Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

logo
Yêu cầu Hồ sơ năng lực

Chi tiết bài viết

Sự khác biệt giữa Branding và Marketing online của thương hiệu

Dịch vụ quảng cáo trực tuyến

01/03/2021

20

Sự khác biệt giữa Branding và Marketing online của thương hiệu

Khi xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu rõ khái niệm và sự khác biệt về Branding và Marketing để vận dụng chúng một cách hiệu quả cho sự phát triển của toàn công ty.

Branding và Marketing đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Do vậy, những doanh nghiệp thấu hiểu rõ ý nghĩa của 2 hình thức này sẽ dễ dàng có định hướng tốt cho tầm nhìn lâu dài của công ty.

89% nhà quản trị thương hiệu quan tâm đến việc định vị thương hiệu dựa trên trải nghiệm của khách hàng.

Branding thương hiệu – hoạt động tối thượng cần phát triển của mọi doanh nghiệp

Brand (thương hiệu) là thứ vô hình, thường thuộc quyền sở hữu của nhà sản xuất, là những điều mà khách hàng hay người tiêu dùng thực sự nghĩ về doanh nghiệp và những ấn tượng của họ khi nhắc về doanh nghiệp.

Thương hiệu chính là điều gắn chặt với tâm trí khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức. Đây được xem là giá trị cuối cùng quyết định lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Do đó, có thể hiểu hoạt động Branding là tổng hợp các hoạt động xây dựng thương hiệu, nhằm khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng, định hướng những điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng nghĩ về mình. Tạo nên được điểm khác biệt khi khách hàng nhớ tới thương hiệu.

Hoạt động Branding đóng vai trò là sợi dây giúp doanh nghiệp duy trì kết nối giữa mình và khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Việc truyền tải hình ảnh, thông điệp độc đáo, theo cách riêng biệt sẽ giúp khách hàng ghi nhớ về thương hiệu của mình lâu hơn và tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Marc Fisher đã từng nói rằng: “Định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng”

Quá trình thực hiện Branding bao gồm các bước cơ bản để xây dựng phát triển thương hiệu sau:

Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu.
Định vị thương hiệu.
Xây dựng chiến lược thương hiệu.
Xây dựng chiến dịch truyền thông.
Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông.

Sự khác biệt và mối liên kết giữa hoạt động Branding và Marketing

Sự khác biệt cơ bản

Marketing để thu hút khách hàng, Branding để giữ chân khách hàng

Marketing là một dạng thức giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng với mục đích nhằm bán được sản phẩm hoặc dịch vụ. Và hoạt động này còn để giúp khách hàng hiểu được giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

Nếu Branding là thương hiệu, thì Marketing chính là chiến thuật. Marketing là sự khai thác, kích hoạt và thuyết phục người mua. Nhưng Branding lại là hoạt động tạo ra những khách hàng trung thành.

Khách hàng sẽ chỉ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ đến từ thương hiệu mà họ tin dùng. Vì vậy một chiến lược marketing tốt sẽ giúp khách hàng nhận thức được thương hiệu của bạn nhưng để đạt được sự tin tưởng và mua hàng thì cần xây dựng chiến lược Branding để kết nối với khách hàng.

Marketing giúp tạo ra doanh số, Branding giúp tạo ra khách hàng trung thành

Mục tiêu duy nhất của những chiến lược marketing là tạo ra sự hài lòng khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với Branding, ngược lại, một chiến lược thương hiệu tốt cốt yếu là để tạo nên những cảm xúc tích cực mà khách hàng dành cho công ty và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Chiến lược Branding luôn nhắm tới kết quả dài hạn, có thể nói đây không phải là giải pháp hiệu quả dành cho những doanh nghiệp ưu tiên về doanh số. Tuy nhiên, trong lâu dài, Branding tốt sẽ tạo ra được một lượng khách hàng trung thành ổn định, đóng góp to lớn cho doanh thu của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing có thời hạn, chiến lược Branding là vô thời hạn

Luôn có sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng mỗi ngày và doanh nghiệp phải thích ứng và đưa ra những chiến thuật marketing mới để đáp ứng mong muốn của khách hàng. Do đó, một chiến lược marketing chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và luôn phải linh hoạt theo từng xu hướng của thị trường.

Branding lại là một khía cạnh khác khi hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp phải được định hình mọi lúc, mọi nơi. Việc vun đắp và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng không có khi nào kết thúc.

Sự tiến hóa của một doanh nghiệp luôn đi cùng với sự phát triển của Branding. Vì doanh nghiệp luôn phải đổi mới để hòa nhập với thị trường biến động, chiến lược Branding cũng sẽ không bao giờ kết thúc.

Mục tiêu duy nhất của những chiến lược marketing là tạo ra sự hài lòng khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với Branding, ngược lại, một chiến lược thương hiệu tốt cốt yếu là để tạo nên những cảm xúc tích cực mà khách hàng dành cho công ty và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Nói tóm lại, Marketing là hoạt động để thu hút khách hàng nhằm tạo ra được doanh thu và mỗi chiến lược sẽ phục vụ trong từng giai đoạn cụ thể. Còn mục đích của Branding là để tạo ra độ nhận diện và lòng trung thành khách hàng, chiến lược Branding đi kèm với sự tồn tại của doanh nghiệp và Branding có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và đội ngũ nhân viên trong công ty.

Qua đó, có thể thấy hai khái niệm này khác nhau về vai trò và mục tiêu mà chúng trực tiếp hướng đến. Tuy nhiên, hai hoạt động này lại có chung mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh và tăng doanh thu.

Mối quan hệ giữa hai hoạt động Branding và Marketing

Dựa vào nhu cầu của thị trường, hoạt động Marketing sẽ giúp tạo nên những giá trị cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của những khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, các hoạt động này còn giúp xúc tiến cho từng sản phẩm, dịch vụ hoặc nhóm sản phẩm, dịch vụ riêng biệt.

Nếu như trước đây marketing chỉ chú ý đến sản phẩm, chiến lược chủ yếu xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm, thì trong những thập kỷ sau của thế kỷ 21, các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi đầu trong việc cải tiến mô hình marketing và quản trị lấy thương hiệu làm trung tâm của chiến lược.

Một chiến lược Marketing chuyên nghiệp sẽ thu hút nhiều người tiếp cận đến thương hiệu của doanh nghiệp. Một chiến lược Branding độc đáo sẽ giúp người tiêu dùng trở thành người bạn đời lâu năm của doanh nghiệp.

Xem thêm: Để tìm hiểu thêm về digital marketing hiện nay, doanh nghiệp cần hiểu 8p trong marketing là gì.

Kết luận

Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, các nền tảng kỹ thuật số đã trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc Branding thương hiệu của các doanh nghiệp có thể tiến xa hơn. Công cụ Branding online sẽ giúp duy trì hiệu quả việc nhận diện thương hiệu và dễ dàng tiếp cận với khách hàng thông qua các kênh truyền thông tiềm năng trên internet.

Với hoạt động Branding online, các doanh nghiệp đều có thể gia tăng độ phủ của thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này sẽ giúp ích cho việc tăng sự tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và thúc đẩy việc phát triển doanh thu mạnh mẽ.

Hãy liên hệ với On Digitals để có một chiến lược Marketing và Branding chuyên nghiệp và độc đáo cho doanh nghiệp của mình.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận