Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

SEO Audit là gì? Những điều cần biết về SEO Audit và cách thực hiện

Uncategorized vi

13/01/2023

43

SEO Audit là quá trình mà bất kỳ website nào cũng đều phải có. Nó hỗ trợ SEOer kiểm tra và phát hiện các vấn đề mà website đang gặp phải để kịp thời khắc phục. Vậy hãy cùng On Digitals tìm hiểu SEO Audit là gì? Những điều cần biết về SEO Audit.

SEO Audit website là gì?

SEO Audit là một quá trình kiểm tra và đưa ra đánh giá thực trạng cho một website. Mục đích của công đoạn này là xem trang web đã được tối ưu hóa như thế nào. Quá trình audit sẽ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như content, onpage, offpage,…. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng xác định được những vấn đề cơ bản có tác động đến hiệu suất tìm kiếm trang web.

Tìm hiểu về SEO audit website là gì

Tìm hiểu về SEO audit

Người làm SEO Audit được ví như “bác sĩ”. Họ sẽ “khám bệnh” cho website. Kiểm tra xem “sức khỏe” của website có tốt không? Và nếu như có vấn đề thì sẽ đưa ra phương án thích hợp để “chữa bệnh”.

Nếu biết SEO Audit đúng cách, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về trang web của mình. Một số yếu tố có thể nhắc đến như vấn đề của website, lưu lượng truy cập trang web, phân tích từ khóa,…

Quá trình thực hiện SEO Audit thực chất không quá phức tạp. Bạn chỉ cần tìm và phân tích những khía cạnh của doanh nghiệp. Từ đó xác định bạn đang cần gì và nên cải thiện về yếu tố SEO nào. Chẳng hạn như sự thay đổi về vị trí xếp hạng của từ khóa, nguồn Organic Traffic mang về nhiều từ các chủ đề cuối phễu,…

Vậy khi nào bạn cần thực hiện SEO Audit?

Tùy vào từng tình trạng của dự án mà thời điểm SEO Audit sẽ khác nhau. Dưới đây là các thời điểm phổ biến nhất mà bạn cần tiến hành triển khai SEO Audit.

Thực hiện SEO Audit khi bắt đầu một dự án mới

Thực tế, trước khi thực hiện bất kì một dự án nào, bạn cần đề ra chiến lược cụ thể. Từ đó, xác định được mục tiêu chiến lược rõ ràng và chính xác. Với trang web cũng tương tự vậy, hãy nên tiến hành SEO Audit trước khi làm những công việc khác.

SEO Audit hỗ trợ tìm ra các vấn đề của website để đưa ra giải pháp khắc phục. Đôi khi, chỉ cần audit là đã mang về được Top và Traffic như mong muốn.

Lên kế hoạch thực hiện và làm báo cáo cho chủ website mỗi khi tiến hành SEO audit

Lên kế hoạch thực hiện và làm báo cáo cho chủ website mỗi khi tiến hành SEO audit

Thực hiện SEO Audit khi website có dấu hiệu bất thường

SEO Audit giúp bạn biết được trang web mình đang hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, nếu trang web thuộc quy mô nhỏ thì không nên quá lạm dụng việc SEO Audit.

Ngược lại, nếu website có quy mô trung bình hoặc lớn thì việc sử dụng SEO Audit là hết sức cần thiết. Nó giúp bạn mau chóng xác định được những dấu hiệu bất thường xảy ra như khi lượt truy cập giảm, từ khóa dậm chân tại chỗ,…

Audit đúng lúc và kịp thời là chìa khóa góp phần vào chiến lược SEO thành công.

SEO Audit định kỳ mỗi quý

Hãy thực hiện SEO Audit vào đầu mỗi quý. Điều này giúp bạn nắm rõ hiệu suất SEO của quý trước. Việc thực hiện Audit định kỳ đảm bảo cho bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ vấn đề nào.

Đặc biệt, nó còn hỗ trợ xem xét hiệu suất SEO của thời điểm thực hiện audit có khác biệt gì so với quý trước hay không. Nếu như có sự khác biệt lớn, bạn cần nhanh chóng điều chỉnh ngay để website tăng trưởng một cách tốt nhất.

SEO Audit định kỳ mỗi quý

SEO Audit định kỳ mỗi quý

Các bước để thực hiện SEO Audit website hoàn chỉnh 

Dưới đây là các bước SEO audit website mà bạn không thể bỏ qua:

Xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Điều quan trọng của bước này là phải xác định được mục tiêu dài hạn cho chiến dịch SEO của doanh nghiệp. Việc xác định rõ mục tiêu từ ban đầu sẽ giữ cho chiến dịch luôn đi đúng hướng. Song song đó, hỗ trợ đạt được kết quả như hoạch định lúc ban đầu.

Các mục tiêu của bạn cần phải đạt những yêu cầu chung như:

  • Mục tiêu của bạn có cụ thể không?
  • Có thể đo lường không?
  • Có thể đạt được?
  • Có ảnh hưởng đến giới hạn thời gian và đảm bảo yếu tố SMART không?

Nếu như các mục tiêu của bạn đề ra mà chưa đáp ứng được những yêu cầu trên thì bạn cần cân nhắc chỉnh sửa sao cho phù hợp.

Technical SEO Audit

Khả năng tiếp cận website

Khả năng tiếp cận là quá trình người dùng và Google có thể tiếp cận với website của bạn. Yếu tố này sẽ đo lường tiềm năng của website và ảnh hưởng trực tiếp đến traffic tỷ lệ chuyển đổi.

Tuy nhiên, trường hợp người dùng truy cập tiềm năng không thể nhìn thấy trang của bạn. Dù bạn có liên tục xuất bản nội dung mới và chất lượng cũng không thể mang lại hiệu quả cao.

Thực hiện Technical SEO Audit giúp Google và người dùng tiếp cận với website

Thực hiện Technical SEO Audit giúp Google và người dùng tiếp cận với website

Để có thể tăng khả tiếp cận trên Google hãy thực hiện các thao tác sau:

  • Check file robots.txt: Đây là nguyên nhân gây hạn chế quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website. Việc này do quản trị viên vô tình thiết lập một số quyền chặn khiến Google không thể truy cập vào được.
  • Sitemap.xml: Sơ đồ XML là một phần quan trọng của website. Nếu không có sơ đồ này, Googlebot sẽ mất nhiều thời gian tìm kiếm và thu thập dữ liệu của website. Hãy đảm bảo sơ đồ XML được định dạng đúng và được gửi đến tài khoản của quản trị viên website.
  • Cấu trúc website tổng thể: Cần đảm bảo người dùng có thể dễ dàng di chuyển từ trang chủ đến các trang con. Số nhấp chuột càng ít thì trình thu thập thông tin càng dễ truy cập vào trang đích.

Khả năng index

Index hay còn gọi là lập chỉ mục. Đây là quá trình mà Google phân tích, lưu trữ, đánh giá dữ liệu để xếp hạng và trả kết quả khi người dùng thực hiện truy vấn trên công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, có một số trường hợp robot của Google đã tiếp cận nội dung nhưng không trả kết quả hiển thị đến người dùng. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy bình tĩnh và xem xét liệu website có đang dính phải hình phạt của Google hay không. Nguyên nhân có thể do dính phải các lỗi như spin content, spam, duplicate.

Thông thường, các website khác nhau thì Googlebot sẽ có phương thức thu thập dữ liệu khác nhau. Với website lớn và thường xuyên đăng tải nội dung, trang sẽ được index rất nhanh. Ngược lại, những web nhỏ với tần suất đăng bài thấp thì tốc độ index cũng chậm.

Audit Onpage SEO

Sau khi Audit Technical, Googlebot và người dùng đều có thể tiếp cận với Website. Lúc này, sẽ cần đến bước Audit Onpage SEO.

Kiểm tra các nội dung chung

Hãy kiểm tra toàn bộ bài đăng trên trang và đảm bảo nội dung đa dạng liên quan đến các lĩnh vực của web. Tuy nhiên, cần đảm bảo các nội dung liên quan đến chủ đề chung không bị trùng lặp.

Thực hiện kiểm tra các nội dung trên trang khi Audit Onpage SEO

Thực hiện kiểm tra các nội dung trên trang khi Audit Onpage SEO

Trên thực tế, vì muốn website được xếp thứ hạng cao trên Google, bạn đã tạo ra khá nhiều bài viết có nội dung chung một chủ đề. Cách làm này có thể tốt cho lưu lượng truy cập và thu hút người dùng tham khảo nhiều nội dung hơn trên website. Nhưng rất dễ gặp phải tình trạng trùng lặp nội dung và “ăn thịt từ khoá”.

Kiểm tra từng trang một 

Sau đây là cụ thể những yếu tố bạn nên tối ưu ở từng trang, gồm:

  • URL: Đảm bảo các yếu tố như chứa từ khóa chính, ngắn gọn, dễ hiểu.
  • Nội dung: Tùy vào lĩnh vực mà nội dung triển khai có độ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, bài viết cần đảm bảo cung cấp các thông tin hữu ích cho người đọc và độ dài tối thiểu 500 từ. Ngoài ra, content nên có độ unique, đảm bảo keyword LSI, đúng cấu trúc ngữ pháp. Trình bày rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu.
  • Các thẻ Meta: Cần viết một cách súc tích, dễ hiểu, mô tả bao quát được nội dung chính mà bài viết sẽ triển khai. Đặc biệt, Meta cũng cần chứa từ khóa và có độ hấp dẫn để thu hút người đọc. Từ đó, giúp gia tăng traffic và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho website.
  • Hình ảnh: Có nội dung liên quan đến bài viết, đúng search intent thì trường sẽ giúp nâng cao thứ hạng bài viết. Ngoài ra, nó cần được hiển thị trong top cao các kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google. Đặc biệt, dung lượng ảnh <100MB nhằm tối ưu tăng tốc độ tải trang.
  • Internal Link: Xây dựng các liên kết nội bộ dẫn về những bài viết liên quan của website để giữ chân người đọc. Tuy nhiên, cần tránh gắn các internal link tùy tiện, không liên quan tới nội dung trang. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trang web.

Audit Offpage SEO

Việc Audit Offpage sẽ giúp các SEOer xác định được mức độ phổ biến, lượng truy cập, nguồn truy cập có đáng tin cậy hay không.

Độ tin cậy của website

Điều này thể hiện qua việc website được Google đánh giá đáng tin tưởng hay không. Độ tin cậy càng lớn nếu như bạn không dùng SEO mũ đen để đưa website lên thứ hạng cao một cách nhanh chóng nhất.

Các thủ thuật này bao gồm spam backlink bằng tool, đặt link tại các site không cùng nội dung, backlink vào các web đen.

Google đánh giá cao website có độ tin cậy và thân thiện với người dùng

Google đánh giá cao website có độ tin cậy và thân thiện với người dùng

Hãy tuân thủ các nguyên tắc quản trị được đặt ra bởi Google để nâng cao độ tin cậy cho website. Vì thuật toán của Google luôn không ngừng cải tiến để phát hiện những hành động gian lận dù là tinh vi nhất của bạn.

Độ thân thiện

Đây là một yếu tố quan trọng mà các SEOer cần quan tâm. Cần bảo rằng nội dung trong các bài viết thân thiện với cả người đọc. Điều này giúp bạn nâng cao lưu lượng truy cập, thời lượng truy cập và giảm tỷ lệ thoát khỏi trang.

Ngoài ra, việc phân tích offpage giúp bạn biết được người dùng quan tâm điều gì khi truy cập vào website.

Các blogger sẽ dựa vào những số liệu thống kê để đưa ra quyết định có nên chia sẻ website của bạn hay không. Nếu website nhận được nhiều liên kết trỏ về nhưng sự tương tác trên các bài share ở mạng xã hội lại giảm sút. Lúc này, Google sẽ gắn cờ đỏ và báo hiệu website đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

Phân tích đối thủ và từ khoá – Competitive Analysis

Sau cùng của SEO Audit chính là phân tích từ khóa và đối thủ. Cùng On Digitals tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.

Phân tích từ khoá

Mục tiêu của việc phân tích từ khóa nhằm xác định liệu chiến lược bạn đề ra đã đi đúng hướng và hiệu quả hay chưa. Từ đó, tiến hành audit và tìm kiếm các từ khóa chưa được khai thác nhiều để lên kế hoạch tiếp cận.

Hãy kiểm tra lại toàn bộ từ khóa hiện tại trước khi thực hiện SEO Audit website. Chọn lọc và tập trung Audit các từ khóa chính, giúp mang lại thứ hạng cao trên xếp hạng tìm kiếm. Để xác định đúng từ khóa cần Audit, bạn có thể áp dụng nguyên tắc SMART.

Phân tích lại đối thủ cạnh tranh 

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn biết được nội dung nào của đối thủ đang hoạt động tốt, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Từ đó, có cơ hội tìm được liên kết bị bỏ lỡ của đối thủ nhằm tăng thêm cơ hội cho mình.

Phân tích từ khoá và đối thủ để cải thiện thứ hạng của website

Phân tích từ khoá và đối thủ để cải thiện thứ hạng của website

Vì vậy, bạn nên thường xuyên phân tích đối thủ để cái thiện website ngày càng tốt hơn. Ngay cả khi từ khóa chiến lược đang ở top đầu kết quả tìm kiếm, vẫn luôn có một đối thủ cố gắng chiếm thứ hạng và tận dụng điểm yếu của website.

Các lưu ý khi thực hiện Audit website

Việc thực hiện SEO Audit là cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để hạn chế tình trạng lãng phí thời gian mà không đem lại hiệu quả.

Những điều nên thực hiện khi SEO Audit website

Đầu tiên, hãy thực hiện SEO Audit cho website một cách toàn diện và tổng thể. Tiến hành kiểm tra một lượt những thành phần có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của website như cấu trúc, nội dung bài viết,… Điều này giúp bạn nắm bắt được tình trạng và vấn đề mà website đang gặp phải.

Khi tiến hành SEO Audit, cần liên kết các vấn đề với nhau để xác định rõ các sự cố SEO nào đang làm ảnh hưởng đến mục tiêu và lợi nhuận. Từ đó, tìm ra biện pháp khắc phục, cải thiện tình hình và tăng doanh thu trở lại.

Nên audit website một cách tổng thể

Nên audit website một cách tổng thể

Sau quá trình Audit, hãy lên kế hoạch và đưa ra lộ trình cụ thể, rõ ràng và khả thi để kịp thời xử lý sự cố. Đồng thời đưa ra được nhiều hướng đi tốt hơn trong tương lai.

Những điều không nên thực hiện khi SEO Audit website

Khi trang web của bạn gặp sự cố, đừng vội thực hiện các thao tác audit. Hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến web.

Nên nghiên cứu thật kỹ và xem xét nhiều khía cạnh để xác định rõ nguyên nhân của vấn đề. Sau đó, đưa ra quyết định cần thực hiện những thay đổi nào cho website. Tuy nhiên, trước khi thực hiện hãy làm báo cáo chi tiết và gửi cho các chủ sở hữu website.

Lưu ý: Không nên áp dụng 1 công thức SEO Audit có nhiều website. Bởi mỗi website đều có các cấu trúc khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào quy mô, loại và mục đích của website mà các SEOer sẽ đưa ra các phương pháp audit phù hợp.

Các công cụ hỗ trợ SEO Audit website hiệu quả

Dưới đây là các công phụ phổ biến hỗ trợ SEO Audit mang lại hiệu quả tối ưu:

  • Google Analytics
  • Google Search Console
  • Google PageSpeed Insights
  • Google’s Structured Data Testing Tool
  • Ahrefs (dùng thử 7 ngày)
  • CopyScape
  • SERP Simulator
  • Web Page Word Counter

Các công cụ hỗ trợ SEO Audit website

Các công cụ hỗ trợ SEO Audit website

Không nhất thiết phải dùng hết 8 công cụ để Audit website. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một công cụ phù hợp, hữu ích nhất cho trang web của mình.

Những gì sẽ xảy ra trong và sau khi website được Audit?

Quá trình thực hiện Audit website sẽ mất khoảng từ 2-6 tuần để hoàn thành. Trong thời gian này, bạn sẽ phải phân tích và tìm ra các lỗi mà trang web của bạn đang mắc phải.

Tuy nhiên, cần thực hiện báo cáo tiến độ từ 1 đến 2 tuần/lần để biết được các công việc đã hoàn thành và cần thực hiện thêm những gì.

Sau khi hoàn thành audit, hãy tiến hành báo cáo, trình bày những vấn đề chưa tốt và đề xuất khắc phục cho chủ website. Điều này giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về tình hình website hiện tại.

Đọc thêm: Có thể dựa vào search intent để tối ưu nội dung SEO hiệu quả.

Lời kết 

Trên đây là toàn bộ kiến thức về SEO Audit website và cách thức thực hiện nó mà On Digitals chia sẻ đến bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ thuật Auditing website.

Để tìm hiểu thêm thông tin về các dịch vụ SEO, Digital Marketing, Social Media. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể nhận được tư vấn cụ thể hơn.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận