Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

logo
Yêu cầu Hồ sơ năng lực

Chi tiết bài viết

Các phương pháp nghiên cứu từ khoá và cách sử dụng công cụ Keyword Research

Dịch vụ SEO

03/04/2023

12

Khái niệm về từ khoá

Trước khi đến chi tiết về cách tìm từ khóa, hãy tìm hiểu các khái niệm sau đây.

Từ khoá là gì?

Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng nhập vào thanh tìm kiếm trên Google hoặc các Search Engine khác để tra cứu thông tin. Từ khoá có thể là một từ hoặc một cụm từ với số chữ khác nhau. Từ khoá càng dài chứng tỏ người dùng đang muốn tìm kiếm thông tin càng chi tiết.

Thế nào là nghiên cứu từ khoá?

Nghiên cứu từ khóa là công đoạn tìm, phân tích, chọn lọc các từ khóa trên các công cụ tìm kiếm. Sau khi đã có được bộ từ khóa, người làm website sẽ tiến hành tối ưu hóa nội dung phục vụ cho việc xây dựng web, thúc đẩy thứ hạng trên các SERP.

seo keyword research là gì

Nghiên cứu từ khóa là công đoạn quan trọng

Vì sao nên thực nghiên cứu từ khóa SEO?

Nghiên cứu từ khóa là bước đầu trong việc tìm kiếm và thu thập các thông tin trên thị trường. Từ đó, bạn mới có thể hiểu và triển khai kế hoạch SEO của mình đi đúng hướng. Sau đây là những lí do vì sao nên thực hiện nghiên cứu các keyword SEO.

Hiểu được insight khách hàng

Việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn nắm được khách hàng đang muốn tìm thông tin gì khi search từ khóa đó trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, bạn có thể lập ra kế hoạch tối ưu theo đúng insight của khách hàng.

Lựa chọn được keyword phù hợp

Keyword là yếu tố quan trọng trong SEO nên không thể lựa chọn mà chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Thông qua quá trình phân tích và nghiên cứu keyword, bạn sẽ đánh giá được đâu là những keyword phù hợp nhất để tối ưu SEO cho website của mình.

Định hướng nội dung cho website

Việc nghiên cứu từ khóa không chỉ phục vụ cho các kỹ thuật SEO mà còn là tiền đề để bạn xây dựng chiến lược content cho trang web của mình. Nội dung cần target đúng với từ khóa và Search Intent thì mới có thể đưa website thăng hạng trên kết quả tìm kiếm, thu về nhiều traffic và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

định hướng content

Định hướng nội dung khi đã có bộ từ khóa

Mục đích của việc nghiên cứu từ khóa

Bên cạnh những lí do kể trên, quá trình research keyword còn hướng đến một số mục đích nhất định.

Mỗi từ khóa đều ẩn chứa ý định tìm kiếm

Mục đích đầu tiên khi thực hiện nghiên cứu từ khóa SEO đó chính là tìm ra ý định tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa đó. Ví dụ, khi một người tìm kiếm từ khóa “giày Nike giá rẻ” có nghĩa là họ muốn nhìn thấy nội dung gì:

  • Họ đang muốn tham khảo giá?
  • Họ đang muốn mua giày Nike?
  • Họ đang cần tìm hiểu về thương hiệu Nike?

Câu trả lời chính xác là bạn đang cần thông tin về các sản phẩm giày Nike và chi tiết giá cũng như nơi cung cấp uy tín.

Từ ví dụ trên ta có thể thấy được mỗi keyword đều ẩn chứa một ý định người dùng. Do đó, nếu lựa chọn đúng từ khóa, bạn sẽ có cơ hội gia tăng tỷ lệ chuyển đổi nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi xác định được ý định người dùng, bạn sẽ có thể dễ dàng lên nội dung phù hợp với Search Intent. Và họ sẽ cảm thấy các thông tin mà bạn đưa ra là hữu ích.

ý định tìm kiếm từ khóa

Mỗi từ khóa sẽ có ý định tìm kiếm riêng biệt

Lưu ý: Ngoài content chính cho từ khóa, bạn cũng nên tối ưu các bài viết theo Semantic Search. Việc này nhằm giúp cho Google hiểu được bạn muốn nói về điều gì và người dùng cũng có thể tìm kiếm vào đúng nội dung mà họ mong muốn.

Keyword Modifier

Trải qua quá trình tìm hiểu sâu về các cách nghiên cứu từ khóa, đa số chuyên gia về SEO đều cho rằng: “Tất cả các từ khóa đều có chung một cấu trúc”.

Cấu trúc từ khóa bao gồm 2 phần chính:

  • Head (phần gốc): Được gọi là Seed Keyword hay từ khóa hạt giống. Đây là từ khóa chính mà toàn bộ ý định tìm kiếm của người dùng chỉ xoay quanh nó. Ví dụ như dù bạn search “giày Nike giá rẻ” hay “giày Adidas” thì ý định chính cũng chí tập trung vào “giày”.
  • Modifier (phần bổ nghĩa): Các Modifier Keywords là các từ khóa mà khi thêm vào từ khóa gốc sẽ thay đổi hoàn toàn ý định tìm kiếm của người dùng. Ví dụ với từ khóa “giày Nike giá rẻ” như trên, người dùng đang muốn tìm các sản phẩm giá rẻ thay vì “giày Nike” sẽ cho ra các sản phẩm chính hãng với mức giá cao hơn.

keyword research

Research keyword kỹ lưỡng để tăng chất lượng cho website

Sử dụng Modifier để xác định search intent

Các Modifier Keyword sẽ được chia thành từng nhóm riêng biệt, phù hợp với đa dạng mục đích tìm kiếm của người dùng:

CÁC NHÓM MODIFIER KEYWORD THEO SEARCH INTENT
Thông tinĐiều tra thương mại (review)Mua hàng
cách/cách làmtốt nhất/đẹp/chất lượngmua
là gì giá/giá rẻ/bảng giágiảm giá
khi nàoreview/đánh giákhuyến mãi
ở đâucó tốt khôngcoupon
tại saomàu sắcvoucher
aivà/so sánh…/vspromo
chính hãngsale
cho/dành cho (ai)
Từ khóa gốc – head 

Ví dụ: lavabo

Từ khóa chỉ có 1 yếu tố

Ví dụ: giá rẻ

Từ khóa kết hợp nhiều yếu tố

Ví dụ: mua … giá rẻ

Chúng ta cùng phân tích ví dụ trên, từ khóa “lavabo”:

  • Người dùng có ý định tìm hiểu thông tin sẽ search các từ khóa: lavabo là gì, cách chọn lavabo phù hợp,…
  • Người dùng muốn review, ta sẽ có các từ khóa như: lavabo hãng nào tốt, bảng giá lavabo INAX, lavabo TOTO có tốt không,…
  • Khi người dùng muốn mua hàng, ta lại có các từ khóa: lavabo INAX khuyến mãi, mua lavabo TOTO tphcm,…

Khi đã hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng, bạn mới có thể tạo content phù hợp và thu hút họ từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website.

Nghiên cứu từ khoá và phân loại triển khai

Đây chắc hẳn là bước bạn mong chờ nhất. On Digitals sẽ chia sẻ về cách nghiên cứu từ khóa cũng như phân loại và triển khai dựa trên các từ khóa đã research.

Xác định mục tiêu nghiên cứu từ khóa

Xác định rõ mục tiêu, lĩnh vực và đối tượng khách hàng của bạn là bước đầu tiên trong nghiên cứu từ khoá. Nhờ đó, bạn mới có thể chọn lựa được những từ khóa vừa có khả năng rank top, vừa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

nghiên cứu từ khóa google

Cần xác định mục tiêu nghiên cứu từ khóa trước khi triển khai

Nếu bộ từ khóa SEO của bạn lên trang nhất trên kết quả tìm kiếm của Google, có nhiều traffic nhưng lại target sai thị trường và không mang lại chuyển đổi thì điều đó cũng xem như là vô nghĩa.

Xác định parent keyword

Để có được một bộ keyword chất lượng thì bạn cần phải xác định được Parent Keyword. Đây là từ khóa gốc làm căn cứ để bạn research thêm những từ khóa khác. Dựa vào lĩnh vực, sản phẩm, đối tượng khách hàng mà bạn sẽ chọn Parent Keyword phù hợp.

Ví dụ: bạn là doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ in ấn hộp giấy, túi giấy thì một trong những Parent Keyword sẽ là in hộp giấy, in túi giấy tphcm,…

Sau khi đã có Parent Keyword, bạn hãy nhập chúng vào các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, Kwfinder, Semrush, Google suggestion,… Các công cụ này sẽ xuất ra danh sách những từ khóa liên quan. Và việc của bạn lúc này là chọn lọc vào bộ keyword SEO của mình.

parent keyword

Xác định parent keyword để tìm các từ khóa gợi ý

Nghiên cứu và phân tích từ khóa

Công đoạn phân tích từ khóa sẽ cần có sự trợ giúp của các công cụ Ahrefs, Semrush, Moz hoặc Google Planner. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất vì khá tiện ích. Bạn sẽ tiến hành theo 3 bước cơ bản:

  • Bước 1: Chọn những từ khóa tiềm năng nhất, liên quan đến sản phẩm, chủ đề và lĩnh vực kinh doanh của bạn.
  • Bước 2: Dùng công cụ Keyword Planner để phân tích lượt tìm kiếm, xuất từ khóa gợi ý, đánh giá độ khó của từ khóa. Truy cập vào Google Planner > Công cụ > Công cụ lập kế hoạch từ khóa > Nhập từ khóa mà bạn cần phân tích > Lấy ý tưởng.
  • Bước 3: Chọn các từ khóa liên quan đến nội dung, có lượt tìm kiếm tốt và độ khó vừa phải hoặc dựa theo kinh nghiệm của bạn để thu được bộ từ khóa phù hợp nhất.

cách tìm keyword

Tìm kiếm từ khóa thông qua Google Keyword Planner

Bạn cũng có thể nghiên cứu từ khóa Google bằng cách nhập keyword chính vào thanh tìm kiếm của cỗ máy tìm kiếm. Các từ khóa gợi ý sẽ hiện ra và bạn có thể cân nhắc chúng.

cách tìm từ khóa seo

Nghiên cứu từ khóa trên chính công cụ tìm kiếm Google

Nếu website của bạn đã hoạt động lâu thì bạn cũng có thể xem qua những từ khóa được người dùng tìm kiếm và truy cập vào trang của bạn trên Google Search Console. Nếu chúng đang giữ vị trí top 7 – 15 thì đây là các từ khóa tốt đang cần được bạn tối ưu.

Ngoài ra khi nghiên cứu từ khóa, bạn nên chú ý đến một vài chỉ số quan trọng sau đây:

  • Volume: Số lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng của từ khóa đó trên công cụ tìm kiếm.
  • Difficulty: Độ khó của từ khóa cho ta biết khả năng cạnh tranh cao hay thấp khi lựa chọn SEO từ khóa này.
  • Trends: Xu hướng search từ khóa đó trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Số lần nhấp chuột: Thể hiện hàng tháng trung bình có bao nhiêu lượt nhấp chuột khi tìm kiếm từ khóa đó. Yếu tố này sẽ giúp bạn đánh giá về độ hiệu quả khi SEO từ khó và đưa ra các phương pháp khắc phục trong tương lai.
  • Cost Per Click (CPC): Giá trên mỗi lần click cho biết số tiền phải trả vào quảng cáo đối với mỗi cú click chuột vào từ khóa đó. Chỉ số này cũng thể hiện phần nào giá trị của từ khóa.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Khi nghiên cứu để SEO từ khoá, việc phân tích đối thủ cạnh tranh cũng chiếm một phần quan trọng. Thông thường các đối thủ cạnh tranh sẽ là những trang web được Google đánh giá tốt và có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

nghiên cứu từ khóa

Phân tích đối thủ cạnh tranh để lựa chọn các từ khóa tốt nhất

Bạn có thể phân tích những keyword mà đối thủ đang tối ưu xem website của mình đã có hay chưa. Nếu chưa thì hãy chọn những keyword đó để cạnh tranh với đối thủ và tiếp tục công cuộc research các keyword liên quan bổ trợ cho keyword vừa chọn.

Phân loại và nhóm các từ khóa

Buyer Keyword

Buyer Keyword là các từ khóa được người dùng search trên thanh tìm kiếm với mục đích tìm hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khi người dùng đã sử dụng đến các Buyer Keyword tức là họ đã có ý định mua hàng và thậm chí có thể đã biết món hàng mình sẽ mua. Trên phễu hành trình khách hàng thì người dùng đang ở vị trí cuối phễu – giai đoạn tìm hiểu và so sánh các thông tin sản phẩm để chuẩn bị mua hàng.

Như vậy, có thể kết luật rằng Buyer Keyword là những từ khóa mang lại chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Information Keyword

Những từ khóa thông tin được người dùng tìm kiếm chỉ với mục đích là giải đáp các thắc mắc, nhu cầu và cung cấp thông tin hữu ích cho họ chứ không nhằm mục đích mua hàng.

Tuy nhiên, các từ khóa này chiếm phần lớn và đại đa số người dùng đều gõ chúng trên thanh tìm kiếm. Bạn không nên và không được bỏ qua các Information Keyword vì chúng là nguồn thu hút traffic chính cho trang web của bạn.

tìm kiếm từ khóa thông tin

Từ khóa thông tin mang lại lượng lớn traffic

Tire Ticker Keyword

Tire Ticker Keyword là những từ khóa không thể tạo ra chuyển đổi ngay lập tức. Chúng thường chứa các từ như download, for free,…

Ví dụ khi người dùng gõ “xem phim wednesday free” thì chắc chắn bạn sẽ khó lòng bán được sản phẩm. Trong khi đó “wednesday full hd” hay “wednesday bản đẹp” sẽ mang lại giá trị chuyển đổi cao hơn.

Navigational Keyword

Navigational Keyword là những từ khóa chỉ đích danh một thương hiệu nào đó hay nói cách khác là tên thương hiệu xuất hiện trong từ khóa. Ví dụ khi search từ khóa “youtube” hay “facebook”,… người dùng sẽ được trả kết quả là các trang chủ youtube.com hay facebook.com. Lúc này họ đã biết được đích đến cuối cùng trước khi tìm kiếm từ khóa trên Google.

navigational keyword

Ví dụ về Navigational Keyword

Từ khóa ưu tiên

Để một keyword trở thành từ khóa ưu tiên, khi nghiên cứu từ khóa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Từ khóa có tiềm năng lưu lượng truy cập như thế nào?
  • Mức độ cạnh tranh của từ khóa có lớn không? Cần những yếu tố nào để nó có thể được xếp hạng?
  • Ý tưởng chủ đề cho từ khóa này là gì? Có khả năng cạnh tranh với các đối thủ không?
  • Từ khóa này đã xếp hạng trên website của bạn hay chưa? Bạn có thể tăng traffic và cải thiện thứ hạng của từ khóa không?
  • Traffic thu được có thể chuyển đổi thành khách hàng, tăng doanh số hay chỉ dừng lại ở mức nhận diện thương hiệu?

từ khóa ưu tiên

Chọn từ khóa ưu tiên là công đoạn cần thiết

Một lưu ý nữa là bạn đừng nên chỉ nhắm vào các từ khóa dễ mà hãy tìm kiếm và chọn lọc các từ khóa có lợi tức đầu tư cao nhất. Bạn phải xác định mục tiêu xếp hạng ngắn, trung, dài hạn để có kế hoạch lựa chọn từ khóa phù hợp theo từng giai đoạn nhất định.

Nghiên cứu từ khoá trên website có sẵn

Xem danh sách keyword có sẵn

Với cách nghiên cứu từ khóa SEO này, bạn hãy tận dụng Google Analytics và Google Search Console. Theo đó, các dữ liệu từ Google Search Console sẽ cho bạn thấy được vị trí trung bình của mỗi từ khóa được xếp hạng và giá trị mà những cú click chuột mang lại. Tuy nhiên bạn sẽ không được hiển thị lượt tìm kiếm hằng tháng.

từ khóa Google Search Console

Từ khóa xếp hạng tải về từ Google Search Console

Nếu bạn muốn xem nhiều dữ liệu hơn, hãy vào Ahrefs, chọn Site Explorer và nghiên cứu trong Organic Keyword. Dữ liệu đổ về sẽ là toàn bộ các từ khóa được xếp hạng trên trang web có sẵn mà trước đó bạn đã nhập vào.

Tham khảo danh sách thứ hạng keyword của đối thủ

Như đã đề cập ở trên, Ahrefs cho phép bạn nhập bất kỳ một domain nào trên thanh search và tiến hành thực hiện các nghiên cứu trên domain đó. Bạn có thể tận dụng nó để tham khảo xếp hạng keyword của đối thủ trong Site Explorer.

Cụ thể các bước hướng dẫn nghiên cứu từ khóa trên trang đối thủ như sau:

  • Vào Ahrefs > Site Explorer > Nhập domain đối thủ.
  • Công cụ sẽ trả về các dữ liệu bao gồm Keyword trên toàn domain cho bạn.
  • Hãy xem mục Organic Keywords và tiến hành phân tích các từ khóa của họ.

organic keywords ahrefs

Giao diện phân tích từ khóa Organic Keywords trên Ahrefs

Trường hợp bạn đang không biết phải tìm đối thủ của mình bằng cách nào, hãy nhập từ khóa hạt giống vào Google để xem ai đang xếp hạng ở đầu trang. Ví dụ bạn kinh doanh về lĩnh vực xe đạp điện, nhập từ khóa “tủ lạnh” sẽ thấy website đang đứng đầu là dienmayxanh.com. Nếu bạn cần phân tích nhiều hơn một đối thủ, bạn có thể xem ở mục Competing domains trên Ahrefs.

competing domains ahrefs

Tìm kiếm nhiều đối thủ hơn ở mục Competing domains

Tóm lại, chúng ta có một quy trình nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh như sau:

  • Bước 1: Nhập từ khóa gốc vào Google và xem ai đang rank top.
  • Bước 2: Nhập domain của họ vào Ahrefs để nghiên cứu các keywords tốt nhất.
  • Bước 3: Tìm thêm các website liên quan thông qua mục “Competing domains”.
  • Bước 4: Quay trở lại bước 1 hoặc 2.

Các lưu ý khi thực hiện nghiên cứu từ khóa:

  • Lặp đi lặp lại quá trình này sẽ giúp bạn mở rộng ý tưởng nghiên cứu từ khóa.
  • Đừng bỏ qua các ngành liên quan vì đôi khi bạn có thể tìm được nhiều keyword tốt, không gắn với chủ đề mà bạn đưa ra nhưng lại có thể mang đến nhiều khách hàng tiềm năng cho website của bạn.

Một số mẹo bạn nên lưu lại khi research keyword:

  • #1: Một page đơn có thể xếp hạng hàng trăm hoặc hàng nghìn các keyword liên quan. Hãy ưu tiên tập trung vào page top đầu của đối thủ thay vì tìm từ khóa riêng lẻ. Cách tìm keyword: Chọn “Top pages” trong Site Explorer khi đã nhập domain của đối thủ.
  • #2: Một số keyword mà hầu hết các đối thủ đều tối ưu nhưng bạn thì không. Vì thế cho dù là keyword tốt nhất của bạn cũng chỉ mang lại giá trị nhỏ hoặc thậm chí là không có giá trị nào. Cách tìm từ khóa SEO: Chọn “Content Gap” để tìm xem các keyword chung của 2 hay nhiều đối thủ đang nhắm đến..

Sử dụng công cụ Keyword Research

Các công cụ Keyword Research ngày nay giúp tối ưu hiệu quả nghiên cứu từ khóa cho giới SEOer. Phổ biến nhất là Ahrefs, Keywordtool.io,…. Nhưng nếu bạn đang cần một công cụ miễn phí thì On Digitals sẽ giới thiệu cho bạn.

Công cụ Keyword Research miễn phí UberSuggest

Nhìn chung UberSuggest khá tốt về chức năng đối với một công cụ miễn phí. Bạn có thể xem được đề xuất từ khóa, lượt tìm kiếm hàng tháng, chỉ số cạnh tranh,…. Tuy nhiên các đề xuất của công cụ này khá ít và có nhiều nghi ngờ về độ chính xác của nó. Chẳng hạn như đối với key “Content Marketing” thì UberSuggest chỉ trả về 316 đề xuất.

công cụ ubersuggest

Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí UberSuggest

Công cụ Keyword Research chuyên nghiệp có phí

Đó chính là những công cụ được nhắc đi nhắc lại thường xuyên trong bài là Ahrefs, SEMrush, Moz,… Sử dụng các công cụ này sẽ giúp bạn đề xuất nhiều ý tưởng từ khóa hơn với độ chính xác của các chỉ số đáng tin cậy hơn.

Ví dụ trong Ahrefs, khi bạn tìm kiếm ý tưởng cho từ khóa Content Marketing trong Keyword Explorer thì công cụ sẽ đề xuất đến hơn 5000 kết quả. Trong một danh sách như thế, việc chọn lọc ra từ khóa phù hợp thông qua các chế độ lọc sau sẽ giúp bạn thu được những keyword tối ưu nhất:

  • Keyword Difficulty – Độ khó của keyword
  • Search volume – Lượng tìm kiếm
  • Clicks – Cú nhấp chuột
  • Clicks per search – Cú nhấp chuột trên mỗi lần tìm kiếm
  • Cost per click – Chi phí trên mỗi cú nhấp chuột
  • Number of words in a keyword – Số lượng từ trong một keyword

ví dụ từ khóa trên ahrefs

Chọn lọc những từ khóa tối ưu nhất phù hợp với định hướng của website

Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả

Những cách nghiên cứu từ khóa SEO ở trên sẽ mang lại hiệu quả với nhiều đề xuất ý tưởng từ khóa cho website của bạn. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó bạn sẽ bị giới hạn bởi đã chọn lọc hết tất cả từ khóa trên thị trường của mình, không thể có thêm ý tưởng khác nữa.

Lúc này, việc nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả sẽ giúp bạn mở rộng chủ đề hơn. Nếu làm tốt, bạn có thể tìm ra được nhiều từ khóa chất lượng mà chưa có ai trên thị trường ngách nhắm đến để tối ưu SEO.

Hãy tư duy theo cách dưới đây để thoát khỏi “hộp kín” ý tưởng:

  • Đặt bản thân vào vị trí của khách hàng tiềm năng xem họ là ai, điều gì ảnh hưởng đến họ.
  • Giao tiếp, trò chuyện với các khách hàng hiện tại để thấu hiểu đồng thời nghiên cứu ngôn ngữ của họ.
  • Trở thành một thành viên năng nổ trong mạng lưới xã hội và cộng đồng của thị trường ngách.

nghiên cứu từ khóa thị trường ngách

Mở rộng chủ đề ở thị trường ngách một cách hiệu quả

Ví dụ, nếu bạn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế website, hãy thử nhắm đến một số từ khóa dành cho thị trường ngách như:

  • Cách Google xác định website có chất lượng hay không?
  • Cách giải quyết khi website bị deindex là gì?
  • Tại sao website không xuất hiện trên Google?
  • Thu mua website cũ như thế nào?

Đây là những từ khóa có vẻ như không cần thiết trong lĩnh vực thiết kế website. Nhưng khả năng cao khách hàng sẽ dễ biến đến và mua dịch vụ của bạn.

Từ khóa SEO và từ khóa Ads có điểm gì khác nhau?

Từ khóa SEO

Tối ưu các từ khóa SEO là thực hiện các công đoạn xây dựng content, onpage, offpage trên trang web. Một bộ từ khóa SEO sẽ bao gồm từ khóa trực tiếp và từ khóa gián tiếp. Trong đó, người triển khai sẽ tiến hành tối ưu các từ khóa gián tiếp trước, sau đó đến các từ khóa trực tiếp.

Vì độ cạnh tranh của từ khóa trực tiếp rất lớn do lưu lượng tìm kiếm cao và nhiều đối thủ tập trung SEO nên sẽ cần một khoảng thời gian dài để những từ khóa này lên top.

Ngược lại, các từ khóa gián tiếp có độ cạnh tranh thấp hơn, ít đối thủ tối ưu hơn nên được dùng để tăng sức mạnh cho website, đặc biệt là các trang web mới. Sau khi website đã có sức mạnh, được Google nhận diện tốt và đạt thứ hạng ổn định trên thanh tìm kiếm thì việc thúc đẩy các từ khóa trực tiếp sẽ dễ dàng hơn.

Từ khóa Ads

Khác với SEO, khi nghiên cứu từ khóa Ads, người triển khai sẽ lựa chọn các từ khóa trực tiếp để phục vụ cho việc bán hàng. Vì Google Ads chính là quảng cáo có trả phí và sẽ được lên top ngay lập tức nên từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ sẽ luôn được ưu tiên.

từ khóa Ads

Tối ưu từ khóa Ads sẽ được lên top nhanh hơn so với SEO

Để cho việc quảng cáo được tối ưu hơn, mang lại doanh số hiệu quả thì họ thường chọn triển khai nhiều từ khóa cùng một lúc. Ví dụ: dịch vụ SEO, dịch vụ SEO tphcm, dịch vụ SEO trọn gói,…

Nếu công ty có nguồn ngân sách dồi dào thì có thể tận dụng Google Ads để đẩy các từ khóa gián tiếp, thu hút thêm lượng khách truy cập vào website. Ví dụ: từ khóa SEO là gì, nghiên cứu từ khóa SEO, cách research keyword SEO,…

11 Công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến, được nhiều SEOer ứng dụng và mang lại hiệu quả cao.

Semrush

Semrush đang là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Ưu điểm

  • Nhiều đề xuất từ khóa
  • Có thể tìm kiếm các từ khóa của đối thủ
  • Nhiều tùy chọn đề phân tích và nghiên cứu từ khóa kỹ hơn

Nhược điểm

  • Dữ liệu vẫn chưa đầy đủ với ngôn ngữ tiếng Việt và các từ khóa có dấu
  • Bản miễn phí sẽ có giới hạn về tính năng và tùy chọn

Cách sử dụng Semrush

  • Bước 1: Truy cập vào trang quản trị Semrush: https://www.semrush.com/dashboard/.
  • Bước 2: Nhập từ khóa mà bạn muốn nghiên cứu vào thanh tìm kiếm > Search.
  • Bước 3: Công cụ sẽ đưa bạn đến phần “Overview” của từ khóa và hiển thị các hạng mục để bạn phân tích gồm:
    • Organic Search: Lượt tìm kiếm của từ khóa
    • Trend: Xu hướng tìm kiếm của người dùng trong một khoảng thời gian nhất định
    • Keyword Suggestion: Tổng số từ khóa gợi ý liên quan
    • Phrase Match Keywords: Các từ khóa có chứa từ khóa gốc
    • Related Keywords: Các từ khóa liên quan đến từ khóa gốc và có thể không chứa từ khóa gốc
    •  Organic Search Result: Kết quả tìm kiếm tự nhiên của từ khóa gốc
  • Bước 4: Dùng “Keyword Magic Tool” để kiểm tra các gợi ý từ khóa.
  • Bước 5: Nghiên cứu từ khóa theo các tùy chọn: Phrase Match, Exact Match, Related, Question.

keyword overview semrush

Giao diện Keyword Overview của Semrush

Chi phí sử dụng Semrush

Bạn có thể sử dụng Semrush miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn về tính năng. Để khai thác hết chức năng của công cụ này, bạn có thể đăng ký tài khoản với các hạn mức chi phí như sau:

  • Semrush Pro: ~$120/tháng
  • Semrush Guru: ~$230/tháng
  • Semrush Business: ~$450/tháng

Ahrefs

Ahrefs được đánh giá là công cụ nghiên cứu từ khóa SEO tốt nhất hiện nay với báo cáo chi tiết, đáp ứng nhu cầu phân tích chuyên sâu cho người dùng.

Ưu điểm

  • Có thể kiểm tra được đầy đủ mọi thông tin về từ khóa
  • Hiển thị chính xác độ khó của từ khóa
  • Đề xuất hơn 1000 ý tưởng từ khóa
  • Được hỗ trợ tại hơn 171 quốc gia trên thế giới

Nhược điểm

  • Cần trả phí để sử dụng
  • Có giới hạn về số lượt kiểm tra từ khóa (25 lần/ngày hoặc 100 lần/tháng)

Cách sử dụng Ahrefs:

  • Bước 1: Truy cập https://ahrefs.com/keywords-explorer.
  • Bước 2: Nhập từ khóa mà bạn cần nghiên cứu, nhấp vào biểu tượng kính lúp.
  • Bước 3: Công cụ sẽ trả về đầy đủ các thông tin về từ khóa đó như lượng search, độ khó, traffic tiềm năng, thứ hạng của các website đang tối ưu từ khóa,…
  • Bước 4: Bạn muốn xem danh sách các từ khóa gợi ý, hãy chọn “All keyword ideas” ở cột bên trái.
  • Bước 5: Nếu muốn tải danh sách từ khóa về, bạn hãy chọn “Export”, công cụ sẽ tải về cho bạn một file Excel để bạn thuận tiện lọc dữ liệu.

keyword overview ahrefs

Giao diện khi tìm kiếm từ khóa của Ahrefs

Chi phí sử dụng Ahrefs

Bạn có thể dùng thử Ahrefs 7 ngày với mức phí là $7. Sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng, bạn sẽ gia hạn theo các gói sau:

  • Gia hạn theo tháng: Gói Lite – $99, gói Standard – $179, gói Advanced – $399, gói Agency – $999.
  • Gia hạn theo năm: Gói Lite – 990$, gói Standard – $1790, gói Advanced – $3990, gói Agency – $9990.

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa Google khá dễ sử dụng. Các tính năng cơ bản được Google cung cấp thân thiện với người dùng. Dữ liệu xuất ra cũng chính xác và đáng tin cậy do đến trực tiếp từ cỗ máy tìm kiếm.

Ưu điểm

  • Là công cụ chính thống từ Google
  • Dữ liệu được lấy trực tiếp từ Google
  • Chứa các thông tin quan trọng đối với cả SEO và Google Ads
  • Có thể tìm từ khóa bằng cụm từ hoặc URL
  • Có thể nghiên cứu 10 từ khóa hoặc URL cùng một lúc
  • Dễ sử dụng

Nhược điểm

  • Để thu được dữ liệu từ khóa chi tiết thì tài khoản của bạn phải có chạy quảng cáo
  • Các từ khóa gợi ý có phạm vi khá rộng nên sẽ gây không ít khó khăn trong việc chọn lọc từ khóa
  • Một số ngành chưa được cập nhật gợi ý từ khóa

Cách sử dụng Google Keyword Planner

  • Bước 1: Truy câp https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/ và đăng nhập bằng tài khoản Google Ads.
  • Bước 2: Chọn “Khám phá từ khóa mới” để bắt đầu nghiên cứu từ khóa.
  • Bước 3: Giao diện xuất hiện 2 tùy chọn:
    • Tìm từ khóa bằng cụm từ khóa hoặc chủ đề
    • Tìm từ khóa bằng URL
  • Bước 4: Chọn 1 trong 2 tùy chọn trên và nhập thông tin để công cụ giúp bạn đề xuất các ý tưởng từ khóa:
    • Bắt đầu bằng từ khóa: nhập từ khóa hoặc cụm từ khóa hoặc chủ đề
    • Bắt đầu bằng một trang web: nhập URL của trang web
  • Bước 5: Sau khi công cụ đề xuất các từ khóa gợi ý, bạn có thể chọn những từ khóa mình cần và nhấn “Tải xuống ý tưởng từ khóa”.

keyword planner research

Keyword Planner gợi ý từ khóa cho người dùng

Chi phí sử dụng Google Keyword Planner

Google Keyword Planner miễn phí 100% cho các tài khoản. Tuy nhiên, nếu bạn cần triển khai chạy quảng cáo hoặc xem thêm các chỉ số cụ thể, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định.

Google Search Box

Google Search Box chính là cửa sổ tìm kiếm của Google. Các từ khóa gợi ý khi bạn nhập vào thanh tìm kiếm cũng là những đề xuất có giá trị dành cho bạn.

Ưu điểm

  • Khi người dùng tìm kiếm, công cụ sẽ gợi ý trực tiếp từ khóa
  • Dễ sử dụng
  • Miễn phí hoàn toàn
  • Không cần đăng ký tài khoản

Nhược điểm

  • Hạn chế về các từ khóa nghiên cứu
  • Thực hiện nhiều lần với nhiều từ khóa khác nhau gây mất thời gian
  • Không có khả năng nghiên cứu tổng thể nên thiếu từ khóa nhiều
  • Cần chuẩn bị sẵn bộ từ khóa chủ đề từ trước để tiến hành tìm kiếm

Cách sử dụng Google Search Box

  • Bước 1: Truy cập https://www.google.com.vn/.
  • Bước 2: Nhập từ khóa cần nghiên cứu vào ô tìm kiếm.
  • Bước 3: Trong lúc nhập, Google sẽ hiển thị các dòng gợi ý từ khóa phía bên dưới.

Mẹo nhỏ: Bạn có thể sử dụng chức năng “Báo cáo các gợi ý không phù hợp” để tránh mất thời gian nhập lại các từ khóa gợi ý.

từ khóa Google Search Box

Giao diện khi sử dụng Google Search Box

Chi phí sử dụng Google Search Box

Công cụ tìm keyword này hoàn toàn miễn phí.

Google Trend

Google Trends là dịch vụ web do Google tạo ra để hỗ trợ người dùng tìm kiếm và so sánh các từ khóa SEO. Công cụ này sẽ gợi ý cho bạn nhóm chủ đề, cụm từ liên quan đến từ khóa mà bạn đang quan tâm theo một thời điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Nghiên cứu từ khóa miễn phí
  • Những gợi ý xu hướng từ khóa có thể giúp bạn đưa ra quyết định nên tập trung nhóm từ khóa nào trong thời điểm đó
  • Cho phép so sánh về lượt tìm kiếm theo khu vực, hỗ trợ bạn tìm kiếm từ khóa phù hợp theo địa phương
  • Gợi ý thêm một số chủ đề liên quan

Nhược điểm

  • Các gợi ý từ khóa còn khá ít
  • Nhiều gợi ý không liên quan đến chủ đề mà người dùng đang tìm kiếm

Cách sử dụng Google Trends

  • Bước 1: Truy cập https://trends.google.com.vn/trends/?geo=VN để sử dụng công cụ với vị trí mặc định là ở Việt Nam.
  • Bước 2: Nhập từ khóa hoặc chủ đề vào thanh tìm kiếm.
  • Bước 3: Tìm và chọn “Cụm từ tìm kiếm có liên quan” để công cụ đề xuất các gợi ý. Sau đó chọn tải về danh sách các từ khóa gợi ý. Lưu ý: File tải về là file .CSV nên có thể bạn sẽ gặp tình trạng lỗi font chữ. Để đảm bảo không bị dính lỗi này, bạn hãy xuất danh sách dạng Google Sheet.
  • Bước 4: Chọn các từ khóa phù hợp mà bạn đang cần nghiên cứu.

google trends research keyword

Nghiên cứu từ khóa bằng Google Trends

Chi phí sử dụng Google Trends

Bạn có thể sử dụng dịch vụ nghiên cứu từ khóa online này hoàn toàn miễn phí.

Keyword Tool

Keyword Tool sẽ cung cấp cho bạn tính năng khai thác từ khóa mở rộng chính xác của từ khóa mà bạn cần nghiên cứu. Công cụ này có khả năng đề xuất từ khóa cho nhiều nền tảng khác nhau như Google, Youtube, Bing, Amazon và Appstore.

Ưu điểm

  • Dựa vào Google Autocomplete để tìm kiếm keyword
  • Có chức năng gợi ý từ khóa cho các trang mạng xã hội như Instagram hay Twitter
  • Có khả năng xuất kết quả bằng nhiều định dạng khác nhau
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, nhiều tính năng cho người mới bắt đầu.

Nhược điểm

  • Chỉ đưa ra các đề xuất có chứa cụm từ mà bạn đã nhập
  • Nếu muốn sử dụng đầy đủ tính năng và số liệu thì bạn sẽ phải trả phí
  • Hạn chế số lượng từ khóa gợi ý

Cách sử dụng Keyword Tool:

  • Bước 1: Truy cập https://keywordtool.io/.
  • Bước 2: Nhập từ khóa muốn nghiên cứu vào thanh search, điều chỉnh ngôn ngữ, vị trí sau đó nhấn tìm kiếm.
  • Bước 3: Công cụ sẽ trả về kết quả là danh sách các từ khóa liên quan. Bản miễn phí chỉ cho phép bạn xem danh sách, nếu muốn xem chi tiết thông số thì bạn cần phải trả phí.
  • Bước 4: Chọn “Copy/Export all” để tải danh sách từ khóa về.

keyword tool

Tìm kiếm từ khóa bằng Keyword Tool

Chi phí sử dụng Keyword Tool

  • Bạn có thể sử dụng công cụ này miễn phí nhưng hạn chế về tính năng.
  • Để sử dụng đầy đủ hơn, bạn cần mua các gói có phí sau:
    • Trả phí theo tháng: Có các mức trả phí theo tháng là $89/tháng, $99/tháng và $199/tháng.
    • Trả phí theo năm: Có các mức trả phí theo năm là $828/năm, $984/năm và $1908/năm.

Spineditor

Spineditor là công cụ nghiên cứu từ khóa do người Việt lập ra với nhiều tính năng như kiểm tra thứ hạng, trộn nội dung, xem tin nhanh,… Công cụ này được đánh giá là chi phí phải chăng với nhiều ưu điểm vượt trội.

Ưu điểm

  • Gợi ý khá chính xác các từ khóa liên quan
  • Chi phí sử dụng rẻ hơn một số công cụ
  • Giao diện tiếng Việt dễ sử dụng

Nhược điểm

  • Tính chính xác của từ khoá chưa được xác thực

Cách sử dụng Spineditor:

  • Bước 1: Truy cập http://spineditor.com/ và đăng ký tài khoản.
  • Bước 2: Chọn “Gợi ý từ khóa” ở bên trái để đi vào tính năng nghiên cứu keyword.
  • Bước 3: Bạn sẽ có 2 tùy chọn:
    • Gợi ý từ khóa với 1 từ khóa hoặc chủ đề: Bạn nhập 1 từ khóa và công cụ sẽ đưa ra gợi ý cho bạn.
    • Gợi ý từ khóa với nhóm từ khóa hoặc chủ đề: Bạn nhập danh sách các từ khóa vào công cụ. Kết quả trả về sẽ dựa vào nhóm từ khóa.
  • Bước 4: Chọn quốc gia hoặc tỉnh thành và nhấn vào “Kiểm tra lưu lượng”, Spineditor sẽ cung cấp danh sách từ khóa gợi ý cho bạn. Lưu ý: Trong một vài trường hợp việc lựa chọn khu vực sẽ không có được nhiều đề xuất từ khóa nên hãy cân nhắc tính năng này.
  • Bước 5: Chọn “Xuất ra file excel” để tải về danh sách từ khóa.

spineditor nghiên cứu từ khóa

Spineditor hỗ trợ gợi ý các từ khóa SEO

Chi phí sử dụng Spineditor

  • Bạn có thể sử dụng Spineditor miễn phí trong vòng 3 ngày kể từ khi đăng ký thành công.
  • Nếu bạn muốn gia hạn tài khoản thì phí gia hạn là 1.000đ/ngày tương đương 30.000 đ/tháng.

LSI Graph

LSI Graph (Latent Semantic Indexing) là công cụ nghiên cứu từ khóa SEO liên quan với từ khóa chính đã được lập chỉ mục. Công cụ này gần giống với các gợi ý ở phía cuối phần tìm kiếm của Google.

Ưu điểm

  • Các từ khóa LSI được gợi ý phù hợp với chủ đề mà bạn chọn.
  • Công cụ hỗ trợ đánh giá độ giống nhau về ngữ nghĩa của từ khóa gợi ý so với chủ đề. Từ đó bạn sẽ biết cần phải chọn từ khóa nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Đề xuất những gợi ý nội dung đang lên top với từ khóa và chủ đề mà bạn cung cấp.

Nhược điểm

  • Để sử dụng hết tính năng thì bạn cần phải trả phí.
  • Tốc độ tải trang còn chậm, dễ bị “đơ”.
  • Nhiều từ khoá gợi ý quá xa so với từ khóa/chủ đề cần nghiên cứu.

Cách sử dụng LSI Graph

  • Bước 1: Truy cập https://lsigraph.com/.
  • Bước 2: Nhập từ khóa cần nghiên cứu vào ô tìm kiếm và chọn “Generate”.
  • Bước 3: Chọn “Save report” để xuất file từ khóa (bản trả phí).

công cụ LSI Graph

Công cụ nghiên cứu từ khóa SEO LSI Graph

Chi phí sử dụng LSI Graph:

  • Bạn có thể sử dụng LSI Graph miễn phí hoặc trả phí.
  • Bản miễn phí sẽ bị giới hạn tính năng như: Gợi ý từ khóa ít hơn, chỉ xem được thông tin cơ bản của từ khóa, không thể xuất file,…
  • Bản trả phí sẽ có 3 lựa chọn dành cho bạn:
    • LSIGraph Basic: $12/tháng
    • LSIGraph Premium: $17/tháng
    • LSIGraph Agency: $54/tháng

Moz Keyword Explorer

Moz Keyword Explorer là công cụ nghiên cứu từ khóa do Moz cung cấp với khả năng gợi ý những từ khóa chất lượng cho website của bạn.

Ưu điểm

  • Các thông số từ khóa được cung cấp rõ ràng
  • Có thể lựa chọn nghiên cứu từ khóa dựa trên chủ đề/từ khóa hoặc website
  • Tính năng Organic CTR cho bạn biết phần trăm người dùng click vào kết quả tìm kiếm khi search keyword

Nhược điểm

  • Nhiều từ khóa chưa có dữ liệu chi tiết
  • Giới hạn lượng từ khóa gợi ý

Cách sử dụng Moz Keyword Explorer:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản Moz và truy cập https://analytics.moz.com/pro/keyword-explorer.
  • Bước 2: Chọn thông tin mà bạn sẽ nhập vào để nghiên cứu keyword
    • Keyword: Từ khóa hoặc chủ đề
    • Root domain: Tên miền chính
    • Subdomain: Tên miền phụ
    • Exact page: Trang đích chính xác
  • Bước 3: Nhập từ khóa gốc vào khung và chọn “Analyze” để nhận các từ khóa gợi ý và thông tin đi kèm.
  • Bước 4: Chọn “Keyword Suggestions” nếu bạn muốn xem chi tiết danh sách.
  • Bước 5: Chon “Export” để tải về danh sách từ khóa sau đó bạn sẽ chọn lọc cho website của mình.

Moz keyword explorer

Nghiên cứu keyword bằng Moz Keyword Explorer

Chi phí sử dụng Moz Keyword Explorer

  • Moz Keyword Explorer hỗ trợ sử dụng miễn phí nhưng hạn chế về tính năng.
  • Với bản trả phí, bạn sẽ có thể tận dụng được đầy đủ các tính năng, bao gồm 4 gói:
    • Gói STANDARD: $99/tháng hoặc $950/năm
    • Gói MEDIUM: $179/tháng hoặc $1719/năm
    • Gói LARGE: $249/tháng hoặc $2390/năm
    • Gói PREMIUM: $599/tháng hoặc $5750/năm

KW Finder

Công cụ nghiên cứu từ khóa KWFinder được nghiên cứu và phát triển bởi Mangools – một chuyên gia về cung cấp các công cụ phân tích từ khóa trong SEO. Với KWFinder, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các từ khóa có độ khó thấp, từ khóa dài và nhiều tính năng vô cùng hữu ích khác.

Ưu điểm

  • Giao diện bắt mắt và dễ sử dụng
  • Có thể tùy chọn nhiều ngôn ngữ và vị trí khác nhau để tìm từ khóa
  • Có các bộ lọc khác nhau để điều chỉnh bộ từ khóa đề xuất

Nhược điểm

  • Giới hạn số lượng từ khóa nghiên cứu
  • Không thể nghiên cứu cùng lúc nhiều từ khóa
  • Không có tính năng nghiên cứu từ khóa của đối thủ

Cách sử dụng KWFinder

  • Bước 1: Truy cập https://mangools.com/users/sign_up để đăng ký tài khoản trước khi sử dụng.
  • Bước 2: Truy cập https://app.kwfinder.com/ để bắt đầu nghiên cứu từ khóa sau khi đã có tài khoản KWFinder.
  • Bước 3: Bạn sẽ có 2 tùy chọn:
    • Nghiên cứu từ khóa bằng từ khóa/chủ đề: Bạn nhập vào keyword hoặc chủ đề cần nghiên cứu, chọn ngôn ngữ và vị trí phù hợp và nhấn “Find keywords”.
    • Nghiên cứu từ khóa bằng tên miền: Bạn nhập website mà mình muốn kiểm tra, chọn vị trí và ngôn ngữ (tính năng này hiện chưa khả dụng tại Việt Nam), nhấn “Find keywords”.
  • Bước 4: Sau khi chọn “Find keywords”, công cụ trả kết quả cho bạn là một danh sách các từ khóa gợi ý với thông tin chi tiết.

kwfinder nghiên cứu từ khóa

Công cụ KWFinder nghiên cứu từ khóa

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm các tính năng của KWFinder:

  • Autocomplete: Tính năng tự động thêm những cụm từ phụ đứng sau từ khóa gốc mà bạn đã nhập vào trước đó tương tự với Google Suggestion.
  • Question: Tính năng này sẽ gợi ý cho bạn thêm một số từ khóa thông tin (Information Keywords) bằng việc thêm các từ bổ trợ như: tại sao, ở đâu, cách làm,…

 Chi phí sử dụng KWFinder

  • Bạn có thể sử dụng KWFinder miễn phí nhưng sẽ bị giới hạn về tính năng và thông tin từ khóa.
  • Bản trả phí sẽ hỗ trợ bạn nghiên cứu từ khóa đầy đủ hơn, gồm có 3 gói:
    • Mangools Basic: $44/tháng hoặc $322,92/năm
    • Mangools Premium: $62/tháng hoặc $430,92/năm
    • Mangools Agency: $116/tháng hoặc $862,92/năm

Lên kế hoạch triển khai content

Sau khi thu thập được danh sách bộ từ khóa được phân loại, tiếp theo sẽ là bước lập kế hoạch triển khai content. Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa: Bạn sẽ thực hiện việc chọn lọc các từ khóa cần được SEO lên top, căn cứ vào đó để triển khai nội dung phù hợp.

Bước 2: Lên outline content: Lên outline chuẩn SEO để bắt đầu quá trình tạo ý tưởng nội dung cho bài viết. Bạn cần nghiên cứu và phân tích nội dung từ các đối thủ trên thị trường để xây dựng một outline chất lượng, đúng ý định người dùng và chuẩn SEO cho các bài viết của mình.

Bước 3: Viết content: Sau khi outline đã hoàn chỉnh, bạn đi tới bước viết content theo các đề mục có sẵn. Nội dung bài viết phải đảm bảo được về độ unique, chính tả, văn phong và các tiêu chuẩn SEO khác.

Bước 4: Kiểm tra lại content: Khi viết xong, bạn cần phải kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng các bài viết của mình đã chuẩn chỉnh. Đảm bảo đạt các tiêu chuẩn SEO, tiêu đề hấp dẫn, hình ảnh trực quan và rõ nét, câu văn mạch lạc,…

Bước 5: Đăng bài viết: Nếu không có chỉnh sửa gì trong bài viết, bạn hãy tiến hành public chúng lên website của mình.

Ngoài ra, sau một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ cần phải thực hiện Audit Content. Công việc này yêu bạn cập nhật các nội dung mới phù hợp hơn, tối ưu lại các yếu tố SEO trong bài viết để đảm bảo website đạt thứ hạng tốt trên SERPs.

Kiến thức liên quan: Majestic là gì và cách công cụ này hỗ trợ bạn phân tích các chỉ số liên quan đến website.

Lời kết

Như vậy, On Digitals đã tổng hợp cho bạn những thông tin quan trọng về nghiên cứu từ khóa trong SEO. Để website của bạn lên top cao, mang lại nhiều traffic và tăng chuyển đổi thì việc lựa chọn đúng keyword chính là một trong những bước đi đầu tiên và quan trọng nhất.

Theo dõi On Digitals để cập nhật các thông tin mới hoặc liên hệ ngay để được tư vấn về giải pháp Marketing dành cho doanh nghiệp. Dịch vụ SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung tại On Digitals có thể làm hài lòng mọi nhu cầu của khách hàng.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận