những ý chính trước khi click vào một trang web.

meta tags là gì

Khái niệm về Meta tag

Sự khác biệt duy nhất giữa các thẻ có thể nhìn thấy được và các thẻ không thể nhìn thấy chính là về vị trí. Các thẻ Meta chỉ tồn tại trong HTML, thường ở phần đầu của trang. Do đó, nó chỉ hiển thị trên các công cụ tìm kiếm hay ở những vị trí mà chuyên gia SEO có thể tìm thấy được. 

Thẻ Meta có giúp ích cho hoạt động SEO hay không?

Câu trả lời là có, nhưng không phải mọi loại thẻ meta và mọi lúc. Bên cạnh đó, không phải website nào cũng chứa toàn bộ các thẻ Meta. 

Để tìm hiểu xem một trang web có đang sử dụng meta tags hay không, hãy nhấp chuột phải vào vị trí bất kỳ trên trang và chọn “Xem Nguồn trang”. Khi đó, một tab mới sẽ được bật ra và hiển thị đầy đủ các dãy mã code. Phần ở trên cùng chính là nơi hiển thị các thẻ Meta. 

seo meta

Meta tag hữu ích đối với hoạt động SEO

Tìm hiểu về các loại thẻ Meta

Hiện nay, có 4 loại thẻ meta cơ bản. Trong đó, có loại được sử dụng nhiều, có loại không còn hữu ích trong việc SEO. Cụ thể:

  • Meta Keywords: Loại thẻ dùng để khai báo với Google các từ khóa liên quan đến trang web.
  • Title Tag: Văn bản bạn sẽ thấy trong SERP và ở đầu trình duyệt của bạn. Nó giúp tiêu đề website hiển thị đầy đủ khi được tìm kiếm.
  • Meta Description: Đoạn văn mô tả ngắn gọn nội dung trang, xuất hiện bên dưới URL trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Meta Robots: Đoạn mã cung cấp cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm về cách thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục nội dung trang web.

Meta Keywords

Thời gian trước đây, người làm Marketing thường cố chèn các từ khóa không liên quan vào trang của mình nhằm thu hút thêm lượt truy cập từ người tìm kiếm nội dung khác. Điều này tạo nên hiện tượng “nhồi nhét từ khoá”. Vì lý do đó, Google đã quyết định giảm đi sự ảnh hưởng của meta keywords đến thứ hạng trang web. 

seo meta tags

Meta keywords ít ảnh hưởng đến thứ hạng trang web so với trước đây

Vậy nên, meta keywords hiện nay gần như không có ích gì trong việc gia tăng hiệu quả SEO cho website nữa.

Title Tag

Title Tag (thẻ tiêu đề) được xem là thẻ quan trọng nhất trong tất cả các thẻ Meta. Người dùng sẽ nhìn thấy thẻ tiêu đề trong trang kết quả tìm kiếm. Hoặc ở đầu trình duyệt đối với các trang tìm kiếm không phải trả tiền hoặc trang đích PPC. Chúng có sự tác động nhất định đến thứ hạng website. 

Do đó, Title Tag là loại thẻ meta hiệu quả, giúp người dùng biết được nội dung của trang. Nhưng vẫn tối ưu được những thông tin đó, phục vụ cho mục đích SEO.

Meta Description

Meta Description là một loại thẻ meta hữu ích. Nó công dụng hỗ trợ công cụ tìm kiếm và người dùng biết được nội dung trong website. Tuy nhiên, không phải lúc nào thẻ Description cũng hiển thị ngay trong trang kết quả tìm kiếm. Google có thể sẽ lựa chọn thay thế chúng bằng một đoạn văn bản có sẵn trong trang. 

thẻ meta

Meta Description tóm tắt nội dung đề cập trong trang

Google cũng đã có tuyên bố rằng các từ khóa trong Meta Description sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng trang web. Tuy nhiên, việc sở hữu thẻ Description hấp dẫn, chứa từ khóa tìm kiếm sẽ tạo ấn tượng tốt đối với người dùng, lôi kéo họ click vào trang web của bạn. Từ đó gián tiếp gia tăng traffic, cải thiện thứ hạng website.

Meta Robots

Với Meta Robots, công cụ tìm kiếm sẽ biết nên hoặc không nên làm gì với trang web của bạn. Thẻ Robots sẽ bao gồm các lệnh:

  • Index/noindex: cho phép/không cho phép công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang.
  • Follow/nofollow: cho phép/không cho phép công cụ tìm kiếm theo dõi các liên kết có trong trang nhằm thu thập thông tin về việc tìm đến website khác. 

Lưu ý: Đối với lệnh index và follow thì bạn không cần phải thêm thẻ meta vì nó đã là mặc định.

Đọc thêm: Thẻ meta keywords là gì và được sử dụng như thế nào?

Lời kết

Việc sử dụng thẻ meta cho hoạt động SEO của website không phải là việc quá khó. Tuy nhiên, để hoạt động được tối ưu và mang lại hiệu quả tích cực, bạn nên tìm đến các chuyên gia có độ hiểu biết nhất định trong lĩnh vực này. 

On Digitals là một công ty có chuyên môn cao trong thực hiện các dự án Digital Marketing nói chung và SEO nói riêng. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, tận tình và có uy tín lâu năm, On Digitals sẽ là một sự lựa chọn phù hợp, đáp ứng nhu cầu của bạn. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được tư vấn sớm nhất và chi tiết nhất.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận