Chi tiết bài viết
Tổng hợp 10 Xu hướng Marketing hiện nay
20/09/2023
40
Video Marketing – Top 10 xu hướng marketing hiện nay
Video Marketing cho phép doanh nghiệp mang đến sự đa dạng hóa nội dung một cách linh hoạt và là xu hướng được vinh danh là tương lai của nền công nghiệp digital marketing. Từ video giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng đến những câu chuyện thú vị xoay quanh thương hiệu, mọi thứ đều có thể được truyền tải một cách trực quan và gần gũi với khách hàng.
Livestream
Livestream, hay còn gọi là phương thức phát sóng trực tiếp, đang là một xu hướng nổi bật trong lĩnh vực Marketing. Trong thời đại nhân loại ưa thích tiêu thụ nội dung một cách dễ hiểu và trực quan, Livestream đã trở thành một trong số nhiều hình thức tiếp thị thành công đến với người tiêu dùng.Đáng chú ý nhất tại thị trường tỷ dân Trung Quốc, doanh thu của livestream của mỗi thương hiệu trong mỗi phiên live là rất lớn.
Livestream đang trở thành xu hướng Marketing hiện nay
Cơn sốt Livestream đã được hưởng ứng bởi nhiều quốc gia Châu Á khác và Việt Nam là một trong số đó. Không khó bắt gặp các chiến dịch được thực hiện bởi các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, hay các sàn thương mại điện tử khác nhau vào mỗi đợt chiến dịch bán hàng được diễn ra.
Việc truyền tải nội dung thời gian thực đến khách hàng không chỉ tạo sự gần gũi mà còn tạo ra sự tương tác chân thành. Khách hàng có thể tham gia bằng cách bình luận và đặt câu hỏi trực tiếp, giúp tạo dựng mối quan hệ tốt hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Short Video
Xu hướng video ngắn, hay còn gọi là short video, đang làm mưa làm gió trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như TikTok, Instagram Reels và Youtube Shorts. Với thời lượng ngắn, short video tập trung vào việc chia sẻ thông điệp một cách ngắn gọn, gây ấn tượng mạnh mẽ trong khoảng thời gian ngắn. Điều này phù hợp với tâm lý người tiêu dùng hiện nay, khi họ mong muốn nhận được thông tin nhanh chóng và thú vị.
Video dạng ngắn dự định sẽ “thống trị” trong thời gian dài
Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ nội dung video ngắn của người dùng mạng xã hội ngày càng tăng trong tương lai, các thương hiệu cần xây dựng cho riêng mình chiến lược Video Marketing phù hợp nhằm giữ chân khách hàng bởi 3 giây đầu tiên của video rất quan trọng. Cần tập trung truyền tải nội dung một cách ngắn gọn và mang đến cho người xem những thông tin mang lại lợi ích cho họ.
Influencer Marketing
Influencer Marketing hay tiếp thị bằng người có sức ảnh hưởng đã tồn tại trong một thời gian dài và hiện vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Influencers hay KOLs là những cá nhân có sức ảnh hưởng nhất định trên một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội.
Họ góp phần xây dựng hành vi tiêu dùng và đưa ra quyết định mua sắm của người theo dõi hoặc người hâm mộ. Bởi hành vi người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng vào lời nói của chính những người khác nói (word-of-mouth) hơn là các hình thức quảng bá khác của thương hiệu bất kể lớn hay nhỏ.
Chính vì thế, khi Influencers sử dụng sản phẩm/ dịch vụ rồi viết một bài review hoặc thực hiện video nói những điểm mạnh về sản phẩm/ dịch vụ nào đó chính là cách thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn nhiều so với cách thức quảng cáo truyền thống.
Vì vậy, việc người nổi tiếng sử dụng và nói những điều tốt đẹp về một sản phẩm thực nào đó hiện đang chính là cách thu hút khách hàng tốt hơn nhiều so với cách quảng cáo truyền thống.
Influencer Marketing là gì?
Củng cố thêm cho tiềm năng của phương thức Marketing này mang lại, HubSpot đã đưa ra số liệu rằng có đến 17% marketer có khả năng đầu tư vào Influencer Marketing và có đến 89% những người đang sử dụng sẽ tiếp tục và tăng ngân sách đầu tư vào đây trong năm 2024.
Yếu tố cần thiết cho sự thành công của một Campaign Influencer Marketing chính là tính chân thực. Dựa vào mục tiêu của chiến dịch và đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra quyết định chọn lựa Influencers một cách hợp lý. Thương hiệu cần xây dựng một chiến lược nội dung sáng tạo và chân thực để thu hút khán giả từ chính trải nghiệm của Influencers/ KOLs.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và Metaverse
Bên cạnh các phương thức quảng bá truyền thống như báo giấy hay truyền hình, các marketers hiện nay đã tìm ra phương án tối ưu hóa hiệu quả công việc bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại. Nhờ vào cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo được xem như cải cách mới cho công nghệ hiện nay và hình thức quảng bá mới cho người dùng thông qua Metaverse.
Trí tuệ nhân tạo
Artificial Intelligence (AI) hay trí tuệ nhân tạo, hiện đang được sử dụng rộng rãi không chỉ bởi các kỹ sư hay nhà phát triển web, mà còn được vận dụng rộng rãi và dần trở thành xu hướng Marketing hiện nay.
Công cụ này được dự đoán có khả năng thay đổi cục diện Marketing trên toàn thế giới, bởi AI có thể giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp có mức độ chính xác cao với chi phí thấp và hạn chế được rủi ro.
Các thuật toán thông minh đang được tận dụng cho các chiến dịch Marketing hiện nay được kể đến như:
- Tính năng quảng cáo tự động của Facebook có thể đưa nội dung bài viết đến người đọc trong khoảng thời gian 1 tháng.
- Khả năng lên lịch bài viết Facebook trong vòng 1 tháng.
- Tận dụng chatbot, livechat để trao đổi và tối ưu trải nghiệm của khách hàng.
- Sử dụng công cụ Email Marketing để tự động gửi Email đến khách hàng phân loại khách hàng dựa trên hành vi đọc Email.
- Đề xuất ý tưởng, nội dung và đo lường quả chiến dịch.
- Soạn thảo nội dung bài viết chỉ với từ khoá.
Metaverse
Metaverse hay vũ trụ ảo được xem như một vũ trụ kỹ thuật số, được tạo ra bằng cách kết hợp các công nghệ như thực tế ảo (VR), tăng cường thực tế (AR), trí tuệ nhân tạo (AI), đồ hoạ đa chiều, các phần cứng, phần mềm và hệ thống thuật toán.
Trong thế giới này, người dùng có thể tương tác với nhau và với môi trường xung quanh thông qua các hình tượng số hóa hoặc avatar, tạo ra một trải nghiệm tương tác hết sức thực tế.
Metaverse mở ra nhiều cơ hội Marketing hiện nay
Bên cạnh các trải nghiệm ấy, Metaverse có tiềm năng biến đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, công việc có thể được thực hiện từ xa trong một môi trường ảo, giúp tạo ra sự linh hoạt và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, metaverse cũng mang lại cơ hội cho các lĩnh vực như giáo dục, nghệ thuật, và thương mại điện tử để phát triển các ứng dụng sáng tạo và tận dụng tiềm năng của không gian ảo.
Metaverse là một định nghĩa mới có phần khó tin của công nghệ tiên tiến. Chính vì thế, Metaverse marketing là một trong các top xu hướng marketing hiện nay. Marketers cần tìm hiểu Metaverse là gì và tiềm năng của nó mang lại. Cần cân nhắc xem đối tượng mục tiêu có giá trị nhất cho nền tảng này đó chính là thế hệ Gen Y và Gen Z.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Với tên gọi khác trong tiếng anh “Personalization” – cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng là xu hướng đang được các nhãn hàng rất chú ý. Việc này thường được thực hiện dựa trên việc thu thập và phân tích thông tin cá nhân của khách hàng, như lịch sử mua sắm, sở thích, và hành vi trực tuyến.
Dựa trên dữ liệu này, doanh nghiệp có thể cung cấp nội dung và ưu đãi có giá trị, thậm chí là tùy chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ để làm cho trải nghiệm của khách hàng trở nên đặc biệt và thoải mái hơn. Một ví dụ về chiến dịch cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tiêu biểu đó là “Share a Coke – Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” đã khuấy đảo giới trẻ Việt trong một thời gian dài.
Share a Coke – Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè
Coca-Cola hẳn đã là nhãn hàng thân thuộc đối với đại đa số người tiêu dùng. Thế nhưng, không nhiều khách hàng bàn luận hoặc gợi nhắc đến trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm. Nắm bắt được insight ấy, Coke đã đưa ra ý tưởng in tên riêng trên lon Coca-Cola như một lời nhắc đến mọi người về những người thân, bạn bè từ lâu chưa liên lạc hoặc những người bạn mới quen với thông điệp “Trao là kết nối”.
Với trải nghiệm mới từ người dùng, xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm này mang lại cho các chiến dịch tiếp thị mức độ tương tác cao hơn, thu hút được nhiều khách hàng mới. Tiềm năng phát triển và kết quả nghiệm thu khả thi, xu hướng marketing mới này có thể mang lại mức độ tương tác cao, thu hút sự chú ý từ dư luận và khách hàng mới.
Content Marketing
Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là một chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp sử dụng để tạo và chia sẻ nội dung giá trị với mục tiêu tương tác với khách hàng tiềm năng và hiện tại. Mục đích của tiếp thị nội dung là xây dựng mối quan hệ, tạo niềm tin, và thúc đẩy hành động mua sắm từ phía khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết các vấn đề của họ.
Cần chú trọng việc cung cấp các dạng nội dung chất lượng cao như bài viết blog, video, hình ảnh, podcast,…. Các thông tin ấy phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và mang đến trải nghiệm tốt đến khách hàng khi họ muốn trải nghiệm một thương hiệu cụ thể.
Tiếp thị nội dung không phải là một chiến dịch ngắn hạn mà là một quy trình liên tục. Cần duy trì cung cấp nội dung mới và cập nhật để duy trì sự quan tâm của khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Organic SEO
SEO đã và đang là xu hướng Marketing Online rất được chú ý thời gian gần đây bởi xu hướng marketing này có thể thu hút lượt click về website và kết nối doanh nghiệp đến đúng với khách hàng mục tiêu. Chính vì những lợi điểm của SEO, xu hướng này vẫn đang được ưa chuộng sử dụng bởi nhiều thương hiệu.
Chiến lược SEO có thể giúp nội dung tiếp cận đến nhiều người đọc và đạt được vị trí cao trên SERPs. Chính vì thế, sử dụng phương thức này trong bài sẽ giúp thu hút lượt nhấp và quảng bá website tốt hơn.
SEO – Xu hướng Marketing Online mang lại hiệu quả cao
Các xu hướng Marketing cần được áp dụng cho SEO:
- Blogging: Mỗi website cần có phần blog để dễ xếp hạng hơn so với các trang khác cùng ngành, hoặc quảng cáo dịch vụ, sản phẩm.
- Các thuật toán: Thuật toán từ AI có thể kiểm tra các yếu tố quan trọng như CTR, thời gian đọc trung bình,… chính vì thế nội dung chính là yếu tố quan trọng để giữ chân người dùng.
- Content dạng dài: SERPs ưu tiên các nội dung dài từ 2000 – 3000 từ
Bởi những yếu tố kể trên, sử dụng dịch vụ SEO cho chiến lược Marketing Online chính là một sự đầu tư cần thiết cho kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp.
Social Media Marketing
Social Media Marketing (Tiếp thị trên mạng xã hội) là một chiến lược tiếp thị số dựa trên sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và nhiều nền tảng khác để tạo và chia sẻ nội dung với mục tiêu tương tác với khách hàng, xây dựng thương hiệu, và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Các nền tảng mạng xã hội đã và đang phát triển rất mạnh mẽ hiện nay, chính vì thế rất nhiều doanh nghiệp đều sử dụng mạng xã hội cho chiến dịch tiếp thị.
Mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có cách thức tiếp thị khác nhau, việc đầu tiên các marketer cần làm đó chính là xác định loại hình tiếp thị nào sẽ hiệu quả trên mỗi nền tảng mạng xã hội.
Các nội dung truyền tải trên mạng xã hội cần chú ý đến cả nội dung lâu dài và nội dung theo xu hướng. Áp dụng luân phiên các loại nội dung này vào đúng thời điểm, đối tượng, chiến dịch quảng bá sẽ thu hút được sự quan tâm và mang lại sự hiệu quả.
Nắm bắt những xu hướng mới giúp marketers có khả năng tạo ra các nội dung liên quan đến thông tin doanh nghiệp một cách nhanh chóng và có tính viral cao. Bên cạnh đó, cần sử dụng các bài đăng cố định để truyền đạt thông điệp và thông tin thương hiệu,…
Tiếp thị trên mạng xã hội là một công cụ mạnh mẽ để kết nối với khách hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu cần cân nhắc kết hợp nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau và xây dựng chiến lược để thực hiện một cách hiệu quả.
Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh
Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng được sử dụng phổ biến bởi sự xuất hiện của các trợ lý ảo như Alexa, Siri, Google Assistant,…. Chúng cho phép người dùng tìm kiếm thông tin trên internet bằng cách sử dụng giọng nói hoặc hình ảnh thay vì phải nhập văn bản vào ô tìm kiếm.
Người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói
Lợi ích của tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh là tăng cường sự thuận tiện và tương tác người dùng. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người muốn tìm kiếm thông tin nhanh chóng mà không cần phải nhập văn bản hoặc mô tả chi tiết. Tuy nhiên, để hiển thị trong kết quả tìm kiếm này, các trang web và ứng dụng cần phải tối ưu hóa nội dung và hình ảnh của họ cho các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh.
Nội dung do người dùng tạo ra (UGC)
Nội dung do người dùng tạo ra, viết tắt là UGC (User-Generated Content), là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và tạo nội dung trực tuyến. UGC bao gồm mọi loại nội dung được tạo ra bởi người dùng cuối, chẳng hạn như bài viết, đánh giá, bình luận, hình ảnh, video và các hình thức tương tác khác trên các nền tảng trực tuyến, chẳng hạn như trang web, mạng xã hội và ứng dụng di động.
Gen Z là tệp khách hàng được chú trọng tiếp thị đối với nhiều thương hiệu và với sự sáng tạo không giới hạn của thế này, UGC sẽ có xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
Nội dung do người dùng tạo ra xây dựng hình ảnh tốt cho thương hiệu
Vậy làm thế nào để tạo cơ hội để khách hàng tạo nội dung cho thương hiệu? Đầu tiên, thương hiệu cần chú trọng trải nghiệm người dùng trên mọi phương diện. Bởi đây sẽ là cơ sở giúp xây dựng niềm tin, làm cho khách hàng hài lòng và khiến việc chia sẻ trải nghiệm của họ dễ dàng hơn.
Hãy luôn lắng nghe các trải nghiệm tích cực và tiêu cực của khách hàng, tương tác thường xuyên và tạo ra các mini game để thỏa mãn sự sáng tạo không giới hạn của người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội.
Phát triển cộng đồng
Một phương thức tuyệt vời để quảng bá thương hiệu và tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn đó chính là xây dựng và phát triển cộng đồng cho riêng mình. Doanh nghiệp có thể xây dựng cộng đồng dựa trên nền tảng những cá nhân có chung một mối quan tâm về ngành hàng và sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đang cung cấp.
Một số lý do khiến việc xây dựng cộng đồng có thể tiếp thị và trở thành xu hướng marketing hiện nay và cần xuất hiện trong chiến lược marketing của doanh nghiệp:
- Tạo sự kết nối và tương tác: Cộng đồng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Nhờ vào các diễn đàn, mạng xã hội, hay trang web riêng, khách hàng có cơ hội trò chuyện, đặt câu hỏi và chia sẻ ý kiến với nhau cũng như với thương hiệu.
- Tạo lòng trung thành: Khi khách hàng tham gia vào cộng đồng, họ cảm thấy thân thuộc với thương hiệu hơn. Điều này có thể dẫn đến sự lòng trung thành cao hơn và khả năng mua sắm lặp lại.
- Tạo thông điệp phù hợp: Thương hiệu có thể dễ dàng theo dõi và hiểu được nhu cầu và quan điểm của khách hàng thông qua việc tham gia vào cộng đồng. Điều này giúp họ tạo ra nội dung và chiến dịch tiếp thị phù hợp hơn.
- Tạo uy tín: Một cộng đồng hoạt động tích cực và mang giá trị cho thành viên sẽ tạo nên sự uy tín cho thương hiệu. Khách hàng sẽ có thể đánh giá thương hiệu dựa trên sự tham gia tích cực của họ trong cộng đồng.
- Tận dụng tiềm năng của chia sẻ: Cộng đồng có thể giúp đẩy mạnh chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Khi thành viên trong cộng đồng chia sẻ về trải nghiệm tích cực của họ, điều này có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền và giúp tiếp thị miễn phí.
- Tạo ra nội dung đa dạng: Cộng đồng có thể cung cấp nguồn cung cấp ý tưởng cho nội dung tiếp thị, từ bài viết blog đến video và hình ảnh, giúp tạo ra nội dung phong phú và thú vị cho khách hàng.
Xem thêm: Những xu hướng kinh doanh trong 5 năm tới là gì?
Lời kết
Marketing là một khía cạnh rất lớn và nhiều tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp. Với sự chuyển biến và phát triển không ngừng, các xu hướng Marketing dần được sử dụng khi áp dụng nhiều hình thức khác nhau và tận dụng sự phát triển của công nghệ. Đón đầu những xu hướng ấy giúp doanh nghiệp cập nhật và xây dựng chiến lược tiếp thị thương hiệu một cách hiệu quả.
Hãy theo dõi On Digitals để cập những thông tin mới nhất liên quan đến Marketing. Liên hệ đến chúng tôi ngay nếu bạn tìm kiếm Digital Agency hỗ trợ bạn trong việc quảng bá sản phẩm/ dịch vụ dựa trên những xu hướng Marketing được nhắc đến trong bài viết này.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Spam mail là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh spam mail
- Tìm hiểu cấu trúc 4ps trong content writing? Bí quyết giúp content thu hút
- Hướng dẫn kiếm tiền từ Facebook Ad Breaks hiệu quả
- Kế hoạch Facebook marketing: Vai trò quan trọng và cách triển khai phù hợp
- Bật Mí Cách Chạy Quảng Cáo Instagram Hiệu Quả Nhất
Đọc thêm