Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

Chi tiết bài viết

9 tiêu chí đánh giá code web chuẩn SEO năm 2024

Dịch vụ SEO

14/04/2023

29

Code web không chỉ là cơ sở để xây dựng trang web mà còn đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp và người quản trị web nâng cao thứ hạng của mình trên công cụ tìm kiếm. Vậy code web chuẩn SEO là gì? Những tiêu chí nào để đánh giá một website chuẩn SEO. Cùng On Digitals tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Code web chuẩn SEO là gì?

Để tìm hiểu những tiêu chí đánh giá code web chuẩn SEO, trước tiên bạn cần hiểu code web là gì. Code website được hiểu là việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình có sẵn như PHP, HTML, CSS để tạo lập một trang web hoàn chỉnh.

Mỗi một bộ code sẽ có những ý nghĩa và chức năng riêng. Do đó, tuỳ vào mục đích sử dụng mà người lập trình sẽ chọn ra các đoạn mã code sao cho phù hợp với trang web.

Code website chuẩn SEO là quá trình lập trình viên tối ưu các tệp trích xuất HTML và cấu trúc trang web. Từ đó giúp cho bộ máy tìm kiếm tải, đọc và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng, thuận tiện hơn.

Thế nào là code web chuẩn SEO?

Thế nào là code web chuẩn SEO?

Tối ưu web chuẩn SEO là hoạt động tương đối quan trọng trong công đoạn tối ưu Onpage. Để có một website đã được tối ưu, người lập trình cần có chuyên môn sâu về những tiêu chí đánh giá code chuẩn SEO.

Yếu tố của website được đánh giá là code chuẩn SEO

Website sẽ được đánh giá là code chuẩn SEO khi đạt được cả 3 yếu tố quan trọng sau đây:

  • Thân thiện với người dùng: Code web cần đảm bảo tạo ra trang web có giao diện đẹp, nội dung điều hướng người dùng tốt, dễ dàng thao tác trên website. Tốc độ tải web nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian của người đọc. Đồng thời phải thu hút nhằm giữ được chân khách hàng lâu hơn.
  • Thân thiện với bộ máy tìm kiếm: Các đoạn code web phải đảm bảo hỗ trợ bộ máy tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web dễ dàng.
  • Đầy đủ cơ chế quản trị: Trang web chuẩn SEO sẽ có đầy đủ cơ chế quản trị thân thiện. Điều này sẽ giúp admin của website có thể dễ dàng quản lý trang dù không có quá nhiều kinh nghiệm chuyên môn về code web.

Yếu tố đánh giá code web chuẩn SEO

Yếu tố đánh giá code web chuẩn SEO

9 tiêu chí đánh giá Code chuẩn SEO mới nhất 2024

Để đánh giá một website đã đạt đủ 3 yếu tố Code chuẩn SEO hay chưa, bạn nên dựa vào 9 tiêu chí đánh giá sau đây.

Tiêu chí về đường dẫn tĩnh (Permalink)

Một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần xem xét khi xem Code web chính là Permalink. Hay còn được gọi là đường dẫn tĩnh/liên kết vĩnh viễn. Trong suốt quá trình xây dựng và vận hành website thì Permalink không được thay đổi.

Permalink là yếu tố đầu tiên cần xem xét trong code web chuẩn SEO

Permalink là yếu tố đầu tiên cần xem xét trong code web chuẩn SEO

Có 4 vấn đề về Permalink bạn cần đặc biệt chú ý tới khi thực hiện tối ưu Code web:

  • Liên kết có thể chứa www hoặc không
  • Đảm bảo Permalink thân thiện với bộ máy tìm kiếm
  • Tránh sử dụng các URL ở dạng ngắn, có thể sử dụng những ký tự viết tắt thông thường
  • Permalink không chứa các biểu tượng và ký tự đặc biệt

Tiêu chí điều hướng (Navigation Robot.txt)

Website có thể điều khiển bọ tìm kiếm trong quá trình index và crawl dữ liệu thông qua site Robots.txt. Sử dụng Robots.txt còn có thể giúp ngăn chặn hoặc cho phép một sự truy cập đối với các con bọ tìm kiếm trên Google theo cách mà bạn muốn.

Code web chuẩn SEO với file Robots.txt

Code web chuẩn SEO với file Robots.txt

Khi đánh giá tiêu chí điều hướng của website, bạn nên chú ý tới 2 thuộc tính sau:

  • Thuộc tính cho phép (user-Agent): Khai báo cho phép các con bọ tìm kiếm thu thập thông tin từ website.
  • Thuộc tính không cho phép (Disallow): Ngăn chặn bộ máy tìm kiếm truy cập và thu thập dữ liệu website.

Sau khi Code web được tối ưu, bạn cần sử dụng linh hoạt và hợp lý site Robot.txt nhằm quản lý quá trình thu thập thông tin của các con bọ tìm kiếm trên website của mình.

Tiêu chí về cấu trúc Sitemap website

Sitemap là tiêu chí đánh giá không thể thiếu đối với các trang web có cấu trúc dữ liệu phức tạp. Khi thiết lập sitemap, quá trình tìm kiếm, index dữ liệu, lập chỉ mục cho hệ thống nội dung sẽ được diễn ra nhanh chóng. Google từ đó cũng sẽ dễ dàng phân loại thông tin và hiểu rõ hơn nội dung trên website của bạn.

Tối ưu Sitemap website để Google hiểu rõ nội dung trang web 

Tối ưu Sitemap website để Google hiểu rõ nội dung trang web 

Có 3 yếu tố chính bạn cần chú ý khi tối ưu cấu trúc Sitemap website:

  • Bố cục của sitemap (Layout): Các file riêng biệt, khác nhau như Post, Tag, Page hay Category,.. trên website cần được phân chia rõ ràng. Các nhóm sản phẩm cũng cần được phân loại để bộ máy tìm kiếm hiểu rõ nội dung và dễ dàng index dữ liệu.
  • Độ ưu tiên (Prio): Trên bố cục website luôn có 2 phần chính là trang đích (Landing Page) và các nội dung vệ tinh. Đối với các nội dung chính và quan trọng, bạn cần thiết lập chế độ ưu tiên phù hợp nhằm tăng hiệu suất crawl dữ liệu của bọ tìm kiếm.
  • Thiết lập lịch cập nhật bài viết mới (Calendar Sitemap): Để đảm bảo quá trình index dữ liệu của trang web được diễn ra liên tục thì cần đặt lịch cập nhật tự động. Cấu hình của sitemap luôn phải ở trạng thái đặt lịch update bài viết mới, thay đổi mới trong sơ đồ website.

Đánh giá tốc độ tải trang

Theo các khảo sát trước đây, nếu tốc độ tải trang kéo dài quá 10 giây sẽ khiến người dùng trở nên mất kiên nhẫn và lựa chọn thoát trang. Điều này sẽ làm tỷ lệ thoát trang tăng cao. Đồng thời làm giảm thời gian người dùng đọc bài viết. Đây đều là những tín hiệu không tốt, có ảnh hưởng tiêu cực đến việc xếp hạng trang web.

Tối ưu tốc độ tải trang 

Tối ưu tốc độ tải trang 

Bạn nên chú ý tới những chi tiết sau để có thể cải thiện tốc độ tải trang khi thiết lập code web chuẩn SEO:

  • Các đoạn code thừa: Các đoạn code thừa, không có ý nghĩa nên được tinh lọc. Cần đảm bảo source gọn nhẹ để quá trình index dữ liệu được diễn ra thuận lợi. Đừng quên sử dụng hợp lý các phương pháp tối ưu code như CSS nội tuyến và ngoại tuyến.
  • DNS – hệ thống phân giải tên miền: Hosting Server phải đảm bảo tính ổn định của tốc độ truyền dẫn và khả năng xử lý thông tin.
  • JQUERY: Đây là một dạng hiệu ứng website. Chúng có công dụng giúp cho trang web của bạn trở nên đẹp mắt, sinh động và thu hút người đọc hơn. Tuy nhiên, lạm dụng JQUERY sẽ làm giảm tốc độ tải trang. Do đó, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn kỹ trước khi sử dụng loại hiệu ứng này.
  • Flash: Bọ tìm kiếm của Google không thể đọc được các Flash có dạng đuôi .sfw. Dạng file nén này cũng có dung lượng tương đối nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tải trang. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng Flash trong quá trình tối ưu code website.

Tiêu chí về Heading cứng trên trang

Thông thường, bố cục website sẽ được chia thành 2 phần chính là tĩnh và động. Những yếu tố trong phần động có thể thay đổi. Còn trong phần tĩnh, các nội dung sẽ được cố định trên trang, chẳng hạn như Header, Navbar, Sidebar, Footer…

Khi tối ưu Heading, bạn nên thực hiện chuẩn hóa theo form mẫu ngay từ đầu để tạo tính đồng nhất, tránh chất lượng trang web bị giảm đi. Điều này sẽ hỗ trợ công cụ tìm kiếm truy xuất dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tối ưu Heading cứng 

Tối ưu Heading cứng 

Một số yếu tố bạn cần lưu ý sau đây khi tối ưu phần Heading:

  • Mỗi nội dung chỉ nên có 1 Heading 1 duy nhất, ngắn gọn nhưng thể hiện được ý chính của trang
  • Mỗi trang nội dung nên có ít nhất 2 Heading 2
  • Nội dung nên được phân chia vào Heading 3, 4, 5 nhằm bổ nghĩa cho các Heading lớp trên

Tối ưu khung soạn thảo cho Admin (Frame Editor)

Tối ưu khung soạn thảo cho Admin sẽ đảm bảo yếu tố cơ chế quản trị trong phần Code web. Nên thiết lập bộ khung này dựa trên tiêu chí hỗ trợ Admin và các cộng tác viên có thể quản lý nội dung bài viết trên website một cách dễ dàng.

Tối ưu khung soạn thảo để quản lý nội dung bài viết 

Tối ưu khung soạn thảo để quản lý nội dung bài viết 

Khi tối ưu khung soạn thảo bạn cần lưu ý:

  • Định dạng: Định dạng nên được tối ưu để nội dung có tính thống nhất và thẩm mỹ.
  • HTML: Sau khi định dạng khung văn bản phù hợp, người làm SEO sẽ dễ dàng tối ưu nội dung. Từ đó cho phép bổ sung thêm phần edit HTML cho bài viết.
  • Insert Media: Chức năng này cần được tối ưu nhằm hỗ trợ quản trị viên trong quá trình chèn tệp hình ảnh và video vào nội dung.
  • Insert form: Đây là phần sẽ giúp hỗ trợ Admin chèn các link giúp điều hướng Google Spider.

Đánh giá biểu mẫu liên kết (Link Siger)

Internal link và external link là những phần quan trọng trong quá trình SEO. Tối ưu triệt để hai dạng liên kết này sẽ giúp người dùng có thể phân biệt rõ phần văn bản thường và văn bản có chứa liên kết.

Tối ưu liên kết link

Tối ưu liên kết link

Hai kiểu thuộc tính bạn có thể sử dụng là:

  • CSS định dạng liên kết: Đây là thuộc tính hỗ trợ định dạng các thông số như màu liên kết khác nhau của văn bản. Ngoài ra, thuộc tính này sẽ định dạng thêm các yếu tố khác như hiệu ứng Hover, Underline cho văn bản liên kết.
  • Thuộc tính liên kết ATTRIBUTES: Đây là thuộc tính giúp điều hướng liên kết dofollow và nofollow cho toàn bộ hệ thống liên kết tĩnh cho website. Mục đích chính là giúp tập trung nhiều sức mạnh hơn vào các landing page cần tối ưu.

Tiêu chí về bố cục giao diện của website

Bố cục trang web cần có tính logic để có thể điều hướng người dùng một cách tự nhiên, hiệu quả. Quá trình code web chuẩn SEO nên được thực hiện ngay từ bước này để dễ dàng cho việc quản trị website về sau.

Tối ưu giao diện website 

Tối ưu giao diện website 

Website có bố cục và giao điện đẹp cũng là một trong những yếu tố thu hút người dùng click và ở lại trang web lâu hơn. Do đó, hình ảnh website cũng được xem là tiêu chí đánh giá độ chuyên nghiệp của chủ sở hữu trang web.

Một số tiêu chí khác

Ngoài những tiêu chí được kể ra ở trên, người làm code web cũng cần phải để mắt thêm tới một vài yếu tố như:

  • Analytics: Cho phép trình thống kê tương tác người dùng của Google được kiểm soát hoạt động.
  • Favicon: Đây là một biểu tượng nhỏ, có đặc điểm nhận diện và là hình ảnh đặc trưng cho thương hiệu. Nên tạo biểu tượng ý nghĩa, dễ gây ấn tượng với người xem.
  • Ngôn ngữ: Thiết lập hệ ngôn ngữ mặc định của trang web.
  • Social: Thiết lập các hộp thoại dạng likebox, share, comment để người dùng có thể tương tác qua lại với website.
  • Doctype: Dùng để khai báo cho bộ máy tìm kiếm về ngôn ngữ mặc định và ngôn ngữ lập trình của web.
  • Encoding: Tối ưu Encoding sẽ đảm bảo quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác. Code web chuẩn SEO cần có quá trình xử lý thông tin hoạt động ổn định và Encoding chính là yếu tố quyết định điều đó.

Xem thêm: Cách crawl data phù hợp để cải thiện hiệu suất trang web.

Lời kết

Bạn có thể dựa vào những yếu tố đánh giá Code web chuẩn SEO mà chúng tôi cung cấp ở trên để tự đánh giá website của mình. Website có Code chuẩn SEO sẽ hỗ trợ bộ máy tìm kiếm dễ dàng xếp hạng trang web hơn.

Truy cập vào On Digitals để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung và liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về các dịch vụ digital marketing của chúng tôi.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận