Chi tiết bài viết
Entity là gì? Hướng dẫn xây dựng Entity website hiệu quả
30/01/2023
13
Mặc dù yếu tố Entity được đánh giá đóng vai trò thúc đẩy được sự hiệu quả cho SEO. Tuy vậy, đối với một số người và đặc biệt là các SEOer mới có lẽ vẫn còn khá mới mẻ và chưa hiểu rõ được hết tầm quan trọng của Entity cho SEO website. Vậy, hãy cùng On Digitals khám phá Entity là gì? Cũng như khám phá cách xây dựng Entity website một cách hiệu quả.
Tổng quan về Entity SEO
SEO Entity được xây dựng và phát triển từ năm 2013. Đây là một trong các phương pháp SEO hỗ trợ thúc đẩy thứ hạng từ khóa nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
Giới thiệu tổng quan về Entity SEO
Trước khi thực hiện các bước trong phương pháp Entity SEO, bạn cần hiểu rõ về bản chất của nó. Tìm hiểu ngay một số khái niệm sau đây.
Entity là gì?
Entity hay thực thể được Google định nghĩa là bất kỳ thứ gì khi hội tụ đầy đủ những đặc điểm:
- Là yếu tố đơn lẻ, đặc biệt không phụ thuộc
- Không bị trùng lặp
- Có thể được người dùng và công cụ tìm kiếm xác định
- Phân biệt dễ dàng
Hiểu đơn giản, ví dụ khi bạn tìm kiếm từ khóa “On Digitals”, Google sẽ nhận diện và cho ra các kết quả, chẳng hạn như:
- On Digitals Agency
- Dịch vụ của On Digitals
Theo đó, “On Digitals” được Google nhận diện là một Entity.
Entity Building là gì?
Entity được biết đến là một thực thể trên Internet. Còn Entity Building chính là việc xây dựng các yếu tố liên quan giúp Google có thể dễ dàng nhận diện thực thể.
Thực hiện Entity Building thông qua tối ưu các mục như:
Personal Entity, Links Entity, Schema, Broadcast, Semantic Keyword, Semantic Content, Business Entity,…
Tất cả yếu tố sẽ tạo nên hệ thống Entity giúp Google xác định trang web là duy nhất. Để tránh bị nhầm lẫn với các thực thể khác.
Entity trong NLP là gì?
NLP (Natural Language Processing) được hiểu là quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên. NPL giúp Google chọn lọc và đánh giá các thông tin của Entity được cung cấp trong bài viết. Nói một cách dễ hiểu, NPL hỗ trợ Google tìm kiếm và đọc hiểu các Entity.
Khái niệm Entity trong NLP
Ngoài NPL, Google còn sử dụng nhiều phương thức khác để xác định Entity. Các phương pháp này sẽ được lập trình sẵn để thu thập dữ liệu và đưa về những kết quả tốt nhất cho người dùng.
Vai trò của Entity trong search
SEO Entity giúp công cụ tìm kiếm xác định ý định của người dùng. Yếu tố Entity hỗ trợ Google nhanh chóng trả lời câu hỏi truy vấn của khách hàng. Sử dụng các phương pháp SEO Entity, bạn sẽ được Google nhận diện tốt thực thể cần xác định.
Những yếu tố giúp Google nhận diện Entity chính xác, bao gồm:
- Content: Nội dung dễ hiểu, hữu ích và đồng nhất ý nghĩa với Entity.
- Links: Tạo liên kết giữa Content và Entity.
- Rankbrain: Thuật toán Rankbrain sẽ không thể xếp hạng đồng loạt các kết quả tìm kiếm. Nó sẽ đánh giá và nhận biết các Entity và đưa lên đầu kết quả tìm kiếm. Những Entity mạnh được xem là một tín hiệu tốt để Google xếp hạng.
Tầm quan trọng của Entity trong SEO
Không chỉ dừng lại việc tìm hiểu “Entity là gì?”, mà các SEOer cũng cần hiểu rõ những lợi ích và tầm quan trọng của Entity mang lại.
Theo đó, Google chỉ có thể đánh giá và xếp hạng cho trang web của bạn khi nhìn thấy và hiểu được nội dung mà bạn đang thể hiện. SEO Entity giúp các thuật toán của Google có thể đọc, hiểu và đánh giá trang web dễ dàng.
Entity đóng vai trò quan trọng đối với quá trình SEO
Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa, Google sẽ ưu tiên hiển thị trang web có hệ thống Entity gần với nội dung của keyword nhất. Hệ thống SEO Entity mạnh được xem là một tín hiệu tốt để trang web được xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Google thu thập dữ liệu Entity ra sao?
Google sẽ tìm kiếm và phân tích để tổng hợp các yếu tố có liên quan với nhau về nội dung. Sau đó trả kết quả tìm kiếm về cho người dùng.
4 phương tiện hỗ để Google trích xuất Entity bao gồm:
- ID: Giống như những địa chỉ hoặc MREID (Machine Readable Entity ID) dùng nhận biết Entity.
- Data: Google Corpus và Google Index.
- Kho kiến thức: Freebase và WikiPedia.
- Thuộc tính (Attribute): Mối liên quan giữa các Entity để Google hiểu được ý nghĩa của nó.
Quá trình khai thác được tiến hành thực hiện như sau:
- Nhận diện đối tượng được đặt tên là NER (Named Entity Recognition), Entity liên quan đến con người, địa điểm,…
- Liên kết với đối tượng được đặt tên là NEL (Named Entity Linking), với các Entity tương ứng trong hệ thống tri thức như Freebase, Wikipedia.
- Khai thác quan hệ.
Cách Google thu thập dữ liệu Entity trong SEO
Hướng dẫn xây dựng Entity cho website
Sau khi tìm hiểu khái niệm của Entity là gì và hiểu hơn vai trò quan trọng như On Digitals đã chia sẻ ở trên, xây dựng Entity cho website là bước không thể thiếu. Sau đây là hướng dẫn những việc cần làm để xây dựng Entity cho website.
Triển khai song song giữa xây dựng thương hiệu và website
Để thương hiệu dễ dàng nhận diện, các công việc bạn nên thực hiện như:
- Xây dựng hệ thống kênh Social chính thức cho thương hiệu
- Nội dung chứa thông tin hướng đến thương hiệu
- Luôn có đặc điểm nhận diện thương hiệu như logo, domain
- Có tài khoản Ads
- Có thông tin liên hệ như số điện thoại, địa chỉ,…
Lưu ý rằng các trang phương tiện này đều phải có thông tin đồng nhất, đảm bảo là thực thể (Entity) có thực. Điều này cho phép tạo được mối liên kết đến thực thể và giúp Google dễ xác định, đồng thời đánh giá được độ đáng tin cậy cho website.
Dùng Google Map
Tận dụng công cụ tiện ích Google Map bằng cách định vị vị trí và thương hiệu. Điều này không chỉ giúp được đánh giá cao, mà còn có thể cải hiện thứ hạng website trên Google
Dùng công cụ Social Entity Review
Cùng với đó là kết hợp sử dụng Social Entity Review nhằm review, đánh giá các dịch vụ, sản phẩm của bạn trên các nền tảng Social. Góp phần tăng được độ uy tín lẫn trên Google và cho khách hàng.
Xây dựng cấu trúc content
Nên xây dựng cấu trúc content rõ ràng, dễ hiểu, lồng ghép các thực thể cần được nhận diện vào bài viết. Ngoài ra, bạn nên dùng các Heading hay bảng để hỗ trợ quá trình nhận diện.
Sử dụng các dạng Content liệt kê, danh sách giúp khách hàng dễ hiểu hơn. Trích dẫn các nguồn nội dung chính xác và đáng tin cậy là một lợi thế khi bạn triển khai Entity SEO.
Xây dựng cấu trúc content dễ hiểu là điều cần thiết
Thay đổi Content chuẩn SEO dựa trên SERP
Google chính là kho lưu trữ thông tin lớn để khai thác khi SEO Entity. Sử dụng các công cụ để tìm hiểu khách hàng mong muốn điều gì khi search từ khóa này.
Cụ thể, bạn truy vấn một từ khóa trên Google để xem kết quả trả về ở dạng nào. Toplist, sản phẩm hay hình ảnh,… Sau đó, bạn tiến hành audit content lại cho phù hợp.
Dùng liên kết nội bộ
Quá trình liên kết nội bộ giúp nội dung cho phép điều hướng người dùng đến các trang có nội dung liên quan và vẫn ở trong website. Ngoài ra, giúp Google dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho các trang web. Hỗ trợ cải thiện thứ hạng các trang web trên công cụ tìm kiếm.
Thoả mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng (Search Intent)
Thoả mãn các nhu cầu của người dùng là cung cấp đầy đủ thông tin họ mong muốn có trong bài viết. Đa số người dùng sẽ quan tâm đến thông tin sản phẩm, nơi mua và đánh giá sản phẩm.
Thoả mãn Search Intent khi triển khai SEO Entity
Hãy luôn theo dõi những thay đổi trong hành vi của người dùng để cập nhật các bài viết phù hợp nhất. Một website đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng sẽ có được nhiều traffic hơn. Từ đó dễ dàng nhận diện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Tham khảo top các đối thủ đầu tiên
Các website nằm trong top tìm kiếm chính là những trang web được Google đánh giá cao về chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc nó đem lại thông tin hữu ích cho người đọc và nhận được phản hồi tốt.
Bên cạnh tham khảo thông tin để nắm bắt nhu cầu hiện tại của người dùng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các SEO Entity của họ. Thông thường, các trang web lớn đều được đầu tư SEO Entity chuẩn chỉnh.
Tránh tỉ lệ nhấp chuột (CTR) kém
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là một tín hiệu quan trọng giúp Google đánh giá trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nhấp chuột cao nhưng thời gian ở lại website (time on site) thấp thì Google sẽ đánh giá đây là những cú nhấp chuột kém chất lượng.
SEO Entity cần tránh tỉ lệ nhấp chuột kém
Để cải thiện time on site, bạn có thể bắt đầu bằng cách đầu tư vào content. Đặc biệt luôn hướng đến những nhu cầu của người dùng.
Đọc thêm: Những đặc điểm chính của SEO ecommerce mà doanh nghiệp nên chú ý.
Mẹo để triển khai SEO Entity hiệu quả
Cuối cùng, để tạo được Entity có tính hiệu quả cao, bạn cũng cần lưu ý những khía cạnh sau:
Sử dụng Google Natural Language API
API được biết đến là nền tảng hỗ trợ nhận diện các Entity có trong bài viết. Thông qua nền tảng này, bạn sẽ biết được Google đang nhận diện những thực thể nào. Đồng thời cũng biết các bài viết nào trên website đang được nhận diện.
Sử dụng Schema
Khi thực hiện SEO Entity bạn không thể bỏ qua Schema – đoạn Code HTML được gắn thêm vào website. Đoạn code này sẽ khai báo với Google những thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Thông qua đó giúp Google nhận diện trang web dễ dàng hơn.
Tối ưu hành trình tìm kiếm
Một yếu tố cần quan tâm khi xây dựng Entity chính là hành trình tìm kiếm của người dùng. Hành trình này bao gồm những bước tìm kiếm từ các từ khóa chung chung đến từ khóa cụ thể.
Từ dữ liệu này, bạn có thể đề xuất các bài viết liên quan hoặc đi các internal link hợp lý. Đây cũng là lý do tại sao nên áp dụng Topic Cluster để dẫn dắt người dùng đến các bài viết chi tiết hơn.
Lời kết
Đến đây, chúng ta đã hiểu được SEO Entity là gì và có vai trò như thế nào. Hy vong với hướng dẫn các tiêu chí xây dựng Entity cho website trên giúp bạn đọc có thể thực hiện cải thiện được thứ hạng website trên Google.
Theo dõi On Digitals thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO và Digital Marketing. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất về giải pháp Marketing dành cho doanh nghiệp.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm