Chi tiết bài viết

Xây dựng thương hiệu từ trong tiềm thức khách hàng

Dịch vụ Digital Content

07/10/2022

49

Xây dựng thương hiệu từ trong tiềm thức khách hàng | On Digitals


các loại hình website

Xây dựng thương hiệu là bước đầu tiên trong chiến lược marketing thương hiệu. Bài viết sau đây sẽ làm rõ về chiến lược branding doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu – Branding kết nối khách hàng từ trong tiềm thức

Các doanh nghiệp hiện nay đều cho rằng, branding – xây dựng thương hiệu là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing thương hiệu. Tùy vào đặc điểm mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược branding khác nhau.

Tuy nhiên, cách làm branding tại các doanh nghiệp đều chung mục đích tạo dựng thương hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về xây dựng thương hiệu qua bài viết này.

Branding là gì?

Khi nói “apple”, bạn sẽ nghĩ đến gì? Có phải chỉ đơn thuần là quả táo, hay bạn sẽ nghĩ ngay đến thiết bị bạn đang cầm trên tay? Khi đề cập đến hình ảnh “nút play màu đỏ” phải chăng bạn sẽ nghĩ ngay đến Youtube? Những điều nói trên chính là ví dụ về sức mạnh của branding. Chúng tác động đến ngay trong tiềm thức của bạn mà chính bạn cũng không hề biết.

“Branding là tạo ra sản phẩm và dịch vụ với sức mạnh của một nhãn hiệu” – Kotler & Keller

Có thể hiểu đơn giản, branding hay xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra nhận thức tích cực và mạnh mẽ về thương hiệu từ trong tâm trí khách hàng. Giúp họ phân biệt được thương hiệu của bạn với các thương hiệu khác.


các loại hình website

Tại sao Branding lại đóng vai trò quan trọng?

Tạo dựng thương hiệu tạo nên hiệu quả trong việc đưa thương hiệu vào nhận thức của khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp mỗi khi nhắc đến. Dưới đây là bốn trong nhiều lợi ích mà branding có thể mang lại.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu chính là làm cho doanh nghiệp của mình khác biệt, không chìm lẫn với vô vàn các doanh nghiệp khác trên thị trường. Điểm khác biệt mà thương hiệu tạo nên chính là lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với nhiều đối thủ cùng ngành.

Từ đó, chiến lược marketing thương hiệu giúp thu hút được khách hàng tiềm năng và có cơ hội chuyển đổi thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Tạo sự nhận thức về thương hiệu

Chiến lược marketing thương hiệu là làm cho khách hàng nhớ đến và lựa chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp. Bạn sẽ không thể bán được hàng hay cung cấp được dịch vụ nếu không ai biết sự tồn tại của chúng. Branding sẽ giúp khách hàng biết đến thương hiệu và nghĩ ngay đến sản phẩm khi có nhu cầu.

Đối với những sản phẩm mới, 59% người tiêu dùng lựa chọn những thương hiệu mà họ tin tưởng. Trong đó, 21% khách hàng chọn mua sản phẩm mới của thương hiệu được yêu thích.

Ví dụ khi bạn cần một không gian thoải mái và yên lặng để làm việc, bạn có nghĩ ngay đến Starbucks?


Chiến lược branding của Starbucks

Tạo niềm tin cho đối tác và khách hàng

Tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cần có quá trình thiết kế đồ hoạ về bộ nhận diện gồm logo, hình ảnh và đồng bộ với slogan, mục tiêu, tầm nhìn doanh nghiệp được thống nhất rõ ràng. Bên cạnh hiệu quả về độ phủ sóng và tiếp cận khách hàng, một doanh nghiệp xây dựng chiến lược branding hiệu quả sẽ được khách hàng đánh giá cao về độ uy tín và chuyên nghiệp.

Khi khách hàng nhận thức thương hiệu bạn là đáng tin cậy và có sự kết nối với họ, thì khả năng họ là khách hàng cho sản phẩm tiếp theo bạn tung ra thị trường là rất lớn. Ngoài ra, một doanh nghiệp tạo được sự uy tín cũng sẽ đem lại niềm tin cho các đối tác hơn, điều này sẽ rất có lợi cho các kế hoạch kinh doanh tiếp theo.

Tăng giá trị doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có được cách làm branding hiệu quả và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, từ đó giá trị thương hiệu cũng sẽ tăng theo chiều hướng tích cực. Danh tiếng và mối quan hệ tốt với khách hàng là một trong những yếu tố mà các nhà đầu tư cần cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư.

Xây dựng thương hiệu từ đâu?

Việc tác động đến nhận thức của khách hàng đòi hỏi một chiến lược marketing thương hiệu dài hạn. Có rất nhiều công việc cần phải thực hiện để xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh. Dưới đây đề cập những công việc cơ bản nhưng cũng quan trọng nhất mà các nhà quản trị nên quan tâm khi bước đầu xây dựng thương hiệu của mình.

Tên thương hiệu

Trong chiến lược branding, tên của thương hiệu là yếu tố cần được khách hàng ghi nhớ. Vì thế tên thương hiệu luôn có sự đầu tư và nghiên cứu. Một tên thương hiệu tốt sẽ truyền tải được tinh thần và thông điệp của sản phẩm, dịch vụ và đôi khi kích thích sự tò mò, khiến khách hàng nhớ đến


phân loại website theo lĩnh vực

“Red bull” hay “bò húc” là một ví dụ tiêu biểu. Tên thức uống tăng lực này thể hiện sự mạnh mẽ và đầy sinh lực đúng với tinh thần của sản phẩm. Ngoài ra, cái tên cũng đã gây sự kích thích và tò mò cho khách hàng khi tung ra thị trường.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp định vị bản thân, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sau này. Khách hàng cũng sẽ có một nhận thức ban đầu về sản phẩm thông qua tầm nhìn và sứ mệnh.

TED (viết tắt của Technology, Entertainment, Design – Là hội thảo về Công nghệ, Giải trí, Thiết kế) truyền tải sứ mệnh “Spread ideas” (lan truyền ý tưởng), thông điệp này sẽ giúp người xem có thể nhớ đến tổ chức là một nơi tốt nhất để chia sẻ và học hỏi những kiến thức mới.

Bộ nhận diện thương hiệu

Đây là yếu tố quan trọng và hầu như là công việc đầu tiên khi xây dựng thương hiệu cho một công ty hay một sản phẩm. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những thứ liên quan đến hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng và cả ngôn từ của một thương hiệu.

4
Xây dựng thương hiệu thông qua bộ nhận diện thương hiệu

Logo là một điển hình, chúng sẽ gắn bó cùng doanh nghiệp và dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng nhất. Một logo tốt thể hiện tinh thần và thông điệp mà thương hiệu truyền tải một cách tinh tế. Vì vậy, không lạ khi các doanh nghiệp lớn thay đổi logo đều tạo được sự quan tâm và tốn không ít giấy mực từ báo chí.


Chiến lược branding Amazon thành công khi thiết kế logo gợi nhớ

Logo Amazon với biểu tượng mũi tên kéo dài từ A đến Z sẽ giúp khách hàng biết đây là nơi bán tất cả mọi thứ “từ a đến z”. Thậm chí khi chỉ còn mỗi dấu mũi tên như ảnh, khách hàng vẫn có thể dễ dàng nhận biết thương hiệu này.

Các doanh nghiệp đều mong muốn có cách làm branding phù hợp với thương hiệu của mình. Đồng thời, tìm kiếm phương án thiết kế logo hay bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, thể hiện đúng tinh thần doanh nghiệp.

On Digitals tự hào là một trong những công ty agency hàng đầu được tin tưởng từ nhiều đối tác lớn, cung cấp các dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, digital marketing, đặc biệt là social media. Chúng tôi không chỉ là những bản thiết kế đơn thuần mà còn là sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng để đem đến thành quả tốt nhất.

Liên hệ ngay với On Digitals để được tư vấn chu đáo hơn!


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận