Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

Google Ads và Facebook Ads: Đâu là lựa chọn tối ưu?

Dịch vụ Digital ContentDịch vụ quảng cáo trực tuyến

16/06/2021

42

Google ads và Facebook ads: Đâu là lựa chọn tối ưu?

Người dùng khi tìm kiếm trên Google và Facebook vốn có mục tiêu và đang ở giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng. Điều này chứng minh cách nhìn nhận của người dùng khi tiếp xúc quảng cáo ở hai nền tảng này cũng khác nhau.

Facebook Ads và Google Ads đều có những điểm cá tính riêng. Việc so sánh ở nhiều khía cạnh sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi nên chạy quảng cáo Google hay Facebook?

Dù chọn Google Ads hay Facebook Ads, bạn phải có điều kiện cần và đủ để thành công.

So sánh Google ads và Facebook ads: phương thức đề xuất quảng cáo đến người dùng

1. Google Ads – Hình thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm

Xuất hiện từ năm 2020, Google Adwords (Google Ads) là hình thức quảng cáo trả phí cho kết quả tương ứng với từ khóa do người dùng nhập vào. Nhờ vào sự phổ biến của Google, đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất trong số các hình thức quảng cáo trả phí trên công cụ tìm kiếm.
Với Google Ads, bạn vẫn có nhiều loại hình quảng cáo như:

Các hoạt động của SEO bao gồm:

Quảng cáo dạng kết quả tìm kiếm (Google Search): hình thức quảng cáo Google quen thuộc nhất, các trang web quảng cáo sẽ hiển thị ở các vị trí đầu của trang SERP.

Quảng cáo mua sắm (Google Shop Ads): xu hướng quảng cáo mới của Google, áp dụng khi người dùng nhập vào một mặt hàng, kết quả sẽ đề xuất hình ảnh – giá – địa chỉ website kinh doanh trực tiếp mặt hàng này.

Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network – GDN): Google mở rộng phạm vi cho các nhà quảng cáo qua định dạng này, quảng cáo sẽ được hiển thị trong mạng lưới các website đối tác của Google.

Quảng cáo Video (Video Ads): Với Youtube và hàng triệu website liên kết, Google cung cấp sân chơi bất tận cho các nhà quảng cáo.

Mách nhỏ! Bạn vẫn có thể nâng cao thứ hạng tự nhiên qua dịch vụ SEO

Funfact: “Facebook” là truy vấn được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2019.

2. Facebook Ads – Hình thức quảng cáo trên mạng xã hội

Lần đầu áp dụng vào năm 2007, mặc dù vẫn sử dụng từ khóa tìm kiếm, Facebook Ads ưu tiên chọn sở thích và hành vi trực tuyến (online behaviour) của người dùng trên chính mạng xã hội này để đề xuất kết quả quảng cáo.

Tính đến tháng 1/ 2021, Việt Nam có gần 70 triệu Facebooker/tổng số hơn 98 triệu dân.

Về mặt vị trí hiển thị quảng cáo Facebook, chúng có thể xuất hiện linh hoạt ở nhiều nơi: trong Newsfeed, Marketplace, Video và kết quả tìm kiếm từ thanh search. Bên cạnh các nền tảng hỗ trợ của mạng xã hội này là Instagram, Messenger và Facebook Audience Network.
Về mặt hình thức quảng cáo trên Facebook, tương tự Google Ads, các nhà quảng cáo có thể lựa chọn một hoặc nhiều loại định dạng phù hợp tương ứng với text, hình ảnh, video, mặt hàng kinh doanh.

Funfact: Trên trang trợ giúp doanh nghiệp, Facebook hướng dẫn các nhà quảng cáo của họ tối ưu cách sử dụng Google Ads.

3. Google Ads và Facebook Ads – Nên chạy quảng cáo nào?

Cái tên Facebook Ads và Google Ads khiến người ta dễ lầm tưởng hai công cụ này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Khi đối diện với câu hỏi: Nên chạy quảng cáo Google hay Facebook? Doanh nghiệp luôn đi tìm một câu trả lời duy nhất trong:

1- Chú trọng từ khóa của Google Ads
2- Tận dụng thông tin của Facebook Ads

Khi chúng ta đi sâu hơn trong các phần tiếp theo, bạn sẽ hiểu rằng chúng không loại trừ lẫn nhau. Bạn có thể tận dụng cả hai công cụ cho nhiều mục tiêu kinh doanh.
Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt thực sự giữa Quảng cáo Google và Quảng cáo Facebook cũng như cách chúng giúp các chiến dịch PPC của bạn hoạt động tốt nhất.

So sánh Facebook ads và Google ads: đặc điểm khác nhau tiêu biểu

Bên cạnh sự khác nhau cốt lõi được nhắc đến vừa rồi, Facebook Ads và Google Ads còn có những điểm cá tính riêng. Những điểm khác nhau được liệt kê dưới đây là những điểm mà doanh nghiệp nên nắm rõ trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trả phí.

1. Khác nhau ở: cách tính phí quảng cáo

Không phải cứ chạy quảng cáo là sẽ mất phí, hãy cùng tìm hiểu khi nào nhà quảng cáo phải trả phí và trả phí như thế nào.

a. Cách tính phí Google Ads

Google áp dụng hình thức tính phí Cost-Per-Click (CPC), doanh nghiệp chỉ trả phí người dùng nhấp vào quảng cáo được hiển thị, điều này áp dụng cho tất cả định dạng quảng cáo Google được nêu phía trên.

Chi phí quảng cáo cho một lượt nhấp không cố định, thay đổi tùy thuộc vào thời điểm, độ cạnh tranh của từ khóa được chọn để quảng cáo. Nhà quảng cáo sẽ đấu thầu giá, thiết lập giá trần (mức cao nhất có thể trả cho một từ khóa) và ngân sách quảng cáo.

b. Cách tính phí Facebook Ads

Dựa trên online behaviour của người dùng, chi phí quảng cáo Facebook được xác định theo hình thức Cost-Per-Action (CPA), doanh nghiệp trả phí theo khi người dùng có bất kỳ action trên bài đăng quảng cáo.

Những hành động tương tác của người dùng được cho là action để tính phí quảng cáo Facebook gồm:

Lượt reach: số lượng người dùng mà quảng cáo sẽ tiếp cận
Lượt engagement: số lượng tương tác (react, comment, share, view) của bài quảng cáo
Lượt impression: số lần quảng cáo xuất hiện và tiếp cận người dùng

2. Khác nhau ở: phạm vi và cách thức hiển thị quảng cáo

Google Ads chỉ xuất hiện khi người dùng có hành vi tìm kiếm một từ khóa nhất định. Các quảng cáo dạng Google search và Google Shop Ads như trang web, trang sản phẩm, landing page và cả đường dẫn trực tiếp đến fanpage ở các mạng xã hội sẽ hiện ra sau khi người dùng nhấn enter.

Tiếp theo sau đó, các nhà quảng cáo thường đầu tư quảng cáo Google Shop Ads, Network Display, Video Ads khi người dùng truy cập những trang web bằng trình duyệt Google hoặc Youtube.

Mặc dù người dùng khi tương tác với bài đăng quảng cáo Facebook sẽ được điều hướng đến các trang giống Google ads kể trên. Điểm đặc trưng Facebook Ads là quảng cáo có thể xuất hiện ngẫu nhiên trong Newsfeed, Messenger, Instagram Feed và Stories của người dùng mục tiêu.

3. Khác nhau ở: mục đích tìm kiếm của người dùng

Không khó để nhận định, người dùng khi tìm kiếm trên Google và Facebook vốn có mục tiêu và đang ở giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng. Điều này chứng minh cách nhìn nhận của người dùng khi tiếp xúc quảng cáo ở hai nền tảng này cũng khác nhau.

Thông thường, người dùng thường sử dụng Google để tra cứu khi đã có nhu cầu lựa chọn để mua hàng hoặc thậm chí truy cập trực tiếp một địa chỉ website cụ thể.

Ở khía cạnh khác, các nhà quảng cáo Facebook luôn tìm cách đổi mới và thu hút, vì phần lớn người dùng tiếp xúc chưa có nhu cầu mua hàng. Chính vì thế, quảng cáo Facebook thường chú trọng tiêu chí kích thích nhu cầu hoặc tạo ấn tượng nhất định để người dùng nhớ đến khi có nhu cầu.
Đây cũng là lý do, Facebook Ads luôn là lựa chọn hàng đầu của các mặt hàng FMCG, F&B, eCommerce – những lĩnh vực có yếu tố đặc trưng là quá trình mua hàng diễn ra nhanh. Phần lớn đơn hàng từ quảng cáo Facebook thường diễn ra online, offline chỉ chiếm một phần thiểu số.

4. Đều có ưu điểm riêng biệt

Google Ads luôn thể hiện sức mạnh của mình ở tính đa dạng và quy mô rộng. Google luôn không ngừng cải tiến cho nhà quảng cáo nhiều hình thức lựa chọn, cho quảng cáo xuất hiện ở cả các trang web khác.

Chỉ hoạt động trong hệ sinh thái riêng, Facebook tận dụng nguồn dữ liệu người dùng vốn có để cho phép nhà quảng cáo xác định rõ chân dung đối tượng khách hàng, hiểu rõ hành vi và sở thích nhằm mang lại tỷ lệ ROI cao.

Thoạt đầu, điều này khiến nhiều nhà quảng cáo cho rằng về mặt số lượng người dùng, một đế chế Facebook sẽ có phần lép vế hơn so với lãnh thổ toàn cầu của Google. Thế nhưng đến nay, điều này thực sự đã không còn đáng kể.

Facebook ads và Google ads: yếu tố cân nhắc khi lựa chọn

Khi liên hệ với agency, nhiều doanh nghiệp muốn tìm câu trả lời chính xác nhưng lúc nào cũng được tư vấn rằng theo dạng “phụ thuộc” hay “tùy vào”.

Các agency chuyên nghiệp sẽ tư vấn dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm. Vì trong các yếu tố ĐỐI TÁC – SP/DV – MỤC TIÊU, không hề có hai chiến dịch marketing giống nhau ở cả ba.

Sau đây là các yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc để bạn cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy cùng tìm hiểu thêm:

1. Mục tiêu quảng cáo

Giữa doanh số và quảng cáo, bạn ưu tiên mục tiêu nào hơn? Bạn muốn tập trung xây dựng thương hiệu hay gia tăng doanh thu? Câu trả lời sẽ tác động rất lớn đến quyết định.

Vì điều này yêu cầu câu trả lời và giải thích chi tiết, chúng tôi đã dành toàn bộ phần tiếp theo để hướng dẫn bạn thực hiện điều này.

2. Lĩnh vực kinh doanh

Có những lĩnh vực kinh doanh mang đậm tính social hoặc cần sự tiện lợi, nhanh chóng của mạng xã hội khiến Facebook Ads trở nên tối ưu, có thể kể đến như truyền thông – sự kiện, ngành bán lẻ, nhu yếu phẩm, F&B, fast fashion (thời trang nhanh), eCommerce.

Google Ads vẫn luôn là lựa chọn trước tiên của các mặt hàng thuộc nhóm ngành tiêu dùng chậm (non-FMCG), may mặc – giày dép, hàng điện tử và các mặt hàng thuộc phân khúc cao cấp.

3. Loại hình doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa B2C và B2B có thể dẫn đến sự lựa chọn của bạn đối với Quảng cáo Facebook hoặc Quảng cáo Google.

Đối với B2C, Facebook có thể là một lựa chọn tốt hơn vì nhiều hoạt động mua bán nhanh chóng diễn ra ở đó. Mặt khác, Quảng cáo Google lại phù hợp hiệu quả đối với việc mua hàng B2B, thường mất nhiều thời gian hơn và liên quan đến nhiều người ra quyết định.

4. Hành trình mua hàng – Buyer Journey

Trong hành trình mua hàng theo mô hình 5A (Awareness – Nhận biết, Appeal – Chú ý, Ask – Hỏi, Tìm hiểu, Action – Hành động, Advocate – Ủng hộ), bạn muốn tập trung vào giai đoạn nào nhất?
Nếu bạn muốn nhắm mục tiêu 3 giai đoạn đầu thì Quảng cáo Facebook sẽ là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn đang nhắm đến 2 bước cuối của hành trình, Google Ads sẽ không làm bạn thất vọng với thời gian chốt giao dịch ngắn.

5. Nguồn lực sẵn có

Điều kiện cần:
Để quảng cáo Google, bạn phải có trong tay website, landing page hoặc có thể tận dụng trang Facebook để cạnh tranh trên SERP. Tất nhiên, fanpage là điều kiện tối thiểu để bạn thực hiện quảng cáo Facebook.
Điều kiện đủ:
Facebook là sân chơi rộng mở cho tất cả mọi người nhưng để trở thành ứng viên tiềm năng, bạn cần đầu tư sáng tạo content, thiết kế visuals chuyên nghiệp, đều đặn và có chiến lược.
Google thích hợp với các nhà kinh doanh muốn đầu tư chỉn chu ngay từ đầu để sử dụng dài hạn, điều này thể hiện trong quá trình phát triển website, landing page hay trang fanpage được cập nhật 

Facebook Ads và Google Ads: lựa chọn theo mục tiêu

Mục tiêu 1 – Số lượng / Chất lượng tiếp cận khách hàng

Có thể thấy, quảng cáo Google là lựa chọn phù hợp khi doanh nghiệp muốn gia tăng phạm vi tiếp cận khách hàng nhờ vào quy mô khổng lồ cho khả năng hiển thị cao hơn.

Bên cạnh từ khóa, việc xác định người dùng mục tiêu dựa trên vị trí, nhân khẩu học cơ bản (như tuổi, giới tính) và thiết bị sử dụng. Ngoài ra, Google Ads giúp tăng kết nối với người dùng đã từng truy cập vào trang của bạn bằng việc đăng tải quảng cáo khi họ truy cập vào những trang khác

Mặt khác, đối tượng tương tự (lookalike audiences) là một tính năng lợi thế của Quảng cáo Facebook. Các nhà quảng cáo có thể sàng lọc đối tượng dựa trên các dữ liệu khách hàng đăng tải khi sử dụng Facebook, do đó cơ hội thành công cao hơn nhiều.

Nếu sản phẩm / dịch vụ của bạn có hành trình mua hàng dài và việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là điều cần thiết, thì Quảng cáo trên Facebook là lựa chọn đầu tiên của bạn.

Mục tiêu 2 – Doanh số / Chuyển đổi / ROI

Nếu một người đang tìm kiếm thông tin để mua hàng, bạn nghĩ họ sẽ truy cập vào đâu đầu tiên, Google hay Facebook?

Câu trả lời rất rõ ràng: Google đóng vai trò như một trung tâm thông tin cho những ai có ý định mua hàng, trong khi người dùng Facebook không có ý định mua sắm khi đang lướt newsfeed. Do đó, quảng cáo Google là đối tác cho doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn.

Doanh số và tỷ lệ chuyển đổi luôn là hai phạm trù khác nhau, trong khi quảng cáo Google tạo ra doanh số bán hàng nhanh, quảng cáo Facebook luôn mang đến bất ngờ cho nhà quảng cáo qua ROI.

Pro Tip: Tỷ lệ nhấp (CTR) của Quảng cáo Google và Quảng cáo Facebook sẽ tăng nếu bạn tận dụng các vị trí đặt quảng cáo độc đáo của mỗi bên (Google Shopping Ads và Messenger Ads).

lợi ích quảng cáo google và quảng cáo facebook

Lợi ích quảng cáo google và quảng cáo facebook

Mục tiêu 3 – Nhận thức thương hiệu

Thay đổi không khí một chút với case study thực tế: chắc hẳn Grab và The Coffee House đã quá quen thuộc. Hai thương hiệu này đã xây dựng chiến dịch quảng cáo Facebook cho tính năng Grabshare và Pickup thành công. Người dùng biết đến hai từ khóa trên nhờ các chiến dịch này.

Thay đổi không khí một chút với case study thực tế: chắc hẳn Grab và The Coffee House đã quá quen thuộc. Hai thương hiệu này đã xây dựng chiến dịch quảng cáo Facebook cho tính năng Grabshare và Pickup thành công. Người dùng biết đến hai từ khóa trên nhờ các chiến dịch này.

Nếu sản phẩm / dịch vụ của bạn mới đối với thị trường, thì Facebook là lựa chọn tốt hơn để nhiều người biết đến và hiểu rõ hơn.

Ngoài ra, vì quảng cáo Facebook có tính trực quan cao và dễ thu hút khách hàng mới, do nội dung quảng cáo dựa trên sở thích và hành vi trực tuyến. Chiếc lược brand storytelling cũng dễ dàng hơn.

Facebook ads và Google ads: sao không phải cả hai?

Mặc dù cả hai loại hình quảng cáo có những đặc điểm riêng nhưng câu trả lời chủ yếu nằm ở khả năng đầu tư về NG N SÁCH – THỜI GIAN – CÔNG SỨC của bạn. Bạn không cần phải chờ đến khi 3 nguồn lực kia dồi dào mà hãy hành động vào thời điểm phù hợp. Vì đối thủ của bạn có thể đang tăng tốc trong khi bạn vẫn chần chừ chưa xuất phát.
Ngoài ra, vì quảng cáo Facebook có tính trực quan cao và dễ thu hút khách hàng mới, do nội dung quảng cáo dựa trên sở thích và hành vi trực tuyến. Chiếc lược brand storytelling cũng dễ dàng hơn.

Mặc dù cả hai loại hình quảng cáo có những đặc điểm riêng nhưng câu trả lời chủ yếu nằm ở khả năng đầu tư về NGÂN SÁCH – THỜI GIAN – CÔNG SỨC của bạn. Bạn không cần phải chờ đến khi 3 nguồn lực kia dồi dào mà hãy hành động vào thời điểm phù hợp. Vì đối thủ của bạn có thể đang tăng tốc trong khi bạn vẫn chần chừ chưa xuất phát.

Đôi khi, lựa chọn cả hai lại cho kết quả tối ưu hơn thay vì tập trung nguồn lực vào một bên. Để tận dụng được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch để phân phối giữa hai bên Google Ads và Facebook Ads.

Đừng gói gọn trong khuôn khổ, doanh nghiệp bạn/sản phẩm bạn luôn có đặc điểm riêng phù hợp với mỗi dạng quảng cáo. Hãy phân tích và tận dụng hình thức phù hợp để truyền tải ưu điểm của bạn đến người dùng nhiều hơn.

Đọc thêm: Tìm hiểu SEO Facebook là gì và cách để fanpage của doanh nghiệp được tìm thấy bởi người dùng.

Agency cung cấp dịch vụ quảng cáo Facebook Ads và Google Ads uy tín

Bạn có thể chạy Google Ads và Facebook Ads ngay bây giờ, nhưng để đạt được kết quả tối ưu thì câu chuyện tưởng chừng nhẹ nhàng lại chuyển sang một diễn cảnh khác.

Ngoài việc chỉ ra đâu là lựa chọn tốt nhất, agency chuyên nghiệp sẽ cho bạn biết phải kết hợp như thế nào? Thứ tự ra sao? On Digitals luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình xây dựng thương hiệu bền vững nhằm đạt được những kết quả vượt trội.

Tìm hiểu dịch vụ quảng cáo Facebook adsquảng cáo Googleliên hệ ngay để được tư vấn giải pháp phù hợp.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận